Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn Gram dương, có vỏ chiết quang, thường xếp lại thành cặp hay thành chuỗi. Có hơn 80 týp, các typ hay gây bệnh nhất là typ 1, 3, 4, 7, 8 và 12. Các typ 6, 14, 19 và 23 có thể gây viêm phổi ở trẻ con, ít khi gây bệnh ở người lớn.
Theo các nghiên cứu, có 7% người khoẻ mạnh có liên cầu khuẩn phổi ở miệng và ở họng. Bệnh đặc biệt nặng ở trẻ nhỏ và người già, ở người bị suy giảm miễn dịch thể dịch và ở người bị cắt lách. Người là nguồn chứa vi khuẩn.
Dịch tễ học
Bệnh được gặp ở mọi nơi trên thế giới, nhất là vào mùa đông và mùa xuân. Ớ Pháp, mỗi năm có khoảng 120.000 người mắc, trong đó 20.000 phải nằm viện, khoảng 10.000 tử vong (1/3 là người 50-60 tuổi; 2/3 là người trên 70 tuổi). Đôi khi thành dịch ở các tập thể.
Thể lâm sàng
VIÊM PHổI (xem bệnh này): viêm phế quản-phổi ngày một thay dần viêm phổi thuỳ.
VIÊM MÀNG NÃO: có thể nguyên phát hay thứ phát sau viêm tai (chọc dò tủy sống nếu có nghi ngờ).
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN CẤP.
VIÊM PHÚC MẠC: đường vào thường là đường sinh dục (cổ chướng, ung thư gan, hội chứng thận hư).
NHIỄM KHUẨN HUYẾT: đặc biệt hay gặp ở người bị suy giảm miễn dịch hay bị cắt lách.
VIÊM TAI GIỮA CẤP: ở trẻ còn bú mẹ, trẻ nhỏ, viêm xương chũm, viêm xoang.
VIÊM KHỚP: hiếm gặp.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Có nhiều typ huyết thanh, xác định tức thời bằng cách thấy vỏ vi khuẩn phồng lên trong huyết thanh thỏ có chứa kháng thể đặc hiệu (phản ứng Neufeld).
Điều trị
Các penicillin (benzyl penicillin hay ampicillin) là các kháng sinh hàng đầu; nhưng càng ngày càng hay gặp các chủng kháng thuốc; sau vài năm đã từ 1% lên 10% (50% ở một vài vùng). Khi đó phải dùng tetracyclin, erythromycin hay cotrimoxazol. Nhiều nước đã có các chủng kháng lại nhiều thuốc.
Tiên lượng: vaccin polysaccharid vỏ của 14 typ huyết thanh hay gặp nhất (Vacxin Pneumo 14 Merieux). Miễn dịch xuất hiện sau 3 tuần và tồn tại 3 năm. Tiêm phòng có ích đối với người có nguy cơ cao (người già, người được ghép tạng, mắc bệnh Hodgkin, trẻ con bị cắt lách).
Đã bình thường là loại da rất mịn màng, mát dịu, nhìn không rõ lỗ chân lông, trên da không có những chấm nâu hoặc đen. Đối với loại da này việc chăm sóc không có gì đặc biệt chỉ nên lau rửa luôn bằng khăn bông mềm với nước lạnh, sau đó dùng hai bàn tay xoa rửa nhẹ nhàng với nước.
Tốt nhất là úp mặt vào chậu nước rồi dùng cả bàn tay xoa nhẹ nhàng khắp vùng mặt 5 phút. Sau đó lau bằng khăn bông khô mềm, rồi dùng hai tay khô xoa nhẹ nhàng khắp khuôn mặt. Ngoài ra, muốn giữ cho da được tốt mãi có thể tự chế loại kem sau để dưỡng da:
Lòng đỏ trứng gà 1 cái
Mật ong 1 thìa cà phê
Sữa ong chúa 10 giọt
Hoặc là :
Lòng đỏ trứng gà 1 cái
Nửa quả cam hoặc chanh vắt nước khuấy đều và cho thêm 1 thìa cà phê dầu a-mang-đo-de.
Dùng tay thoa đều một trong hai loại kem đó lên mặt, khoảng 30 phút sau rửa lại bằng nước lạnh có pha vài giọt nước hoa hồng.
Bạn nên làm dưỡng da mặt vào tối thứ 7 hàng tuần trước khi đi ngủ. Sau một thời gian bạn sẽ thấy da mặt tươi, đẹp hơn.
CHĂM SÓC DA MẶT NHỜN
Người có da mặt nhờn là mặt lúc nào cũng bóng loáng như bôi một lớp mỡ mỏng. Vì thế nên da dễ bị bắt bụi, mặt chóng bẩn. Da mặt nhờn có lỗ chân lông mở rộng, tuyến bài tiết nhiều chất mỡ, những nốt lấm chấm đen do lỗ chân lông bị bịt kín và ngay ở lỗ chân lông có một lông queo làm bít lối bài tiết của lỗ chân lông, lâu ngày những chất nhờn dính lại như keo đặc làm thành những điểm đen nhờ nhờ.
Muốn da khỏi bị nhờn do tuyến bài tiết quá nhiều cần thường xuyên rửa kỹ mặt, ngày 3 lần : sáng, trưa, tối. Buổi tối trước khi đi ngủ rửa sạch mặt, sau đó dùng bông tẩm loại kem tự chế sau đây bôi lên mặt 30- 45 phút, xoa bóp đều cả mặt và cổ, rửa sạch bằng nước ấm, sau đó rửa lại bằng nước lạnh :
Lòng trắng trứng gà 1 cái
Mật ong 1 thìa cà phê
Sữa ong chúa 10 giọt
hoặc
Lòng trắng trứng gà 1 cái Nước chanh vắt 1/2 quả
Trong trường hợp da mặt nhám, có nhiều keo bẩn và bụi dính vào lỗ chân lông thì trước hết phải dùng khăn bông mềm tẩm nước nóng rửa sạch mặt, hoặc dùng bình phun có áp lực xịt nước nóng ấm vào mặt để làm trôi các bụi bẩn, keo dính ở khắp các lỗ chân lông. Sau đó dùng dung dịch: nước cất hoa bưởi 5 ml, nước chè xanh loãng 20 ml, tinh dầu bạc hà 5 giọt thấm lau mặt để da se trở lại, các lỗ chân lông không mở quá to.
Sữa Ong Chúa Tươi
Với bạn có da mặt nhờn khi trang điểm không nên đánh kem lót nhờn nữa.
Da nhờn rất dễ bị mụn trứng cá, người có da nhờn cần rửa mặt thường xuyên, dùng xà phòng ít chất béo để rửa mặt và cần lau mặt chà xát kỹ để bụi bặm khói xe ở lỗ chân lông bong đi.
Kiêng ăn các loại dầu mỡ, thức ăn rán xào, bơ, chocolat. Ăn ít các gia vị, chất ngọt nhưng cần ăn nhiều rau tươi, hoa quả, uống nước nhiều. Sáng dậy nên uống 1 cốc nước ấm để được nhuận tràng.
Mỗi tuần 1 lần vào tối thứ 7 nên tẩm lên mặt và cổ dung dịch :
Nước cam vắt 1 thìa canh
Nước chanh vắt 1/2 quả
Nước hoa hồng 1 thìa cà phê
Khoảng 20- 30 phút sau lấy khăn bông mềm lau khô toàn da mặt và rửa nhẹ nhàng. Nước cam chanh có tác dụng tẩy sạch chất nhờn.
Cần làm việc vừa phải, tránh làm việc mất sức gây căng thẳng thần kinh. Không thức quá khuya, không nên uống trà đặc, cà phê, hút thuốc lá, không nên uống nhiều đường quá và nên ăn uống điều độ.
Tập thể dục đều đặn ở nơi có không khí trong lành.
CHĂM SÓC DA MẶT KHÔ
Da khô do phải thường xuyên tiếp xúc với điều kiện và môi trường khí hậu làm da bị bốc hơi nước nhanh và liên tục như làm việc dưới ánh nắng mặt trời, hơi nóng trong hầm than, lò nấu thép, nấu gang, gió cát nóng, gió lào. Những bạn nghiện rượu nặng cũng có thể bị da khô.
Da khô có thể do sự teo đét của các tuyến bài tiết của da. Bị bệnh mãn tính đường ruột, gan, mật, thiếu máu, thận… hoặc những bệnh cấp tính như ỉa chảy, nôn oẹ do thai nghén nhiễm chì, thạch tín đều có thể làm teo đét các tuyến bài tiết của da.
Phụ nữ có da mặt khô thường mất đi vẻ đẹp tự nhiên quý giá.
Vì vậy, để chăm sóc da khô cần chú ý mấy điểm sau: nếu do bệnh lý cần đi khám và điều trị cho khỏi bệnh chung của cơ thể như ruột, gan thận… đồng thời cần bồi dưỡng cho da luôn luôn tươi tán mịn màng bằng loại kem sau :
Lòng đỏ trứng gà Mật ong Sữa ong chúa Dầu lạc
Nên xoa bóp mặt và cổ đều đặn hàng đêm trước khi đi ngủ 30- 45 phút, sau rửa sạch bằng nước ấm rồi nước lạnh.
Ngoài ra, không nên rửa mặt nhiều, chỉ rửa mặt khi cần thiết vì sẽ làm da khô thêm do lớp màng mỏng axit béo bị trôi đi khi rửa mặt.
Chỉ nên dùng loại xà phòng tốt (loại chứa nhiều chất béo và có ít kiềm) để rửa mặt tối đa ngày hai lần.
Tránh tắm nắng dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè, tránh vào hầm lò, không nên đi trên bãi cát nóng bỏng vào buổi trưa, không tắm bằng nước quá nóng và liên tục. Khoảng 3-4 giờ nên tẩm nước lên da mặt bằng khăn tay sạch hoặc dùng bình phun lỗ nhỏ xịt nhẹ nước có pha một vài giọt nước hoa hồng lên mặt thì tốt nhất. Nếu có điều kiện vài ngày một lần, sau khi đã rửa sạch mặt đắp lên mặt một trong các loại kem tự chế sau :
Nước ép dâu tây
Ruột dưa chuột giã nhuyễn hoặc cắt từng khoanh
Hoặc :
Cà rốt giã nhuyễn Sữa bò tươi Nước vo gạo
Sau 30- 40 phút dùng bông thấm nước sạch lau da mặt.
CHĂM SÓC DA MẶT HỖN HỢP
Da hỗn hợp là kiểu da rất phức tạp khi vùng trán, mũi và cằm rất nhờn mà hai bên má, xương quai hàm lại rất khô. Vì vậy, bạn rất dễ bị nổi mụn cám, mụn đầu đen hay lỗ chân lông lớn ở những vùng da nhờn. Trong mùa đông, những vùng da khô lại đồng loạt biểu tình tróc vảy và nổi mẩn đỏ.
Bạn nào có da mặt hỗn hợp thì việc bổ dưỡng rất phức tạp. Nếu da mặt hỗn hợp thì ở mũi, càm, trán hay bị nhờn, còn các chỗ khác lại bị khô.
Muốn điều trị loại da này phải dùng những loại kem riêng.
Vài ngày một lần có thể dùng ruột dưa chuột tươi thái lát mỏng hoặc giã nhuyễn đắp lên mặt 10- 15 phút, sau đó rửa mặt thật sạch, bằng xà phòng hoặc trộn lẫn 1 lòng đỏ trứng gà với một thìa càphê mật ong bôi lên mặt sau 30 phút rửa sạch mặt lau khô.
Ngoài cách chăm sóc da mặt hàng ngày trên bạn cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày.
Tìm không gian thư giãn: sau một ngày học tập và làm việc vất vả bạn trở về nhà trong một mớ hỗn độn việc nhà và đống bài tập. Đừng quá vùi đầu vào nó mà quên đi các biện pháp giúp tinh thần và làn da thư giãn. Rất đơn giản là bạn có thể tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, nghe nhạc và lắc lư theo điệu nhạc, khi tắm có thể thêm các động tác massage làn da để làn da được “thở”. Nếu có thời gian hơn, bạn hãy đến một nơi có không gian yên tĩnh, trong lành và thư giãn để giải tỏa được stress,…
Ngủ đủ giấc : Cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày là cách chăm sóc da mặt tốt nhất, không nên thức khuya vì nó sẽ làm rối loạn sự tảo đổi chất của da, nhất là da mặt khiến da trở nên khô, sần sùi, thiếu sinh khí lúc nào cũng nhợt nhạt,…
Không nên và hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích: vì nó kích thích trí não cũng như làn da phải làm việc, đồng thời nếu sử dụng thường xuyên chúng làn da của bạn sẽ nhanh chóng bị lão hóa hơn, làn da đầy những đốm nâu xấu xí, cảm giác lúc nào cũng xám xịt,..Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, dễ gây các căn bệnh về tim mạch, đường hô hấp,…
Hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính,…liên tục trong ngày. Bởi việc tiếp xúc này khiến lỗ chân lông to ra, trông xấu xí và dễ bị mụn hơn. Không những thế, nó còn gây kích thích đối với bộ não khiến chúng ta dễ bị đau đầu, dễ bị khô mắt,…
Tập thể dục thể thao hàng ngày: vận động thể lực không những giúp bạn có thể lực tốt hơn, nâng cao sức đề kháng mà còn làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, thúc đẩy chăm sóc da từ sau bên trong, tăng sức đàn hồi cho làn da khỏe hơn.
Ăn đủ chất: đặc biệt tăng cường bổ sung các chất vitamin cho cơ thể: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống sữa hằng ngày,…Các bạn cũng có thể dùng các loại trái cây này (cà chua, đu đủ, cà rốt,…) thành hỗn hợp làm mặt nạ để đắp lên mặt, đảm bảo sẽ vô cùng hiệu quả đấy.
Da mặt lý tưởng là làn da trắng hồng, mịn màng, không có vết mụn, tàn nhang…Bạn muốn để cho da mặt tốt thì không nên lạm dụng kem, phấn trắng và phấn má hồng, vì các thứ này ngăn cản sự hô hấp của da, đẩy nhanh quá trình lão hoá làn da làm cho da chóng nhăn nheo, cằn cỗi. Da mặt phải luôn luôn thật sạch để da hô hấp tốt. Không gì nguy hại cho da khi suốt ngày hết bôi kem lại đánh phấn. Có lúc đi về quên rửa mặt hoặc rửa mặt không kỹ, hoặc ban đêm lại dùng kem dưỡng da khi ban ngày đã đánh phấn vì như vậy da mặt của bạn không có lúc nào để mà hô hấp.
Kétoprofène là thuốc kháng viêm không stéroide thuộc nhóm propionique, dẫn xuất của acide arylcarboxylique. Có tác dụng kháng viêm, chống đau, hạ sốt. Ức chế tổng hợp prostaglandine, ức chế sự kết tập tiểu cầu.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu:
Hấp thu nhanh, nồng độ huyết thanh tối đa đạt sau 60 – 90 phút. Phân phối:
Thời gian bán hủy huyết thanh trung bình là 1,5-2 giờ. Liên kết 99% với protéine huyết tương. Khuếch tán vào hoạt dịch và tồn tại kéo dài tại đó với nồng độ cao hơn nồng độ huyết thanh sau giờ thứ tư. Thuốc qua được hàng rào nhau thai.
Chuyển hóa:
Biến đổi sinh học của kétoprofène xảy ra theo 2 cơ chế: một phần nhỏ được hydroxyl hóa, phần lớn liên hợp với acide glucuronique. Dưới 1% liều dùng được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng không thay đổi, trong lúc 65-75% dưới dạng liên hợp glucuronique.
Thải trừ:
5 ngày sau khi dùng thuốc, 75-90% liều dùng thải trừ bởi thận và 1-8% qua phân.
Bài tiết rất nhanh, chủ yếu qua đường niệu (50% liều dùng được bài tiết trong nước tiểu trong vòng 6 giờ, bất kể đường dùng thuốc).
Ở người lớn tuổi:
Sự hấp thu không thay đổi, nhưng thời gian bán hủy thải trừ kéo dài và giảm sự thanh thải toàn phần phản ánh sự chuyển hóa bị chậm lại.
Ở người suy thận:
Có sự giảm độ thanh lọc huyết tương và gia tăng thời gian bán hủy thải trừ.
CHỈ ĐỊNH
Điều trị dài hạn các triệu chứng trong:
Viêm thấp khớp mãn tính, chủ yếu viêm đa khớp dạng thấp, viêm cứng khớp cột sống, hoặc các hội chứng tương tự như hội chứng Fiessinger-Leroy- Reiter và thấp khớp trong bệnh vẩy nến.
Bệnh cứng khớp gây đau và tàn phế.
Điều trị ngắn hạn các triệu chứng trong các cơn cấp tính của các bệnh:
Bệnh thấp khớp ngoài khớp (đau vai cấp tính , viêm gân …).
Viêm khớp vi tinh thể.
Thoái khớp.
Đau lưng, đau rễ thần kinh trầm trọng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tuyệt đối:
Dị ứng đối với kétoprofène và các chất có tác dụng tương tự: có ghi nhận một vài bệnh nhân bị lên cơn suyễn, nhất là những người dị ứng với aspirine.
Loét dạ dày-tá tràng tiến triển
Suy thận nặng, suy gan nặng
Trẻ em dưới 15 tuổi
Phụ nữ có thai (3 tháng cuối thai kỳ) và cho con bú: xem phần “Lúc có thai và Lúc nuôi con bú”.
Tương đối:
Thuốc chống đông đường uống, các kháng viêm không stéroide khác, kể cả salicylate liều cao, heparine (đường ngoài tiêu hóa), lithium, methotrexate liều cao > 15 mg/tuần, ticlopidine: xem phần Tương tác thuốc.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG
Bệnh nhân bị suyễn kèm theo viêm mũi mãn tính, viêm xoang mãn và/hoặc polyp mũi, khi dùng aspirine và/hoặc thuốc kháng viêm không steroide, có nguy cơ dị ứng cao hơn những người khác. Việc dùng thuốc cho những người này có thể dẫn tới cơn suyễn
Do các biểu hiện ở dạ dày-ruột có thể mang tính trầm trọng, nhất là ở các bệnh nhân đang điều trị với thuốc chống đông máu, cần đặc biệt theo dõi sự xuất hiện các triệu chứng đường tiêu hóa ; trường hợp xuất huyết tiêu hóa, ngưng điều trị
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Tiền sử loét dạ dày-tá tràng.
Khi bắt đầu điều trị, phải theo dõi kỹ thể tích bài niệu và chức năng thận ở những bệnh nhân suy tim, xơ gan, thận hư, bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu, suy thận mãn và đặc biệt ở người lớn tuổi
Cẩn thận nên giảm liều ở người lớn tuổi
Lưu ý người lái xe và vận hành máy móc: vì có thể bị choáng váng
Trong trường hợp điều trị dài ngày, cần theo dõi công thức máu, chức năng gan và thận.
LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ
Lúccóthai:
Ở người, chưa ghi nhận trường hợp dị dạng nào do dùng thuốc. Tuy nhiên, cũng cần phải làm thêm nhiều khảo sát dịch tễ học để xác nhận hoặc phủ nhận điều này.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tất cả các thuốc ức chế tổng hợp prostaglandine đều có thể gây độc hại trên tim, phổi và thận đối với bào thai, nguy cơ kéo dài thời gian chảy máu ở mẹ và con vào cuối thai kỳ ; do đó chống chỉ định dùng các thuốc kháng viêm không stéroide ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Lúc nuôi con bú:
Các kháng viêm không st roide qua được sữa mẹ ; nên thận trọng không dùng ở phụ nữ cho con bú.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Không nên phối hợp:
Thuốc chống đông máu đường uống: tăng nguy cơ xuất huyết do ức chế sự kết tập tiểu cầu và tấn công niêm mạc dạ dày của các thuốc kháng viêm không stéroide.
Nếu cần thiết kết hợp, phải theo dõi chặt chẽ về mặt lâm sàng và sinh học.
Các kháng viêm không stéroide khác (kể cả các salicylate ở liều cao): tăng nguy cơ loét và xuất huyết đường tiêu hóa do tác dụng hiệp lực
Heparin (đường ngoài tiêu hóa): tăng nguy cơ xuất huyết (ức chế sự kết tập tiểu cầu và tấn công niêm mạc dạ dày-tá tràng bởi các kháng viêm không stéroide).
Nếu cần thiết phải kết hợp, phải theo dõi chặt chẽ về mặt lâm sàng (và sinh học đối với heparin không phân đoạn).
Lithium (đối với diclofenac, k toprofène, indomethacine, phenylbutazone, piroxicam): tăng lithium huyết, có thể đạt đến các giá trị gây độc, do giảm bài tiết lithium qua thận.
Nếu cần phải dùng chung, cần theo dõi chặt chẽ lithium huyết và điều chỉnh liều trong và sau khi ngưng điều trị với thuốc kháng viêm không stéroide.
Méthotrexate (dùng liều cao > 15 mg/tuần): tăng độc tính trên máu của méthotrexate, do giảm thanh thải thận và bị các kháng viêm không stéroide thay thế trong liên kết với protein huyết tương.
Chỉ định cho dùng ketoprofène trước và sau khi dùng methotrexate, đều phải giữ khoảng cách ít nhất 12 giờ.
Ticlopidin: gia tăng nguy cơ xuất huyết do hiệp lực tác dụng kết tập tiểu cầu.
Nếu cần thiết phải kết hợp, phải theo dõi chặt chẽ về mặt lâm sàng và sinh học (bao gồm cả thời gian chảy máu).
Thận trọng khi phối hợp:
Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế angiotensine II: nguy cơ suy thận cấp ở bệnh nhân bị mất nước (giảm thanh lọc vi cầu thận do giảm tổng hợp prostaglandine thận). Hơn nữa, làm giảm hiệu quả của thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế angiotensine Cho bệnh nhân uống nhiều nước, theo dõi chức năng thận trong thời gian đầu điều trị.
Méthotrexate sử dụng liều thấp (< 15 mg/tuần): tăng độc tính trên máu của méthotrexate, do giảm thanh thải ở thận và bị các kháng viêm không stéroide thay thế trong liên kết với protein huyết tương.
Kiểm tra huyết đồ hàng tuần trong các tuần lễ đầu điều trị phối hợp. Tăng cường theo dõi trong trường hợp suy giảm chức năng thận (dù nhẹ), và người lớn tuổi.
Pentoxifylline: tăng nguy cơ xuất huyế Theo dõi chặt chẽ về lâm sàng và kiểm tra thường xuyên hơn thời gian chảy máu.
Lưu ý khi phối hợp:
Thuốc chẹn bêta do ngoại suy từ indomethacine: giảm hiệu lực chống cao huyết áp do kháng viêm không stéroide ức chế prostaglandine giãn mạch.
Ciclosporine: nguy cơ thêm tính độc với thần kinh, nhất là ở người lớn tuổi.
Dụng cụ tử cung: có thể làm giảm hiệu quả.
Thuốc làm tan cục máu đông: tăng nguy cơ xuất huyết.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Ở đường tiêu hóa: khó chịu vùng dạ dày-ruột, đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy (khi bắt đầu điều trị). Các tác dụng phụ nặng nhất là: loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột (sau khi điều trị kéo dài).
Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
Phản ứng quá mẫn ở da (nổi ban, mề đay, ngứa) và đường hô hấp (suyễn, nhất là những người dị ứng với aspirine và các kháng viêm không stéroide khác), rất hiếm trường hợp phù Quincke và sốc phản vệ..
Giảm nhẹ hồng cầu ở người bị thiếu máu, một vài trường hợp giảm bạch cầu nhẹ đã được ghi nhận
Một vài trường hợp làm nặng thêm bệnh thận đã bị trước.
Rất hiếm trường hợp gây bệnh da bọng nước.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Liều tấn công: 300 mg (6 viên nang)/ngày, chia làm 2-3 lần. Liều duy trì: 150 mg (3 viên nang)/ngày, chia làm 2 – 3 lần.
Uống Profénid trong bữa ăn. Trong trường hợp bị đau dạ dày, nên dùng thêm thuốc băng dạ dày. Không thấy sự hấp thu của kétoprofène giảm đi khi dùng chung với gel aluminium.
Say nắng là chỉ thời gian chịu tác dụng của nhiệt độ cao và các tia bức xạ nóng, sự điều tiết nhiệt độ cơ thể bị ngăn trở, đây là cách gọi vắn tắt của các trạng thái rối loạn chất điện phân và thủy phân và chức năng hệ thống thần kinh bị tổn hại. Người có bệnh về não, người già yếu và sản phụ có khả năng chịu nhiệt kém rất dễ bị Say nắng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới Say nắng, khi ngồi trong xe có nhiệt độ cao, nếu thông gió kém cũng rất dễ bị Say nắng; khi làm về nông nghiệp hoặc khi làm ngoài trời phải chịu sự chiếu nắng trực tiếp của ánh sáng mặt trời, lại thêm ánh nắng phản chiếu từ mặt đất khiến nhiệt độ không khí càng tăng cao làm màng não bị sung huyết, lớp vỏ não lớn bị thiếu máu dẫn tới hiện tượng Say nắng, nhiệt độ không khí tăng cao càng dễ khiến bị Say nắng; tại nơi công cộng hoặc trong nhà, nếu tập trung đông người, sự tỏa nhiệt tập trung lại, do đó tản nhiệt càng khó hơn.
Trà giúp tăng cường sinh lực và là thứ nước giải khát vào mùa nóng. Do trong nước trà có chứa các chất phenol, các loại đường, nước hoa quả, axit amin và các chất hóa học được sinh ra do sự biến đổi từ nước bọt trong miệng khiến khoang miệng luôn ướt, tạo ra cảm giác mát mẻ. Chất cafein còn có thể điều tiết nhiệt độ cơ thể, chất ở đồ uống trà có thể làm tăng cường sinh lực và làm giải khát trong mùa nóng. Vào mùa hè nóng bức, uống trà nóng còn có tác dụng giải khát hơn bất cứ một thứ đồ uống nào khác, thậm chí nó còn kéo dài thời gian nhiệt độ giảm hơn.
Các loại trà nên sử dụng
Trà giải nhiệt
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Phương trà này được coi như thuốc, do các loại thuốc như ngải xanh, hoạt thạch, lư căn, cam thảo tạo thành. Những vị này gói thành thang thuốc, mỗi gói 50 gam. Mỗi lần dùng lấy 10 gam, đổ nước sôi vào hoặc đun lên. Uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải nóng, chữa khát tăng cường sinh lực, hạ nhiệt trong mùa nóng.
Chú ý: Phương trà này điều trị các bệnh nóng, hay cảm lạnh, sốt.
Trà lá mẫu kinh
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá mẫu kinh non phơi khô 6-9 gam. Đun lên uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt tăng cường sinh lực.
Chú ý: Phương trà này có thể phòng tránh Say nắng.
Say nắng
Trà thanh nhiệt hóa thấp
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lư căn tươi hai cây (cắt nhỏ), trúc như 4,5 gam, sơn tra rang 9 gam, cốc nha sao 9 gam, vỏ quýt 2,4 gam, lá dâu sương 6 gam. Đun nước lên uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt hóa thấp, điều hòa tì vị, thanh lợi đầu mắt.
Chú ý: Phương trà này dùng cho chứng lá lách bị tổn thương do nóng, miệng đắng hoặc khô.
Trà nóng
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ngải xanh 150 gam, thạch cao 120 gam, lá bạc hà 150 gam, cam thảo 30 gam. Những vị thuốc trên đem nghiền nhỏ, trộn đều, gói thành 10 gói. Mỗi lần dùng 1/3 gói, đổ nước sôi vào uống thay trà, mỗi ngày dùng 3 lần.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải nóng, tăng cường sinh lực giải khát.
Chú ý: Phương trà này có tác dụng phòng nóng, chữa Say nắng.
Trà điều tản
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoàng linh 60 gam, xuyên khung 30g, trà tế nha 9 gam, bạch chỉ 15 gam, bạc hà 5 gam, kinh giới 12 gam. Nghiền nhỏ những vị thuốc trên, mỗi lần dùng 5-6 gam, cho thêm nước trà vào.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt.
Chú ý: Phương trà này để chữa phong nhiệt, đau đầu và mắt đau không ngừng.
Trà tam đậu
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đậu đỏ 50 gam, đậu xanh 50 gam, đậu đen 50 gam. Cho ba thứ trên vào nồi. Cho nước vào nấu thành canh, cho một lượng đường thích hợp vào. Uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Giải nhiệt lợi thấp, bổ thận tăng cường sức khỏe.
Chú ý: Phương trà này có tác dụng dưỡng sinh tiêu nóng.
Hạt đậu xanh tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Những điều cần ghi nhớ
Giữa mùa hè nóng nực nên lựa chọn những phương pháp giải nhiệt và chống nắng khoa học, nhằm tránh các bệnh về Say nắng.
Trước tiên nên tạo thói quen chủ động uống nước, vì khi ta cảm thấy khát thì cơ thể đã ở trạng thái thiếu nước rồi. Vì vậy không nên đợi khi khát mới uống nước, nhất định phải bổ sung định kì lượng nước, mỗi ngày sau khi thức dậy vào buổi sáng, khoảng 10 giờ trưa, 3-4 giờ chiều, buổi tối trước khi đi ngủ là “thời gian uống nước tốt nhất”, nên uống 1-2 cốc nước trắng, khi ra mồ hôi nhiều có thể bổ sung một lượng nước muối thích hợp nhằm bổ sung thành phần lượng muối đã mất do cơ thể đổ mồ hôi.
Tiếp đó, nên duy trì ngủ đủ giấc, vì mùa hè ngày dài đêm ngắn, nhiệt độ không khí cao, quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra mạnh mẽ, lượng tiêu hao cũng lớn, dễ cảm thấy mệt mỏi; giữ cho việc ngủ đủ giấc có thể khiến đại não và các bộ phận khác trên cơ thể đều cảm thấy thoải mái, từ đó sẽ có lợi cho công việc và học tập, đây cũng là biện pháp hữu hiệu để đề phòng Say nắng.
Tiếp nữa, chú ý không được ngủ dưới cửa thông gió của điều hòa và quạt điện nhằm tránh bị bệnh do điều hòa hoặc gió độc. Ngoài ra, khi ăn phải thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, chủ yếu dùng những thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, không nên ăn nhiều đồ lạnh, cũng không được uống bia và các đồ uống khác để giải nhiệt, nên ăn nhiều rau và hoa quả tươi.
Địnhnghĩa: tổn thương bẩm sinh trong đó lòng động mạch chủ bị hẹp tại eo, nơi tiếp giáp giữa động mạch chủ ngang và động mạch chủ xuống, ngang động mạch dưới đòn trái và trước mặt ống động mạch.
Tần suất
0,2 – 0,6/1.000 trẻ sinh sống.
Chiếm 5 – 8% các dị tật tim bẩm
Thương tổn kèm theo:
Đơn độc (82%), Thông liên thất (11%), Van động mạch chủ hai mảnh (27 – 46%), Hẹp đoạn xa cung động mạch chủ (50 – 65%), Dị tật tim khác (8%).
II. SINH LÝ BỆNH
Trường hợp hẹp eo ĐMC nặng, đóng ống động mạch sẽ dẫn đến shock tim do hẹp đường thoát thất trái dẫn đến suy tim trái, tăng áp lực nhĩ trái, shunt trái phải qua lỗ bầu dục và phù phổi .
Hậu quả của suy tim trái là suy thận cấp và viêm ruột hoại tử.
Trẻ với hẹp eo ĐMC nhẹ thường không biểu hiện suy tim cấp do tim bù trừ qua các cơ chế:
Phì đại cơ
Tăng thể tích cuối tâm trương
Tăng kích thích hệ thống thần kinh giao cảm
Tạo tuần hoàn bàng hệ.
Tuy nhiên, nếu không sửa chữa kịp thời, phần lớn bệnh sẽ diễn tiến qua suy tim trong vòng 6 tháng đầu đời.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Triệuchứnglâm sàng
Tăng áp chi trên hay giảm tưới máu chi dưới (Tăng huyết áp với khác biệt huyết áp tâm thu chi trên và chi dưới 10 mmHg).
Trẻ sơ sinh có thể gặp bối cảnh cấp tính như sốc tim, trụy mạch
Âm thổi tâm thu dọc bờ trái xương ức
2. Cận lâm sàng
Điện tâm đồ:
Dày thất phải, 2 – 3 tuổi có biểu hiện dày thất trái.
Các đạo trình bên trái đều có sóng T đảo
X-quang tim phổi:
Bóng tim to và tăng tuần hoàn phổi
Dấu số 3 ở cung động mạch chủ.
Dấu khuyết bờ sườn dưới ở các xương sườn
Siêu âm tim:
Khảo sát toàn bộ cung động mạch chủ và các tổn thương phối hợp
Độ chênh áp qua nơi hẹp
CT scan ngực
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nộikhoa
Ở trẻ sơ sinh có suy tim sung huyết nhằm mục đích ổn định huyết động
2. Ngoại khoa
Thời điểm phẫu thuật:
Không có triệu chứng: phẫu thuật trước 18 tháng – 24 tháng.
Đối với hẹp eo ĐMC nặng: phẫu thuật chương trình trong vòng 1 hoặc 2 tuần
Đối với trường hợp suy thất trái, không đáp ứng với prostaglandin: phẫu thuật khẩn
Chỉ định:
HA tăng trên 95% phân vị đối với giới và tuổi
Dày thất trái.
Trường hợp có suy tim ứ huyết ở trẻ sơ sinh phải can thiệp sớm khi tình trạng lâm sàng ổn định
Sơ đồ hướng tiếp cận và điều trị hẹp eo động mạch chủ
(*): Hẹp eo ĐMC kèm theo các dị tật phối hợp như thông liên thất, hẹp đường thoát thất trái… hoặc hẹp eo ĐMC kèm thiểu sản đoạn dài (ĐMC đoạn ngang).
V. THEO DÕI
Biến chứng sớm:
1. Xuấthuyết
2. Tănghuyếtáp nghịch đảo sau mổ
Sớm: tăng độ nhạy cảm của thụ thể áp lực động mạch chủ và động mạch cảnh.
Trễ (48 – 72 giờ): hậu quả của tăng renin và angiotensin tuần hoàn.
Có thể gây viêm mạch mạc treo ruột thứ phát sau phản ứng viêm cấp, gây ra xuất huyết tiêu hóa.
3. Liệt
Tỉ lệ 1,5 – 4%.
Một nghiên cứu thấy có liên quan đến thời gian kẹp động mạch chủ > 49 phút và bất thường động mạch dưới đòn.
Có thể ngăn ngừa bằng cách giảm thời gian kẹp động mạch, hạ thân nhiệt trung bình (34 – 35oC), tăng huyết áp chi trên và hạ huyết áp chi dưới
4. Phình mạch: tăng nguy cơ ở bệnh nhân tạo hình động mạch bằng mảnh ghép, bệnh nhân > 15 tuổi và tái hẹp
Biến chứng muộn:
Tái hẹp
Định nghĩa khi chênh áp sau can thiệp > 20 mmHg
Tăng nguy cơ ở trẻ < 2 – 3 tháng tuổi, < 5 kg
Kỹ thuật tạo miệng nối tận tận có suất độ tái hẹp thấp nhất
Cách dùng: Sắc uống cũng với 3 lát Sinh khương và một quả Đại táo.
Công dụng Thập toàn đại bổ: Ôn bổ khí huyết.
Chủ trị Thập toàn đại bổ: Khí huyết bất túc, hư lao, ho, ăn kém, chân gối mất sức, di tinh, mụn nhọt lở loét không liền, phụ nữ rong kinh, rong huyết.
Phân tích phương thuốc: Trong phương Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo kiện tỳ ích khí. Đương quy, Bạch thược, Thục địa tư dưỡng can huyết. Xuyên khung nhập vào phần huyết mà lý khí, làm cho Đương quy, Thục địa bổ mà không trệ. Nhục quế cay, ngọt, núng dựng trong phương thuốc dưỡng huyết bổ khí có sự ôn vận dương khí, có công năng cổ vũ sự sinh trưởng của khí huyết. Sinh khương, Đại táo hỗ trợ Nhân sâm, Bạch truật nhập vào khí phận để điều hoà tỳ vị. Phối ngũ toàn bài thu được Công dụng ôn bổ khí huyết.
Gia giảm:
Nhân sâm dưỡng vinh thang: Do bài Thập toàn đại bổ bỏ Xuyên khung gia Thêm Ngũ vị tử, Viễn tri, Trần bì, Sinh khương, Đại táo trị chứng hư lao, khó thở, mất ngủ, hồi hộp, hoảng hốt, bàng hoàng, miệng họng khô táo, mụn nhọt vỡ lâu liền.
Thái sơn bàn thạch thang: Do bài Thập toàn đại bổ bỏ Nhục quế, Phục linh; gia Tục đoạn, Hoàng cầm, Sa nhân trị chứng động thai, hồi hộp, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi, vô lực, không muốn ăn uống, lưỡi nhạt, mạch hoạt vô lực. Đề Phòng sảy thai, hoặc trường hợp hay sảy thai, đẻ non thì cách 3 – 5 ngày uống 1 thang, uống liền trong 3 – 4 tháng.
Nếu thể trạng hàn thì tăng Sa nhân, giảm Hoàng cầm.
Nếu thể trạng nhiệt thì giảm Sa nhân, tăng Hoàng cầm.
Nếu người rét, chân tay lạnh thì bội lượng Nhục quế.
Nếu kinh nguyệt ra nhiều gia Thăng ma, A giao, Hạn liên thảo.
Ứng dụng lâm sàng Thập toàn đại bổ: Thập toàn đại bổ hoàn (thang)Chữa suy nhược cơ thể, kinh nguyệt không đều, dọa sảy thai, phụ nữ sau đẻ, người già yếu, người mới ốm dậy.
Thập toàn đại bổ thang Hòa tễ cục phương
Đẳng sâm 16
Bạch truật 12
Bạch linh 12
Cam thảo 6
Đương qui 12
Thục địa 20
Bạch thược 12
Xuyên khung 8
Hoàng kỳ 10
Nhục quế 6
Cách dùng: thang, sắc uống
Giải thích: Đây là bài Bát trân thang (kết hợp Tứ vật thang – gồm Đương quy, Thược dược, Địa hoàng, Xuyên khung với Tứ quân tử thang – gồm Phục linh, Truật, Nhân sâm, Cam thảo) có thêm Quế chi và Hoàng kỳ. Các chứng bệnh mà bài thuốc này trị cũng tương tự như những chứng bệnh của Nhân sâm dưỡng vinh thang, nhưng trong các chứng bệnh của bài thuốc này điều trị còn có chứng ho, cho nên có thể phân biệt được giữa hai bài thuốc
Công dụng: Bổ khí huyết. Thuốc dùng trong các trường hợp thể lực bị suy yếu sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời, ǎn uống không ngon miệng, đổ mồ hôi trộm, lạnh chân tay, thiếu máu. Bài này dùng trị các hư chứng ở thời kỳ toàn thân suy nhược vì những bệnh mạn tính, mục tiêu của bài thuốc này là trị chứng thiếu máu, ǎn uống kém ngon, da khô. Thuốc này không dùng cho những người nhiệt cao và nǎng hoạt động, hoặc những người sau khi dùng thuốc này thì ǎn uống kém ngon, ỉa chảy, sốt.
Bài thuốc này nhìn chung có tác dụng bổ sung những phần hư về khí huyết, âm dương, biểu lý, nội ngoại, và với ý nghĩa có tác dụng toàn diện như thế cho nên bài thuốc này có tên là Thập toàn đại bổ thang.
Bài thuốc này còn dùng cho những trường hợp cả khí lẫn huyết đều hư, người sốt rét, tháo mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, suy nhược sau đẻ, sau phẫu thuật, sau khi bị các bệnh nhiệt, thị lực giảm sau khi bị các chứng bệnh xuất huyết, lòi dom, tràng nhạc, v.v…
Tằm là ấu trùng của một loài côn trùng đã biến thái hoàn toàn. Trứng tằm nở ra ấu trùng, ấu trùng lớn lên, sinh trưởng nhanh và lột xác bốn lần gọi là tằm ngủ.
Lần cuối cùng, tằm trưởng thành có màu trắng hoặc vàng óng, nhả tơ bao bọc toàn thân trong 2 – 3 ngày thành kén, rồi hóa nhộng. Sau 2 – 3 tuần, nhộng lột xác biến thành con ngài, chui ra khỏi kén. Ngài cái sau khi được giao phối với ngài đực sẽ đẻ ra khoảng vài trăm trứng.
Một vòng đời tiếp theo của tằm lại diễn biến như bình thường.
PHÂN BỐ, NƠI SỐNG
Trên thế giới, tằm phân bố ở khắp nơi, có 4 giống là tằm Trung Quốc, tằm Nhật Bản, tằm châu Âu và tằm nhiệt đới.
Ở Việt Nam, tằm đã được nuôi và phát triển từ lâu đời. Hiện nay, đã có nhiều giống tằm tốt, tằm ăn lá dâu là chủ yếu, còn có giống tằm được nuôi bằng lá sắn.
Nghề tằm tơ đã có mấy ngàn năm lịch sử.
BỘ PHẬN DÙNG, THƯ HOẠCH, CHẾ BIẾN
Tằm vôi là tằm chết do nhiễm nấm bệnh, có màu trắng, được thu hoạch quanh năm, nhiều hơn vào mùa xuân, thu, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, có thể sao với cát hoặc tẩm rượu.
Tằm chín là tằm đang làm tơ, màu vàng, cho vào nước sôi, khuấy đến khi màu trắng ngà. Rang nhỏ lửa cho đến khi có mùi thơm, màu vàng nâu. Rồi ngâm tằm với nước gừng để làm mất mùi tanh, sao đến thật khô.
Ngài tằm. Thường dùng con đực bắt vào 5 – 6 giò sáng, vặt cánh, bỏ đầu và chân, phơi hoặc sấy khô.
Ngoài ra, phân tằm, nhộng tằm cũng được sử dụng.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Tằm vôi chứa nhiều protid, lipid, các vitamin A, B2, D, oxalat ammoni, acid amin.
Ngài tằm đực chứa chất methyltestosteron.
Phân tằm chứa protid, histidin, các vitamin, các kích thích tố thực vật.
Nhộng tằm chứa protid, lipid, muối Ca, p, vitamin. Nhiều acid amin quý như leucin, methionin, phenyla- lanin, threonin, arginin, acid glutamic…
CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
Theo các tài liệu cổ, tằm vôi được dùng với tên thuốc là bạch cương tàm, chữa chứng trúng phong, kinh giản, cổ họng đau, khó thở. Liều dùng mỗi ngày 4 – 8g, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Tằm vôi phối hợp với gừng tươi, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống chữa ho.
Dùng ngoài, lấy tằm vôi giã nát, hòa với rượu, hơ nóng, đắp vào gan bàn chân chữa trẻ nhỏ hay khóc về đêm. Nước tằm vôi dùng bôi chữa lở loét, vết đen trên mặt, dùng tắm rửa trị chứng da khô bong vảy.
Tằm chín chữa suy nhược thần kinh, kém tiêu, ngủ ít, di mộng tinh, ít sữa, được dùng dưới dạng viên, phối hợp với một số vị thuốc khác.
Ngài tằm (tàm nga) được dùng dưới dạng bột, uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói chữa chứng đái buốt do lậu, trộn với mật ong để bôi trị cứng lưỡi, khóc không ra tiếng ở trẻ em. (Nam dược thần hiệu).
Ngài tằm đực phối hợp với nhiều vị thuốc bổ dương khác có tác dụng chữa liệt dương.
Phân tằm (tàm sa hay tàm mễ) đem sao nóng, chườm và day tại chỗ chữa tê thấp, ứ huyết, chân tay tê mỏi. Phân tằm sao vàng, tán bột, uống mỗi lần 6 – 12g, có khi hơn, chữa băng huyết.
Dùng ngoài, phân tằm nấu nước tắm chữa mẩn ngứa.
Nhộng tằm (tàm dũng) là một vị thuốc có tác dụng bồi dưỡng, được dùng như thức ăn rất tốt cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh.
BÀI THUỐC
Thuốc bổ Con tằm: Tằm chín (200g) đã chế biến. Lá dâu (500g) vò bỏ cuống và gân lá. Vừng đen (300g) sao cho thơm. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều với mật ong để được một khối bột, rồi làm viên lg. Thuốc có màu đen, mềm, vị ngọt mặn, mùi thơm.
Ngày uống hai lần, người lớn mỗi lần 10 – 20g, trẻ em: 5 – 10g. Dùng sau mỗi bữa ăn, liền trong một tháng.
Thuốc bổ thận, tráng dương: Ngài tằm đực (7 con, sao giòn), tôm he bóc vỏ (20g). Tất cả giã nát, trộn với trứng gà (2 quả), rán hoặc hấp mà ăn trong ngày.
Chữa liệt dương, di mộng tinh: Ngài tằm đực (100g), dâm dương hoắc (60g), ba kích (50g), kim anh (50g), thục địa (40g), ngưu tất (30g), sơn thù (30g), khởi tử (20g), lá hẹ (20g), đường kính (40g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít rượu 40°.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml trước bữa ăn và khi đi ngủ.
Những chất dinh dưỡng mà cơ thể cần có phải toàn diện. Căn cứ vào nhu cầu của những chất dinh dưỡng, năng lượng cơ bản mà chất dinh dưỡng sản sinh ra, tỉ lệ phần trăm thích ứng trong tổng năng lượng là : prôtêin 13 – 17%, chất béo 30 – 35%, chất đường 50 – 55%. Cho nên những chất hoá hợp của prôtêin, mỡ và vitamin đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể loài người.
Ăn kham, do chất dinh dưỡng phiến diện mà làm cho cơ thể không đạt được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cơ thể, dễ dẫn đến các loại bệnh tật. Từ lâu, trong “Nội kinh” đã có luận thuật là trong lục phủ ngũ tạng không được thiên lệch về một cái gì hết. Tất nhiên trong ăn uống thì phải chú ý đến chất, nhưng cũng không yêu cầu phải ăn toàn chất, cũng phải ăn một ít chất tanh để điều tiết khẩu vị, để cho những chất dinh dưỡng được tận dụng nhiều nhất.
Từ xưa đến nay, không ít những bọn vua quan phong kiến, bọn quí tộc cường hào, ngày ngày ăn sơn hào hải vị, nhân sâm yến sào, chất bổ thừa mứa, nhưng trong bọn chúng đã có mấy ai thân cường tuổi thọ đâu ? Rất nhiều người trong bọn họ đã chết non hoặc cũng chẳng sống lâu. Chứng tỏ rằng, đạo ăn uống không phải chỉ là toàn chất bổ, mà là phải khoa học hợp lý.
Trẻ em không nên bỏ bữa ăn sáng.
Tế bào não của con người chỉ có thể thu được năng lượng trong chất dinh dưỡng của đường. Sau một đêm không ăn, mà sáng ra cũng lại không ăn hoặc bữa sáng ăn quá ít, đường không thể bảo đảm cung ứng đủ cho máu, thời gian kéo dài khiến người ta cảm thấy mệt mỏi , kiệt sức, mắt hoa đầu váng, xuất hiện hiện tượng tim đập mạnh, buồn nôn, ngất xỉu v.v…không còn tinh lực dồi dào để học tập và công tác. Bữa ăn sáng nói chung thường là đường, cháo, bánh bao, màn thầu, có điều kiện thì ăn trứng, sữa bò là những thứ có nhiều chất đạm.
Bữa ăn sáng không nên chỉ ăn thức ăn khô.
Từ góc độ sinh lý học mà xét, công năng của đường tiêu hoá thường từ trạng thái ngưỡng chế ban đêm khôi phục đến trạng thái hưng phấn, công năng tiêu hoá kém, khẩu vị không thấy ngon. Nếu lúc này mà ăn những thức ăn thiếu lượng nước thì không dễ tiêu hoá. Ngoài ra sau một đêm ngủ say, cơ thể con người đã ở vào trạng thái mất nước, trong tình trạng cơ thể có nhiều chất chuyển hoá cần bài tiết ra ngoài, cần phải kịp thời bổ sung một lượng nước nhất định, như ăn cháo, uống sữa đậu nành, sữa bò để bổ sung cho tình trạng thiếu nước trong cơ thể.
Bữa sáng mà ăn nhiều thức ăn có hàm lượng nước, còn có thể tăng thêm phần hấp thu dịch thể, mở rộng thành huyết quản, bổ sung lượng máu, tăng nhanh tuần hoàn máu, khiến cho những chất chuyển hoá mới trong cơ thể nhanh chóng được khôi phục đến trạng thái thịnh vượng.
Mùa hè nóng nực không nên quên ăn giấm.
Tục ngữ có câu : “ Mở cửa ra là có bẩy việc: củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà”. Đủ thấy địa vị của giấm trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Ăn giấm không những chỉ tăng thêm phong vị của thức ăn, tăng thêm khẩu vị, những thành phần trong đó như axit axêtic, đường và axit xitric còn là những vật chất là nguồn sinh ra năng lượng mà cơ thể con người cần thiết, và được cơ thể nhanh chóng hấp thu . Cho nên, mùa hè ăn một chút giấm sẽ có lợi cho việc giải trừ mệt nhọc và khôi phục thể lực.
Mùa hè nhiệt độ cao, là thời tiết vi khuẩn sinh sản rất nhanh và rất mạnh, những căn bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá phát sinh tương đối nhiều. Diệt khuẩn trị bệnh chính là bản lĩnh sẵn có của giấm. Các loại vi trùng như vi trùng Salmôn, trực khuẩn ruột già, tụ cầu khuẩn hoá mủ, vi khuẩn kiết lỵ v.v…gặp phải giấm thì chỉ sau nửa tiếng đồng hồ nó sẽ chết. Cho nên mùa hè dùng giấm trong nộm và các loại thức ăn khác, vừa giúp cho khẩu vị được ngon hơn, lại vừa có tác dụng diệt khuẩn trị bệnh. Ngoài ra một số thực vật có bao hàm chất muối axit nitric, như cá mắm, thịt muối, dưa muối v.v…vì trời rất nóng nên vi khuẩn sinh nở rất nhanh, tác dụng của việc vi khuẩn chuyển hoá những chất muối a-xit nitric ở trong đó thành chất muối á a-xit nitric cũng tăng lên. Chất á a-xit nitric này ở trong cơ thể sau khi chuyển hoá có thể chuyển biến thành chất á nitrat amin là chất gây ung thư rất mạnh. Ăn một chút giấm sẽ có tác dụng phân giải chất muối á a-xit nitric này . Những người bị bệnh cảm cúm, bệnh viêm họng uống mật ong có pha một chút giấm vừa phải, cũng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Xin nhớ : mùa hè không nên quên cho trẻ em ăn một chút giấm
ống dung môi: Lidocaine chlorhydrate dung dịch 10% lượng vừa đủ
2 ml
cho 1 đơn vị tiêm bắp 500 mg
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone
500 mg
ống dung môi: Lidocaine chlorhydrate dung dịch 10% lượng vừa đủ
2 ml
cho 1 đơn vị tiêm bắp 1 g
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone
1 g
ống dung môi: Lidocaine chlorhydrate dung dịch 10% lượng vừa đủ
3,5 ml
cho 1 đơn vị tiêm tĩnh mạch 250 mg
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone
250 mg
ống dung môi: Nước cất pha tiêm
5 ml
cho 1 đơn vị tiêm tĩnh mạch 500 mg
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone
500 mg
ống dung môi: Nước cất pha tiêm
5 ml
cho 1 đơn vị tiêm tĩnh mạch 1 g
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone
1 g
cho 1 đơn vị tiêm truyền tĩnh mạch 2 g
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone
2 g
PHỔ KHÁNG KHUẨN
Ceftriaxone là một céphalosporine bán tổng hợp dạng tiêm, có phổ kháng khuẩn rất rộng, có tác dụng diệt khuẩn do ngăn cản sự tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn: ceftriaxone rất bền vững với beta lactamase, kể cả pénicillinase và céphalosporinase. Ceftriaxone có tác dụng trên hầu hết các vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
Loài vi khuẩn không cố định: Staphylococcus epidermis, Bactoroides fragilis, Clostridium perfringens, Pseudomonas aeruginosa.
Loài đề kháng: Streptococcus faecalis, Acinetobacter, Staphylococcus aureus kháng methicilline, Listeria
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Đặc điểm của ceftriaxone là thời gian bán hủy dài khoảng 8 giờ ở người lành mạnh. AUC (diện tích dưới đường cong) sau khi tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp giống nhau. Điều này có nghĩa là độ khả dụng sinh học của ceftriaxone tiêm bắp là 100%. Khi tiêm tĩnh mạch ceftriaxone khuếch tán nhanh chóng vào dịch gian bào và tính diệt khuẩn tại nơi này kéo dài trong suốt 24 giờ.
Thải trừ:
Thời gian bán hủy ở người lớn lành mạnh khoảng 8 giờ. Ở trẻ sơ sinh dưới 8 ngày tuổi và người già trên 75 tuổi, thời gian bán hủy tăng gấp đôi.
Ở người lớn, khoảng 50-60% ceftriaxone được đào thải qua thận dưới dạng không chuyển hóa ; 40 – 50% còn lại đào thải qua mật và bị vi khuẩn đường ruột biến đổi thành dạng không tác dụng. Ở trẻ sơ sinh, 70% ceftriaxone được đào thải qua thận. Ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thận hay gan, dược động học ceftriaxone chỉ bị ảnh hưởng rất ít và thời gian bán hủy tăng ít. Nếu suy giảm chức năng thận, việc đào thải qua mật tăng lên, ngược lại, nếu suy giảm chức năng gan, việc đào thải qua thận sẽ tăng lên.
Gắn kết với protéine:
Ceftriaxone được gắn kết thuận nghịch với albumine, sự gắn kết giảm khi nồng độ tăng.
Thí dụ:
Nồng độ thuốc trong huyết tương < 100 mg/l ; tỷ lệ gắn kết là 95%. Nồng độ thuốc trong huyết tương 300 mg/l ; tỷ lệ gắn kết là 85%.
Do lượng albumine thấp, tỷ lệ ceftriaxone tự do trong dịch gian bào cao hơn ở trong huyết tương.
Khuếch tán vào dịch não tủy: ceftriaxone khuếch tán tốt vào não đang bị viêm nhiễm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Độ khuếch tán vào dịch não tủy là 17% so với nồng độ trong huyết tương và như vậy cao gấp 4 lần ở não không nhiễm trùng. Nồng độ Rocéphine trong DNT sau 24 giờ > 1,4 mg/l khi tiêm tĩnh mạch với liều 50-100 mg/kg. Nồng độ Rocéphine trong DNT sau khi dùng liều 50 mg/kg thể trọng, sẽ cao hơn rất nhiều lần MIC của hầu hết vi khuẩn gây viêm màng não trong vòng 2 đến 24 giờ.
CHỈ ĐỊNH
1/ Điều trị nội trú:
Các nhiễm trùng nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với Rocéphine. Thí dụ: nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường mật và đường tiêu hóa), nhiễm trùng xương, khớp, da và mô mềm, nhiễm trùng vết thương.
Dự phòng nhiễm trùng trước, trong và sau mổ. Nhiễm trùng ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Nhiễm trùng thận và đường tiểu.
Nhiễm trùng hô hấp, nhất là viêm phổi và nhiễm trùng tai, mũi, họng. Nhiễm trùng đường sinh dục, kể cả bệnh lậu.
2/ Điều trị ngoại trú:
Tiếp tục điều trị sau khi xuất viện.
Các thể nặng nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đặc biệt ở người có nguy cơ (lớn tuổi, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, hút thuốc, suy hô hấp…), đáng chú ý là:
Bệnh phổi do vi khuẩn Pneumococcus, thường dự đoán là trực khuẩn Gram âm. Cơn bộc phát của viêm phế quản mãn, thường do bội nhiễm.
Nhiễm trùng đường tiểu nặng và/hoặc do các chủng kháng thuốc. Viêm đài bể thận cấp.
Nhiễm trùng đường tiểu dưới, kèm hội chứng nhiễm khuẩn. Cơn bộc phát của viêm tuyến tiền liệt mạn tính.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với céphalosporine.
Không dùng dạng tiêm bắp có chứa lidocaine cho người mẫn cảm với lidocaine và trẻ dưới 30 tháng tuổi.
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Như đối với các céphalosporine khác, không loại trừ khả năng sốc phản vệ ngay cả khi đã rõ tiền sử bệnh nhân. Cần chuẩn bị sẵn biện pháp chống sốc như pinephrine tiêm tĩnh mạch (hoặc adrénaline) và theo sau là glucocorticoide. Rất hiếm trường hợp, siêu âm túi mật thấy bóng mờ làm liên tưởng đến bùn mật. Hiện tượng này sẽ biến mất khi ngưng thuốc hoặc khi hết đợt điều trị với Rocéphine ; không cần phẫu thuật kể cả khi có kèm triệu chứng đau.
Các nghiên cứu in vitro cho thấy, ceftriaxone cũng như các c phalosporine khác có thể chiếm chỗ bilirubine của albumine huyết tương. Nên thận trọng khi dùng Rocéphine cho trẻ sơ sinh có bilirubine huyết cao, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Nên theo dõi công thức máu.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Roc phine được dung nạp tốt.
Các tác dụng ngoại ý thường thoáng qua hay chấm dứt khi ngưng thuốc.
Biểu hiện đường tiêu hóa (khoảng 2%): tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc (rất hiếm). Biểu hiện ở máu (khoảng 2%): tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Biểu hiện ở da (khoảng 1%): nổi mề đay, phát ban dạng sởi, ngứa, nổi ban.
Các tác dụng không mong muốn khác rất hiếm: nhức đầu, khó chịu, tăng transaminase, tăng créatinine huyết, urê huyết…
Viêm tĩnh mạch tại chỗ có thể xảy ra sau khi tiêm. Nên tiêm chậm: 2 – 4 phút.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Giảm hoạt tính của diazépam, của furosemide.
Tăng nhẹ tác dụng suy giảm miễn dịch do các thuốc cyclophosphamide và dexamethasone nếu phối hợp hai chất này với ceftriaxone.
Rocephine không được pha trộn với các dung dịch chứa calcium.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Cách dùng:
Rocéphine có thể tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch ngắn hạn, tiêm bắp và cũng có thể tiêm dưới da.
Tiêm tĩnh mạch: hòa tan Rocéphine vào dung dịch pha, tiêm chậm 2-4 phút thẳng vào tĩnh mạch hay qua đường truyền dịch. Độ pha loãng tối thiểu: 1 g cho 10 ml.
Truyền tĩnh mạch: hoà tan 2 g Rocéphine trong 40 ml một trong các dung dịch sau: chlorure natri 0,9%, glucose 5% hay 10%, chlorure natri 0,45% + glucose 0,25%, levulose 5%, dextran 6%. Thời gian truyền 5-15 phút.
Tiêm bắp:
Hoà tan Rocéphine với dung dịch có 1% lidocaine, tiêm sâu. Không nên tiêm quá 1 g vào cùng một bên.
Dung dịch đã pha bền vững trong 6 giờ ở nhiệt độ phòng và trong 24 giờ ở 5oC.
Điều trị nội trú:
Người lớn: 1 đến 2 g, tiêm một lần duy nhất mỗi ngày.
Trẻ em: trung bình 50 mg/kg/ngày, tiêm 1 lần. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi, liều khuyến cáo là 50 mg/kg/24 giờ, trong tất cả các chỉ định.
Ở trẻ nhũ nhi, liều trung bình là 50 mg/kg/24 giờ, tiêm một lần.
Trong viêm màng não: tiêm 1 lần liều 50-100 mg/kg/ngày, liều 100 mg thường để điều trị tấn công. Tuy nhiên, ở trẻ nhũ nhi, 3-12 tháng tuổi, do thời gian bán hủy ngắn hơn, có thể tiêm mỗi 12 giờ 1 lần.
Trong suy thận: không cần giảm liều hay chia liều. Trong trường hợp vừa suy thận và suy gan, nên kiểm soát nồng độ thuốc trong máu để điều chỉnh liều tiêm thích hợp.
Trong thẩm tích máu: Rocéphine ít bị thẩm phân. Liều 2 g sau mỗi đợt thẩm tích đủ hiệu quả đến lần sau.
Trong lậu cấp: dùng liều duy nhất 250 mg tiêm bắp.
Trong dự phòng nhiễm trùng phẫu thuật: trong các phẫu thuật có bội nhiễm hoặc nguy cơ bội nhiễm cao, tùy thuộc vào mức độ nguy cơ tiêm 1 liều duy nhất 1-2 g Rocephine, trước khi mổ 30 – 90 phút.
Điều trị ngoại trú:
Người lớn: 1 g mỗi ngày, tiêm 1 lần.
Trẻ em: 50 mg/kg/24 giờ, tiêm 1 lần. Không nên quá 1 g mỗi ngày.
Hiếp thông là chứng bệnh mà một bên hoặc hai bên ngực sườn bị đau ngầm, trướng thống, thích (đâm mũi nhọn vào) thông. Chứng này thường thấy trên lâm sàng. Nội kinh nói: “Tà khí ở tại can thì dưới hai bên ngực sườn bị đau”, hoặc “tà khí ở khách tại lạc của túc thiếu dương, làm cho người ta đau sườn”, hoặc “can bệnh sẽ làm cho hai bên ngực sườn dưới đau đến bụng dưới”. Do đó, ta biết rằng chứng hiếp thông có quan hệ trực tiếp với can và đởm. Bởi vì ngực sườn là nơi tuần hành của kinh túc quyết âm can và túc thiếu dương đởm, khi can và đởm có bệnh biến, thường thường trước hết biểu hiện ở ngực sườn. Ví dụ như can huyết hư, hoặc can thận âm hư, phần lớn do bệnh lâu ngày thân thể hư, hoặc do phòng lao quá độ, tinh huyết tổn hao thái quá đến nỗi làm cho huyết hư không còn dưỡng được can, do đó cân mạch mất đi sự tư dưỡng mà gây ra đau ngấm ngầm. Cho nên Trương Cảnh Nhạc nói: “Người mà thận hư nhược, phần lớn là bị đau ngầm ở vùng ngực sườn. Đó là tinh khí của can thận bị hư”. Đây là thuộc hư chứng. Nếu người nào suy tính mà không toại nguyện, lo lắng và suy nghĩ nhiều, hoặc thường nổi giận làm thương đến can, thất tình bị uất kết, can mất đi sự điều đạt, cơ chế của khí không còn xướng làm uất trở mạch lạc, hoặc do té ngã nặng, ác huyết lưu ứ làm bế trở lạc mạch ở vùng ngực sườn; bất thường thì thống . Do đó mà xuất hiện chứng bệnh ngực sườn trướng thống, hoặc đau như dùi nhọn đâm vào, đa sô là thuộc thực chứng. Ngoài ra như đàm ẩm lưu chú, thổ bị ủng khinh lờn mộc, can đởm có thấp nhiệt tà khí của ngoại cảm xâm nhập vào kinh mạch của thiếu dương, tất cả đưa đến chứng đau ngực sườn. Đây là chứng thường thấy trên lâm sàng. Và lại, ngày xưa cũng có thuyết cho rằng bên tả thuộc ứ huyết, bên hữu thuộc đàm khí, thuyết này có một giá trị nhất định của nó trên lâm sàng. Đau sườn bên phải tuy đa số do đàm ứ trệ; nhưng do huyết hư, can thận âm hư cũng không phải là ít thấy.
Chứng trạng : Đau một bên hay hai bên ngực sườn, hoặc trướng thống, hoặc đau như mũi dùi đâm vào, hoặc đau như co rút, đè tay lên càng nặng. Có thể sau cơn giận thì đau nặng hơn, hoặc miệng bị đắng, nước tiểu vàng, ăn không thấy ngon, ói mửa, vùng ngực và bụng bị mãn, phiền muộn, đi tiêu phân cứng… mạch huyền hoặc huyền sáp, huyền sác, rêu lưỡi tím hoặc đỏ, rìa lưỡi như hình lưỡi cưa, rêu mỏng.
Phép trị : Sơ can lý khí, hoạt huyết khử ứ, kiện tỳ, tiêu đàm.
Xử phương và phép châm cứu : Châm kỳ môn 3 phân, can du 2 phân, chi câu 5 phân, dương lãng tuyền 1 thôn, phong long 1 thốn, túc tam lý 5 phân, thái xung 3 phân, tất cả đều dùng phép tả, không cứu, lưu kim 10 phút.
Phép gia giảm : Nếu kèm theo ho, châm thêm tả phế du 3 phân, cứu cao hoang du 3 tráng. Nếu kèm theo ngực bị đau, châm thêm nhũ căn 3 phân đều dùng phép tả.
Đau ngực sườn do hư chứng
Chứng trạng : Đau ngấm ngầm kéo dài không dứt, đầu tôi mắt hoa, có khi có hư nhiệt, tâm bị phiền, mất ngủ, miệng khô, mạch huyền tế hoặc tế sác, lưỡi đỏ hoặc đỏ nhạt, rêu mỏng hoặc không có rêu.
Phép trị : Tư âm thanh nhiệt, bổ huyết dưỡng can.
Xử phương và phép châm cứu : Châm kỳ môn và khí hải đều 5 phân cả bổ lẫn tả, bổ can du 2 phân, bổ thận du 3 phân, bổ trung quản 5 phân, châm túc tam lý 5 phân, tam âm giao 5 phân, cả hai đều tiền bổ hậu tả, bổ thái khê 3 phân; lưu kim 10 đến 20 phút. Chứng hàn thì cứu, có hư nhiệt không cứu.
Phép gia giảm : Nếu thêm chứng trướng mãn ở vùng bụng, ăn không ngon, châm bổ thêm tỳ du 3 phân, bổ chương môn 3 phân, bổ trung quản 5 phân.
CẤM KỴ
Cấm giận dữ, cấm giao hợp.
Y ÁN
Thí dụ 1: Bà Cao … 39 tuổi, công nhân.
Khám lần 1 (29 tháng 6): Buồn vì việc nhà bà sầu muộn, uất nộ không nguôi, thường thở ngắn than dài, muốn khóc, tinh thần bị u uất ăn uống ngày càng giảm. Hậu quả là ngực sườn và bên mặt bị đau trướng mãn… Bệnh đến nay là năm ngày, mạch huyền trường hữu lực, lưỡi đỏ, rêu mỏng. Đây là chứng thuộc can khí uất kết.
+ Phép trị: Thư can lý khí, tiết phủ, thông tiện.
+ Xử phương : Châm tả can du, kỳ môn, tam tiêu du, chi câu đều 3 phân; tả dương lăng tuyền 1 thốn, lưu kim 10 phút.
Khám lần 2 (3 tháng 7) : Lần trước sau khi châm chứng hiếp thống giảm nhẹ, tinh thần khá hơn, đại tiện đã thông xướng, các chứng còn lại như cũ. Châm phương trên bỏ chi câu, thêm trung quản 5 phân, túc tam lý 5 phân, cả bổ lẫn tả, tả thái xung 2 phân lưu kim 10 phút.
Khám lần 3 (8 tháng 7): Các chứng giảm nhiều, châm theo phép cũ bỏ tam tiêu du thêm phong long 5 phân, tả không cứu, lưu kim 10 phút; châm kỳ môn, can du đều 3 phân đều tiền bổ hậu tả.
Khám lần 4 (12 tháng 7): Các chứng đều bình thường, gương mặt vui vẻ, nhưng cảm thấy vùng bụng còn hơi trướng; châm theo phương cũ, gia giảm : bổ trung quản, túc tam lý đều 5 phân, cứu 3 tráng, tả phong long 5 phân, châm dương lăng tuyền 5 phân tiền tả hậu bổ, bổ tỳ du 3 phân, cứu 3 tráng, bổ can du 3 phân.
Ngoài ra còn dặn bệnh nhân nén tâm tĩnh lại, đừng động nộ, tâm tình phải cởi mở.
Thí dụ 2 : Trần Thị L … 40 tuổi…
Khám lần 1 (27 tháng 4): Dưới ngực sườn phải bị đau ngầm, tâm tình nóng nảy, ngủ kém, mệt mỏi mất sức, cổ khô, miệng khô (táo), nguyệt kinh có sớm, cứ hơn 20 ngày thì kinh đến, lượng huyết ít, mạch huyền tế mà sác, lưỡi đỏ, rêu mỏng. Đây thuộc chứng can thận âm hư.
+ Phép trị: Tư âm thanh nhiệt, bổ huyết, nhu can.
+ Xử phương: Châm can du 3 phản tiền bổ hậu tả; bổ thận du 5 phân; châm tam âm giao 5 phân, tiền bổ hậu tả; châm kỳ môn 5 phân cả bổ lẫn tả; bổ thái khê 3 phân; châm khí hải 5 phân bình bổ bình tả, tất cả đều không cứu, lưu kim 20 phút.
Khám lần 2 (3 tháng 5): Lần trước sau khi châm, chứng hiếp thông và mất ngủ đã giảm nhiều, các chứng khác cũng có giảm nhẹ. Châm như cũ, thêm túc tam lý 5 phân, tiền tả hậu bổ. Châm như vậy được tám lượt, các chứng bệnh đều khỏi.
Đây là lý do khiến nhiều trẻ em phải đến bác sĩ hơn bất kỳ căn bệnh nào khác. Nếu con bạn chưa thể nói, hãy để ý xem trẻ có giật tai, có dịch chảy ra từ tai, có vấn đề về thăng bằng, trở nên cáu kỉnh hoặc gặp khó khăn trong việc nghe hay không. Trẻ em thường bị nhiễm trùng tai nhiều hơn người lớn một phần là do góc của ống eustachian, kết nối tai giữa với phía sau cổ họng. Góc này thay đổi khi bạn lớn lên.
Tai Của Người Bơi Lội
Nhiễm trùng này có thể do ẩm ướt hoặc trầy xước — đôi khi do tai nghe hoặc máy trợ thính — cho phép vi khuẩn phát triển trong tai của bạn. Nó có thể ngứa hoặc đau, và có thể có dịch chảy ra ngoài. Gọi cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Thuốc nhỏ tai có thể giúp chữa trị, nhưng vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Tích Tụ Ráy Tai
Tai của bạn được thiết kế để tự làm sạch, nhưng đôi khi quá nhiều ráy tai có thể tích tụ. Nếu điều này xảy ra, tai có thể bị ngứa, ù, chảy dịch, hoặc có mùi. Bạn cũng có thể gặp vấn đề về thính giác ở một bên tai — bên có ráy tai — và đôi khi cảm thấy như đang ở dưới nước. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một vài giọt dầu khoáng, dầu em bé, hoặc hydrogen peroxide để làm mềm ráy tai. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách nhẹ nhàng làm sạch sau đó. Nếu cách này không hiệu quả, bác sĩ có thể loại bỏ ráy tai một cách an toàn.
Tai Súp Lơ
Phổ biến ở những người đấu vật, tình trạng này do những cú va đập và vết cắt lặp đi lặp lại vào tai gây ra bầm tím. Điều này tạo ra cục máu đông dẫn đến hình dáng sần sùi. Nhưng nó có thể ảnh hưởng nhiều hơn chỉ về ngoại hình. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tổn thương tai loại này có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn và làm mất thính lực.
Ù Tai
Tiếng ù, gầm, hoặc đổ chuông trong tai của bạn không hẳn là một tình trạng bệnh mà là triệu chứng của một vấn đề khác. Nó có thể do mất thính lực liên quan đến tuổi tác, tích tụ ráy tai, hoặc do dành quá nhiều thời gian trong môi trường ồn ào. Đôi khi nó không liên quan đến tai, chẳng hạn như khi bạn dùng một số loại thuốc. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy điều này. Bác sĩ có thể điều trị nguyên nhân hoặc gợi ý các biện pháp hỗ trợ.
Bệnh Meniere
Tình trạng này xảy ra khi có quá nhiều chất lỏng trong các phần của tai trong. Các triệu chứng bao gồm ù tai, các cơn chóng mặt, và mất thính lực. Nguyên nhân của bệnh này chưa rõ, và hiện không có phương pháp chữa trị nào được biết đến. Nếu nó không tự biến mất, bạn có thể kiểm soát bằng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bạn có thể cần phẫu thuật để ngăn chặn các triệu chứng.
Otosclerosis
Đôi khi, một trong những xương trong tai giữa, gọi là xương bàn đạp (stapes), bị kẹt tại chỗ và không thể rung động. Điều này có thể ảnh hưởng đến thính giác của bạn theo thời gian. Tai của bạn có thể bị ù hoặc bạn có thể cảm thấy chóng mặt. Không có loại thuốc nào để điều trị, nhưng phẫu thuật và máy trợ thính thường có thể giúp đỡ.
Chóng Mặt
Bạn bị chóng mặt, không thể giữ thăng bằng, và cảm thấy hơi choáng váng: Đây là các dấu hiệu của chóng mặt. Nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra, bao gồm vấn đề với các “tinh thể” trong tai trong của bạn, báo cho não biết cách đầu bạn di chuyển. Tình trạng này có thể tự cải thiện, nhưng bác sĩ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trong thời gian chờ đợi.
Nấm miệng là một nhiễm trùng do nấm candida gây ra, đây là một loại men. Bạn có thể bị nhiễm nấm miệng ở trong miệng và đôi khi ở các bộ phận khác của cơ thể. Nếu bạn thấy những đốm trắng kỳ lạ bên trong miệng, có thể đó là nấm miệng. Nó cũng được gọi là nhiễm trùng candidiasis miệng.
Ai cũng có thể bị nấm miệng, nhưng nó thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch yếu.
Nấm miệng là gì?
Nấm miệng là một phát ban do nhiễm trùng nấm.
Nguyên nhân gây nấm miệng
Một lượng nhỏ nấm candida có mặt tự nhiên trong miệng, đường tiêu hóa và da của bạn. Thường thì nó được kiểm soát bởi các loại vi khuẩn khác. Nhưng một số loại thuốc và bệnh tật có thể làm mất cân bằng và khiến nấm phát triển không kiểm soát.
Một ví dụ là kháng sinh. Khi bạn uống kháng sinh, chúng có thể tiêu diệt các vi khuẩn bình thường trong miệng của bạn, để nấm candida phát triển một cách tự do.
Căng thẳng cũng có thể gây ra nấm miệng. Một số loại thuốc và bệnh tật khác, bao gồm:
Kháng sinh
Thuốc tránh thai
Corticosteroid
HIV và AIDS
Nấm miệng có lây lan không?
Nhiễm nấm miệng không lây lan từ người này sang người khác, nhưng nấm candida có thể truyền sang bạn nếu bạn tiếp xúc với nó trong nước bọt của người khác. Vì vậy, nếu bạn hôn người bạn đời và họ bị nấm miệng, nấm có thể được truyền sang miệng bạn. Việc bạn có bị nấm miệng hay không phụ thuộc vào sức khỏe và các yếu tố nguy cơ của bạn.
Nấm miệng trong thai kỳ
Bạn có khả năng bị nấm miệng cao hơn khi bạn mang thai vì những thay đổi hormon. Em bé của bạn cũng có thể có khả năng cao hơn để bị nấm miệng vì chúng chưa có hệ miễn dịch trưởng thành, điều này khiến nấm dễ phát triển hơn.
Nhưng em bé của bạn có thể mắc nấm miệng nếu bạn đang cho con bú. Núm vú của bạn cung cấp cho nấm những khu vực ấm áp, ẩm ướt để phát triển, cũng như miệng của em bé. Nếu bạn bị nấm núm vú, điều này có thể gây ra:
Núm vú đỏ, nhạy cảm, nứt nẻ hoặc ngứa
Da bóng hoặc bong tróc trên quầng vú, khu vực xung quanh núm vú
Khó chịu khi cho con bú hoặc núm vú nhạy cảm giữa các lần cho bú
Đau nhói sâu trong vú
Bạn và em bé cần được điều trị nấm miệng hoặc có thể bạn sẽ tiếp tục truyền nhau.
Các yếu tố nguy cơ của nấm miệng
Những yếu tố khác có thể làm rối loạn sự cân bằng bình thường của vi khuẩn trong miệng và làm tăng nguy cơ mắc nấm miệng bao gồm:
Tiểu đường không kiểm soát
Ung thư
Hút thuốc
Hàm giả
Ghép tạng
Hóa trị hoặc xạ trị
Tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ. Người già và trẻ sơ sinh có khả năng cao hơn để bị nấm miệng.
Triệu chứng của nấm miệng
Nấm miệng gây ra các tổn thương trắng kem trên lưỡi và bên trong miệng, thường có thể đau.
Nếu bạn bị nấm miệng, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu sau:
Đốm trắng hoặc đỏ bên trong miệng, trên lưỡi và ở phía sau họng
Các nốt nổi trông giống như phô mai cottage
Nứt nẻ và đỏ ở các góc miệng (viêm môi góc)
Cảm giác như bông trong miệng
Mất vị giác
Đôi khi nấm miệng cũng có thể gây ra:
Đỏ, kích ứng và đau dưới hàm giả (viêm hàm giả)
Dấu đỏ lớn, không đau ở giữa lưỡi (viêm lưỡi hình thoi giữa)
Dải kích ứng hoặc viêm nướu (viêm nướu hình dải)
Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, nấm miệng có thể lan sang thực quản và gây ra:
Đau khi nuốt hoặc khó nuốt
Cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc giữa ngực
Sốt, nếu nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản
Nấm gây nấm miệng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể, như phổi, gan và da. Điều này xảy ra thường xuyên hơn ở những người có ung thư, HIV hoặc các tình trạng khác làm suy yếu hệ miễn dịch.
Nấm miệng trông như thế nào?
Hình dạng của nấm miệng phụ thuộc vào loại bạn mắc phải:
Loại trắng (tương tự màng giả) là phổ biến nhất. Các triệu chứng bao gồm lưỡi trắng phủ lớp tổn thương kem. Bạn có thể dễ dàng lau chúng đi, nhưng điều này có thể gây chảy máu.
Loại đỏ (erythematous) thường xuất hiện như viền đỏ và thô ráp xung quanh hàm giả.
Loại tăng sinh (nấm giả dạng mảng) xuất hiện dưới dạng các mảng trắng đặc trên lưỡi và miệng không thể bị lau đi. Nó không phổ biến và có khả năng ảnh hưởng đến những người bị HIV.
Nấm miệng có đau không?
Bạn có thể thấy các vết loét do nấm miệng gây ra đau, đặc biệt nếu bạn cào chúng và gây chảy máu. Một số người không có cảm giác khó chịu từ các nốt nổi, nhưng có thể cảm thấy đau miệng tổng thể.
Chẩn đoán nấm miệng
Bác sĩ của bạn có thể xác định bạn có bị nấm miệng hay không bằng cách nhìn vào bên trong miệng bạn để tìm các đốm trắng và tổn thương kem. Họ có thể lấy một mẫu từ tổn thương để gửi đến phòng thí nghiệm để xác nhận đó là nấm miệng.
Nếu có vẻ như nấm candida đã lan sang thực quản của bạn, bác sĩ có thể thực hiện thêm các xét nghiệm, như:
Nuôi cấy họng (một mẫu từ phía sau họng của bạn)
Nội soi thực quản, dạ dày và ruột non
Chụp X-quang thực quản
Điều trị nấm miệng
Nấm miệng thường dễ điều trị ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, triệu chứng có thể khó điều trị hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu.
Nấm miệng được điều trị bằng thuốc chống nấm. Bác sĩ của bạn có thể sẽ kê đơn một loại thuốc để bạn sử dụng trong miệng trong 7-14 ngày.
Nấm miệng có tự hết không?
Nấm miệng đôi khi có thể tự khỏi, nhưng điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó.
Thuốc điều trị nấm miệng
Các loại thuốc phổ biến nhất bao gồm:
Clotrimazole (Mycelex Troche)
Miconazole (Oravig)
Nystatin (Bio-Statin)
Nếu bạn bị nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ có thể điều trị cho bạn bằng thuốc chống nấm fluconazole (Diflucan), dùng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Nấm miệng kéo dài bao lâu?
Nấm miệng thường phản ứng tốt với thuốc ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh. Nó nên được cải thiện trong vài tuần sau khi bạn bắt đầu điều trị. Nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn ở những người không khỏe mạnh.
Biện pháp tại nhà cho nấm miệng
Thực hành vệ sinh miệng tốt, như đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên trong vài tuần, có thể giúp làm giảm nấm miệng.
Các biện pháp tại nhà khác mà bạn có thể thử để cải thiện triệu chứng bao gồm:
Ngậm miệng với 1/2 muỗng cà phê muối hòa tan trong một cốc nước ấm.
Súc miệng với 1/2 muỗng cà phê baking soda hòa tan trong một cốc nước ấm.
Thử các thực phẩm và đồ uống có “vi khuẩn tốt” (probiotics), như sữa chua, kombucha, hoặc kefir, để khôi phục cân bằng nấm men trong miệng.
Ngậm với 1 muỗng cà phê giấm táo hòa với một cốc nước, rồi nhổ ra.
Nếu bạn đeo răng giả, hãy khử trùng chúng theo hướng dẫn của nha sĩ.
Biện pháp tại nhà cho nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Nếu trẻ sơ sinh của bạn bị nấm miệng, nó có thể tự khỏi. Bạn nên tránh bất kỳ loại biện pháp tại nhà nào mà không thảo luận trước với bác sĩ nhi khoa của trẻ.
Có một số điều bạn có thể làm ở nhà để giúp ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nấm miệng:
Rửa tay trước và sau khi chạm vào miệng của trẻ.
Tiệt trùng núm vú bình sữa của trẻ sau khi sử dụng bằng cách đun sôi trong 10 phút.
Tiệt trùng ti giả theo cách tương tự, và không để ai đưa ti giả của trẻ vào miệng họ.
Nếu bạn đang cho con bú, hãy làm sạch ngực của bạn mỗi lần cho trẻ ăn, sử dụng nước. Để chúng khô tự nhiên.
Giữ các buổi cho bú trong 20 phút. Nếu lâu hơn có thể gây kích ứng miệng của trẻ.
Nếu bạn đang hút sữa, hãy tiệt trùng tất cả các bộ phận của máy hút sau mỗi lần sử dụng.
Đảm bảo trẻ uống đủ chất lỏng để tránh mất nước (mất quá nhiều chất lỏng).
Biến chứng của nấm miệng
Nếu bạn khỏe mạnh, thì ít có khả năng bạn sẽ gặp phải biến chứng. Nhưng trong một số trường hợp hiếm, nấm Candida có thể xâm nhập vào dòng máu và các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả não và tim.
Điều này có thể gây sốc nhiễm trùng, một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng xảy ra khi huyết áp của bạn giảm xuống mức nguy hiểm sau một cơn nhiễm trùng.
Ngăn ngừa nấm miệng
Dưới đây là một số cách để giảm khả năng bạn bị nấm miệng:
Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần.
Đi kiểm tra nha khoa thường xuyên, đặc biệt nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc đeo răng giả.
Điều trị các vấn đề sức khỏe mãn tính và dùng thuốc theo chỉ định.
Không lạm dụng nước súc miệng hoặc xịt, vì chúng có thể làm mất cân bằng vi khuẩn bình thường trong miệng của bạn.
Vệ sinh dụng cụ hít của bạn sau mỗi lần sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, và súc miệng sau đó.
Giới hạn thực phẩm có chứa đường và nấm men.
Không hút thuốc, vape hoặc sử dụng sản phẩm thuốc lá.
Đảm bảo răng giả của bạn vừa vặn. Gỡ bỏ chúng vào ban đêm và làm sạch chúng hàng ngày.
Điều cần ghi nhớ
Nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng trong miệng do nấm Candida gây ra. Trẻ nhỏ và trẻ em là những người dễ bị mắc nhất, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bị nấm miệng. Nó xảy ra khi mức độ vi khuẩn bình thường trong miệng bị mất cân bằng, thường do một số yếu tố như bệnh tật hoặc thuốc. Nấm miệng gây ra các tổn thương trắng kem trên lưỡi và miệng, thường được điều trị bằng thuốc chống nấm.
Đôi khi, những người bị nấm miệng không có triệu chứng nào cả. Nhưng bạn có thể cảm thấy đau rát, mất vị giác, khô miệng, và đau khi nuốt hoặc khó nuốt.
Tại sao tôi lại đột nhiên bị nấm miệng?
Triệu chứng của nấm miệng có thể phát triển từ từ hoặc nhanh chóng, nhưng nguyên nhân vẫn giống nhau: Một thứ gì đó đã làm mất cân bằng vi khuẩn bình thường trong miệng của bạn và cho phép nấm Candida phát triển không kiểm soát
Tên khoa học: Hibiscus rosa-sinensis L., họ Bông (Malvaceae).
Mô tả: Cây nhỡ, cao 4-6m. Lá hình bầu dục, nhọn đầu, tròn gốc, mép có răng to;
lá kèm hình chỉ nhọn. Hoa ở nách lá, khá lớn, 6-7 mảnh đài nhỏ (tiểu đài) hình sợi; đài hợp màu lục dài gấp 2-3 lần đài nhỏ; tràng 5 cánh hoa màu đỏ; nhị nhiều, tập hợp trên một trụ đài; bầu hình trụ hay hình nón. Quả nang tròn, chứa nhiều hạt. Mùa hoa tháng 5-7.
Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi khắp nước ta.
Bộ phận dùng: Lá, hoa, vỏ rễ.
Thành phần hoá học: Hoa chứa thiamin, riboflavin, niacin và acid ascorbic. Hoa vò nát chữa sắc tố anthocyanin và cyanin diglucosid. Trong hoa có lá đều có chất nhầy.
Công năng: Vỏ rễ Râm bụt có tác dụng điều kinh, chống ho, tiêu viêm. Hoa, lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng. Ở Ấn Độ, hoa được xem như có tác dụng làm nhầy, làm dịu, làm mát, kích dục và điều kinh; còn lá làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng và rễ lại có tác dụng làm nhầy.
Công dụng: Rễ dùng chữa: 1. Viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp; 2. Viêm khí quản, viêm đường tiết niệu; Viêm cổ tử cung, bạch đới. 4. Kinh nguyệt không đều, mất kinh. Hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ hồi hộp, đái đỏ. Lá dùng chữa viêm niêm mạc dạ dày – ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đái hạ.
Cách dùng, liều lượng: Vỏ rễ và lá 15-30g, hoa tươi 30g, dạng thuốc sắc, thuốc hãm. Lá và hoa thường dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mủ da, viêm vú, viêm hạch huyết. Dùng tươi đắp ngoài.
Bài thuốc:
Viêm tuyến mang tai: Lá hoặc hoa tươi 30g sắc uống. Cũng dùng lá và hoa tươi cùng với lá Phù dung giã nát đắp ngoài.
Viêm kết mạc cấp: Rễ Râm bụt 30g sắc uống
Trúng thử cấm khẩu: Lá râm bụt tươi, giã nát, thêm ít muối, vắt nước uống
Kinh nguyệt không đều, thấy sớm kỳ, ngắn vòng hay ra nhiều máu, rong huyết: Vỏ rễ râm bụt, lá Huyết dụ mỗi vị 30g sắc uống
Ðơn độc, mụn nhọt sưng tấy: Lá và hoa Râm bụt tươi giã đắp
viên nén 5 mg: vỉ 10 viên, hộp 3 vỉ. viên nén 10 mg: vỉ 10 viên, hộp 3 vỉ.
THÀNH PHẦN
cho 1 viên
Enalapril maleate
5 mg
cho 1 viên
Enalapril maleate
10 mg
DƯỢC LỰC
Sau khi uống, enalapril maleate được thủy phân thành chất chuyển hóa hoạt động enalaprilate trong gan. Enalaprilate tác dụng lên hệ renin-angiotensin-aldosterone bằng cách ức chế men chuyển. Enalaprilate làm giảm sức cản của động mạch ngoại biên. Trong bệnh suy tim Ednyt làm giảm tiền và hậu tải, cung lượng tim có thể tăng mà không ảnh hưởng đáng kể đến nhịp tim.
Điều trị lâu dài với enalapril làm giảm chứng phì đại, triệu chứng và độ suy tim và làm tăng sức chịu đựng khi gắng sức.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Sự hấp thu thuốc không bị ảnh hưởng đáng kể bởi thức ăn, liều đơn đủ hiệu quả cho một ngày trong đa số các trường hợp. Nồng độ huyết tương tối đa đạt được 4 giờ sau khi uống, chu kỳ bán hủy là 11 giờ. Thuốc được thải qua thận. Khi ngừng thuốc đột ngột không gây tăng huyết áp bất ngờ.
CHỈ ĐỊNH
Tất cả các độ cao huyết áp vô căn :
Ednyt có thể dùng một mình hay kết hợp với các thuốc chống cao huyết áp khác. Trong cao huyết áp nồng độ renin thấp, Ednyt ít có tác dụng.
Cao huyết áp thận :
Trong trường hợp cao huyết áp nồng độ renin cao, hiệu quả thuốc tăng mạnh.
Suy tim :
Dùng phụ trị.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Nhạy cảm với enalapril.
Có tiền sử phù thần kinh mạch do thuốc ức chế men chuyển.
Trong trường hợp nồng độ kali huyết tăng cao, nên lưu ý đến tác dụng lợi kali.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Các triệu chứng hạ huyết áp có thể xảy ra ở những bệnh nhân đã điều trị trước với thuốc lợi tiểu hay có tình trạng giảm thể tích dịch (ví dụ như toát mồ hôi nhiều, nôn thường xuyên, tiêu chảy, mất muối) hay suy tim và cao huyết áp renin cao.
Trong trường hợp suy tim, huyết áp và chức năng thận phải được kiểm tra trước và trong khi điều trị.
Chú ý đặc biệt ở các bệnh nhân phù thần kinh mạch.
Khi dùng cho các bệnh nhân hẹp đông mạch thận hai bên, kiểm tra kỹ chức năng thận (có thể xảy ra tăng nồng độ creatinin huyết tương).
Ở các bệnh nhân chịu phẫu thuật hay trong khi gây mê bằng các thuốc gây hạ áp, Ednyt sẽ ngăn chặn sự giải phóng renin bù và thứ phát để tạo thành angiotensin II. Nếu hạ áp xảy ra, nên bù dịch.
LÚC CÓ THAI
Cũng như các thuốc ức chế men chuyển khác, Ednyt có thể gây hại cho thai nhi.
LÚC NUÔI CON BÚ
Enalapril qua sữa mẹ, tác dụng lên trẻ em chưa được nghiên cứu.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Chống chỉ định phối hợp :
Thuốc lợi tiểu lợi kali (spironolactone, triamteren, amiloride), nồng độ kali huyết tương có thể tăng, đặc biệt trong trường hợp suy thận, do đó phải kiểm tra thường xuyên nồng độ kali huyết.
Có vài dữ kiện cho thấy NSAID làm giảm tác dụng Thận trọng khi phối hợp :
Các thuốc chống cao huyết áp khác (cộng lực) chú ý thuốc lợi tiểu nhóm
Lithium (thanh thải lithium có thể giảm, cần kiểm tra nồng độ litium huyết tương thường xuyên).
Narcotic (tác dụng hạ áp tăng).
Rượu (tác dụng rượu tăng).
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Các tác dụng ngoại ý thường nhẹ và tạm thời không cần ngưng thuốc.
Hiếm khi xảy ra choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi và suy yếu, thỉnh thoảng hạ áp, hạ áp tư thế, ngất do hạ áp, buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút, ho, nổi ban. Rất hiếm khi xảy ra suy thận, thiểu niệu.
Mẫn cảm: phù thần kinh mạch có thể xảy ra dưới dạng phù mặt, môi, lưỡi, hầu, họng và tứ chi ; trong những trường hợp này, ngưng thuốc và điều trị hỗ trợ ngay.
Những thay đổi cận lâm sàng: tăng trị số men gan và nồng độ bilirubin huyết, tăng kali huyết và giảm natri huyết, tăng creatinin và urea huyết (khả hồi), giảm giá trị hemoglobin và hematocrit. Các trường hợp sau rất hiếm khi xảy ra :
Hệ tim mạch: nhịp tim nhanh, hồi hộp, loạn nhịp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, chấn thương mạch não do hạ áp mạnh.
Hệ hô hấp: viêm phế quản, ho, co thắt phế quản, khó thở, viêm phổi, khàn giọng.
Hệ tiêu hóa: khô miệng, mất sự ngon miệng, nôn, tiêu chảy, táo bón, viêm tụy, tắc ruột. Suy gan: viêm gan, vàng da.
Hệ thần kinh: trầm cảm, lú lẩn, mất ngủ.
Da: hồng ban dạng vảy nến, mề đay, ngứa (do phản ứng tăng cảm), nổi ban như hồng ban đa dạng, nhạy cảm ánh sáng, rụng tóc.
Các cơ quan tạo huyết: thay đổi công thức máu (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, suy tủy, hiếm khi mất bạch cầu hạt).
Hệ sinh dục tiết niệu: vài trường hợp protein niệu.
Mẫn cảm :thay đổi da, sốt, đau cơ và khớp, viêm mạch, ANA dương tính, tăng bạch cầu ưa eosin.
Các hệ cơ quan khác: mờ mắt, rối loạn thăng bằng, ù tai, bất lực, thay đổi vị giác, viêm lưỡi, toát mồ hôi.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Liều hàng ngày là 10-40 mg dùng một lần hay chia làm hai. Liều tối đa là 80 mg/ngày. Nên bắt đầu bằng liều thấp, vì có thể có triệu chứng hạ huyết áp.
Cao huyết áp :
Liều khởi đầu là 5 mg. Có thể tăng tùy theo sự đáp ứng huyết áp. Liều duy trì có thể được xác định sau 2-4 tuần điều trị.
Trong trường hợp đã điều trị trước với thuốc lợi tiểu, nên ngưng trước 2-3 ngày rồi mới dùng Ednyt. Nếu không, thì giảm liều Ednyt còn 2,5 mg dưới sự giám sát chặt chẽ. Vì sự hạ áp quá mạnh có thể gây ngất, chú ý đặc biệt khi có bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hay bệnh mạch não (đau thắc ngực, nhồi máu cơ tim, ngừng tim, tổn thương mạch não có thể phát triển).
Suy tim :
Thường kết hợp với digitalis và thuốc lợi tiểu. Trong các trường hợp này nên giảm liều thuốc lợi tiểu trước khi dùng Ednyt và bệnh nhân phải được theo dõi cẩn thận.
Liều khởi đầu là 2,5 mg tăng dần đến liều duy trì. Một sự hạ áp ban đầu không phải là chống chỉ định cho việc dùng thuốc với liều thích hợp sau này.
Trong trường hợp suy thận, liều phải giảm và thời gian giữa 2 lần dùng thuốc phải được kéo dài. Với bệnh nhân suy thận nặng (thanh thải creatinin <=30 ml/phút hay creatinin huyết thanh >=3 mg/dl), liều khởi đầu là 2,5 mg. Liều hàng ngày không nên vượt quá 40 mg.
Mặc dù Ednyt không có phản ứng bất lợi lên chức năng thận, sự hạ áp bởi tác dụng ức chế men chuyển có thể làm trầm trọng thêm suy thận đã mắc. Ở những bệnh nhân này, có thể xảy ra suy tim cấp hầu hết đều phục hồi được theo những kinh nghiệm có được cho đến nay. Một sự tăng vừa phải nồng độ urea và creatinin huyết tương có thể thấy ở vài bệnh nhân cao huyết áp không suy thận đặc biệt khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu.
Ở các bệnh nhân thẩm phân phúc mạc, liều thông thường là 2,5 mg, nhưng phải nhớ rằng Ednyt có thể qua màng thẩm phân.
QUÁ LIỀU
Nếu xảy ra hạ áp sau khi quá liều, bệnh nhân phải được đặt ở tư thế nằm ngửa và truyền dịch
nước muối sinh lý. Trong trường hợp rất trầm trọng (khi dùng liều cao gấp nhiều lần liều thông thường), thẩm phân phúc mạc để loại enalaprilate ra khỏi hệ tuần hoàn.
Bài thuốc đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng rất tốt trong chữa bệnh dạ dày , bài thuốc được xây dựng trên cơ sở của bài thuốc cổ phương “Tiêu giao thang” trong “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương cấu tạo bài thuốc tiêu dao gồm các vị:
Sài hồ 10g
Phục linh 12g
Đương quy 10g
Cam thảo 4 g
Bạch truật 12g
Sinh khương 4g
Bạch thược 12g
Bạc hà 4g
Gia: lá khôi 10g, Bán hạ chế 10g
– Công dụng của bài thuốc: Sơ can lý khí kiện tỳ hòa vị, hòa dinh dưỡng huyết.
* Phân tích bài thuốc : Trong bài Sài hồ sơ Can giải uất làm quân dược. Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết nhu can, mùi thơm của Đương quy lại có thể hành khí, vị ngọt của nó có thể hoãn cấp làm thần dược. Bạch truật, Phục linh kiện Tỳ trừ thấp khiến cho việc vận hóa có sự linh hoạt, khí huyết có nguồn gốc. Cam thảo ích khí bổ trung, hoãn cái gấp gáp ở Can. Sinh khương ôn Vị hòa trung, Bạc hà giúp Sài hồ tách nhiệt do Can uất gây ra để làm tan Can uất, giúp cho tác dụng sơ Can giải uất của Sài hồ. Gia thêm vị Lá khôi có tác dụng chỉ thống, Bán hạ chế có tác dụng hòa Vị giáng nghịch chỉ nôn.
1. Sài hồ
Tên khoa học:Buplerum Chinense DC
Thuộc họ Hoa tán (Apiaceae)
Sài hồ
Bộ phận dùng: Rễ
Thành phần hoá học: Saikosaponin, tinh dầu, flavonoid, acid hexanoic, acid heptanoic, acid octanoic, acid nonanoic, ethyphenol, thymol…
Tác dụng dược lý hiện đại , .
Tác dụng chống loét dạ dày tá tràng: Ức chế sự sinh loét bởi acid HCl hoặc ethanol, hoạt tính chống loét mạnh như Sucralfat, bảo vệ niêm mạc chống những thương tổn dạ dày, chống loét do stress, do thắt môn vị. Tác dụng chống loét là do tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc, tác dụng kháng tiết acid, pepsin.
Tăng khả năng tiêu diệt tế bào lạ, ức chế sự biến đổi của tế bào Lympho, tăng đáp ứng kháng thể. Saikosaponin có tác dụng đối kháng với tác dụng kích thích của metamphetamin và cafein và có tác dụng chống viêm tương tự Prednisolon: Ức chế sự tăng men AST và ALT.
Tác dụng theo Y học cổ truyền .
+ Tính vị: vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: Quy bốn kinh Can, Đởm, Tâm bào và Tam tiêu.
Công năng và chủ trị: Thuốc sơ Can giải uất, thăng đề dương khí, phát biểu giải cảm, thông khí nhuận gan, hoà lý. Chữa các chứng: thương hàn tà tại kinh thiếu dương, Can uất khí trệ, khí hư hạ hãm. Thường dùng trong các bệnh Can đởm.
Liều dùng: 10-12g.
2. Bạch truật
Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz
Thuộc họ Cúc (Asteraceae)
bạch truật phiến
Bộ phận dùng: Thân rễ
Thành phần hóa học: Tinh dầu (Atractylon, Acetoxyatractylon, Hydroxyatractylon), Sesquiterpen, Vitamin A, Acid palmitic, Scopoletil. Inulin, Acid Aspartic, Serine, Acia glutamic, Alanine, Glycine, Valine, Isoleucine, Leucine, Tyrosine, Phenylalanine, Lysine, Histidine, Arginine, Proline,…
Tác dụng dược lý ,
Ức chế loét do ứ đọng dịch dạ dày, tổn thương mạch máu, loét do nhịn đói. Không có tác dụng với loét do Histamin. Làm giảm rõ rệt lượng dịch vị tiết ra và không làm giảm độ acid tự do của dịch vị. Ức chế các loại song cầu khuẩn, xoắn khuẩn, trực khuẩn. Nước sắc Bạch truật có khả năng tăng thải trừ gốc tự do trên chuột, kích thích tăng trưởng tế bào gan và giúp bài tiết mật thuận lợi.
Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính ôn.
Quy kinh: Tỳ, Vị
Công năng và chủ trị: Kiện Tỳ ích khí, táo thấp lợi thuỷ, cầm mồ hôi, an thai. Trị Tỳ khí hư nhược, ăn ít, bụng trướng, đại tiện lỏng, thuỷ thũng, mệt mỏi, khí hư hạ hãm, thai động.
Chủ mình mẩy sưng to, đau đầu, váng đầu, trừ Tâm hạ cấp mãn, hoắc loạn thổ hạ không cầm, ích tân dịch, làm ấm Vị, tiêu cốc.
Hòa trung ích khí, trừ thấp tại Tỳ vị, trừ Vị nhiệt, mạnh Tỳ vị, an thai.
Liều dùng: Từ 12-16g
3. Phục linh
Tên khoa học: Poria cocos Wolf
Thuộc họ nấm lỗ (Polyporaceae)
Bộ phận dùng: Thể quả của Nấm kí sinh ở rễ cây Thông.
Thành phần hóa học: có Fructoza, Glucoza, các chất như: Acid pachymic, Acid tumulosic, Acid dehydrropachymic, Chitin, Glucose, Lecitin, Lipase, Cholin…
Tác dụng dược lý .
Tác dụng chống loét dạ dày.
Tác dụng an thần.
Tác dụng hạ đường huyết.
Tác dụng lợi niệu
Bảo vệ tế bào gan.
Tác dụng làm lành nhanh tổ chức gan: Tổ chức gan bị tổn thương trên chuột cống trắng.
Tác dụng ức chế sự sinh sản và phát triển của tế bào ung thư: Được chứng minh qua những nghiên cứu trên chuột.
phục linh
Tăng cường công năng miễn dịch: Đặc biệt làm tăng khả năng miễn dịch tế bào.
Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính bình.
Quy kinh: quy kinh Tâm, Phế, Thận, Tỳ, Vị.
Công năng và chủ trị: Lợi thuỷ thẩm thấp, kiện Tỳ hoà Vị, trị tiểu tiện không thông, phù thũng, ăn không ngon miệng, đại tiện lỏng, hồi hộp mất ngủ kéo dài.
Chủ ngực sườn khí nghịch, tinh thần lo lắng sợ hãi, tâm hạ kết thống, lợi tiểu tiện.
Hành thủy mạnh, ích Tâm Tỳ.
Liều dùng: Từ 12 – 40g.
4. Bạch thược
Tên khoa học:Paeonia lactiflora Pall.
Thuộc họ hoàng liên (Ranunculaceae)
Bộ phận dùng: Rễ
Thành phần hoá học có Axit benzoic, Tanin, Tinh bột, đường, Paconon acetat, Paeoniflorin, oxy paeoniflorin…
Tác dụng dược lý
Bạch thược
Tác dụng ức chế cơ trơ: Cơ tử cung, dạ dày, ruột, ức chế tiết vị toan nên phòng được loét.
Tác dụng chống sự hình thành huyết khối: huyết khối do kết tập tiểu cầu, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim.
Tác dụng kháng khuẩn: Kháng khuẩn Shigella, Vibrio cholerae, Staphylococcus, Samonella, Pneumococcus.
Tác dụng kháng Cholinergic: Chống co thắt, chống tiêu chảy, giảm đau.
Tác dụng ức chế trung khu thần kinh: Giảm đau, an thần.
Tác dụng tăng công năng miễn dịch của cơ thể: Làm tăng đáp ứng miễn dịch theo cả hai con đường tế bào và thể dịch. Tác dụng này được chứng minh qua những nghiên cứu trên thỏ và chuột.
Tác dụng bảo vệ tế bào gan: Hạ men Transaminasa.
Tác dụng giãn mạch ngoại vi: Hạ huyết áp nhẹ.
Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
Tính vị: Vị hơi đắng chát, chua nhiều.
Quy kinh vào 3 kinh Tỳ, Phế, Can.
Công năng và chủ trị: Dưỡng huyết hoà doanh, hoãn cấp chỉ thống, liễm Can bình Can. Trị các chứng Can huyết hư, âm huyết hư, Can dương thịnh, các chứng đau do bệnh của Can, bệnh thai sản, kinh nguyệt không đều.
Chủ tà khí phúc thống, trừ huyết tý, phá kiên tích, chỉ thống, lợi tiểu tiện, ích khí.
Thông thuận huyết mạch, hoãn trung, lợi bàng quang, tiêu ung thũng, hành hàn nhiệt, trị yêu phúc thống.
Điều dưỡng Tâm Can Tỳ, sơ kinh giáng khí, chỉ Can thống.
Bổ huyết nhiệt chi hư, tả Can hỏa chi thực, cố tấu lý chỉ nhiệt tả, điều kinh thai sản, điều hòa khí huyết.
+ Liều dùng: Từ 12 – 16g.
5. Đương quy
Tên khoa học: [Angelicáinensis (Oliv.) Diels]
Thuộc họ Hoa tán (Apiaceae)
Bộ phận dùng: Rễ
Thành phần hóa học , : Tinh dầu, chất đường, vitamin B12, Acid vanilic, Arginine, Lysine, Tyrosine, Proline, Glycine, Alanine, Cystine, Valine, Leucine, Isoleucine, Tryptophane, Phenylalanine, Acid aspartic, Methionine, Histidine, Phosphatidylglycerol.
Tác dụng dược lý .
Tác dụng ức chế co thắt cơ trơn: Huyết quản ngoại vi, tăng lưu lượng máu nên có tác dụng giảm đau.
Đương quy
Tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu, giãn mạch vành, giảm rối loạn nhịp tim.
Ảnh hưởng đến hệ thống tạo huyết: Thúc đẩy sinh bạch cầu và hồng cầu. Tác dụng này có liên quan đến B12 và các Acid amin trong thành phần của thuốc.
Chống Oxy hoá và thanh trừ gốc tự do.
Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch: Đương quy có tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch theo cả hai con đường tế bào và thể dịch. Tác dụng này được chứng minh qua những nghiên cứu trên chuột nhắt.
Tác dụng kiểu Oestrogen và Progesteron: Yếu.
Tác dụng chống viêm.
Tác dụng bảo vệ tế bào gan.
Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
Tính vị: Vị cay, hơi ngọt, đắng, thơm, tính ấm.
Quy kinh: Quy ba kinh Can, Tâm, Tỳ.
Công năng và chủ trị: Bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết, nhuận táo, hoạt trường. Trị các chứng: huyết hư, huyết ứ, đau bụng, thai tiền sản hậu, đại tiện táo.
Ôn trung chỉ thống, trừ khách huyết nội bế, trúng phong kinh, bổ ngũ tạng, sinh cơ nhục.
Chỉ ẩu nghịch hư lao hàn nhiệt, phá ứ huyết, bổ bất túc, chỉ lỵ, phúc thống.
Trị đầu thống, tâm phúc chí thống, nhuận trường vị cân cốt bì phu, trị ung thư, bài nùng, chỉ thống, hòa huyết, bổ huyết.
Liều dùng: 12-16g.
6. Cam thảo
Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch
Thuộc họ Đậu (Fabaceae)
Bộ phận dùng: Rễ
Cam thảo
Thành phần hóa học : Tinh bột, Glucose, Saccarose, chất Saponin, Glycyrrhizic acid, Glycyrrheinic acid, Liquiritin, Neoliquiritin…
Tác dụng dược lý .
Tác dụng chống loét đường tiêu hóa: Ức chế tác dụng tăng tiết dịch vị của Histamin, làm vết loét chóng lành.
Tác dụng giảm co thắt cơ trơn ống tiêu hóa.
Tác dụng giải độc: Giải độc với nhiều loại thuốc có độc tố.
Tác dụng gần giống corticoid.
Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.
Tác dụng chỉ khái hóa đờm.
Tác dụng gây trấn tĩnh: Ức chế thần kinh trung ương, giảm vận động tự nhiên.
Tác dụng bảo vệ tế bào gan: Chống viêm gan.
Tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Độc tính của Cam thảo rất thấp: Liều cao gây bụng đầy, kém ăn, rối loạn tiêu hóa.
Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
Tính vị: Vị ngọt, tính bình.
Quy kinh: Quy 12 kinh
Công năng và chủ trị: Bổ Tỳ, ích tinh, nhuận phế chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, điều hòa các vị thuốc. Trị các chứng: Tỳ vị hư nhược, ho suyễn, đau cấp hoãn, giải độc thuốc, thức ăn, điều hòa tính vị và tác dụng của thuốc.
Giải tiểu nhi thai độc kinh giản, giáng hỏa chỉ thống.
Ôn trung hạ khí, phiền mãn đoản khí, thương tạng khái thấu, bổ khí huyết, giải độc bách dược.
Liều dùng: 4 – 20g.
7. Sinh khương
Tên khoa học: Zingiber offcinale Rosc Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ tươi
Thành phần hóa học: Có Tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: – gingiberen, ar- curcumenen, – farnesen, alcol monoterpenic (geraniol, linalol, borneol), các chất cay: gingeron, zingeron, shogaol.
Tác dụng dược lý .
Tác dụng chống loét đường tiêu hóa: Dịch chiết gừng tươi tiêm phúc mạc cho chuột có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm.
Tác dụng thần kinh trung ương: Làm giảm vận động tự nhiên, tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ Barbituric.
Tác dụng hạ nhiệt: Shogaol và gingerol làm giảm sốt trên chuột gây sốt bằng men bia.
Tác dụng giảm đau và giảm ho.
Tác dụng chống co thắt: Tác dụng của shogaol và gingerol.
Tác dụng chống nôn.
Tác dụng kích thích tiết nước bọt và kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa.
Tác dụng chống viêm: Ức chế sự tăng tính thẩm thấu của các mao quản trong phản ứng viêm thực nghiệm.
Làm giảm tác dụng phụ của một số thuốc tây y: Kéo dài thời gian sống của chuột nhắt điều trị với liều cao thuốc chống ung thư Mitomycin, ngăn cản sự teo tuyến thượng thận ở chuột do tác dụng phụ của thuốc chống viêm Prednisolon.
Tác dụng làm tăng lượng Corticosteron tự nhiên: Trong cơ thể chuột nhắt, như vậy có tác dụng kiểu hormon Steroid.
Đối kháng với tác dụng ức chế miễn dịch của Steroid: Cùng với tác dụng kiểu Steroid nên nó được coi là một chất điều hòa miễn dịch.
Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
Tính vị: Vị cay, tính ấm.
Quy kinh: Quy 3 kinh Phế, Tỳ, Vị.
Công năng và chủ trị: Tán hàn phát biểu, ấm Tỳ Vị, cầm nôn, tiêu đờm giảm ho. Trị các chứng ngoại cảm phong hàn biểu chứng, Vị hàn ẩu thổ, giải độc cua cá, giải độc Bán hạ, Nam tinh.
Trừ phong tà hàn nhiệt, chứng thương hàn đau đầu nghẹt mũi, chỉ ẩu thổ, khứ đàm hạ khí.
Tiêu đàm chỉ ẩu, xuất hãn, tán phong, khu hàn, chỉ tả, sơ Can, đạo trệ.
Liều dùng: 6-12g.
8. Bạc hà
Tên khoa học:Mentha arvensis L
Thuộc họ bạc hà (Lamiaceae)
Bộ phận dùng: Toàn cây
Thành phần hóa học: Có Tinh dầu chứa khoảng 60-80% menthol, isomenthol, neomenthol, methylheptenon, methyl acetat, sabinen, myrcen, limonen, pulegon.
Tác dụng dược lý
Sinh khương
+ Tác dụng tê tại chỗ: Tinh dầu Bạc hà và menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh.
+ Tác dụng sát khuẩn mạnh: Chữa bệnh ngứa ngoài da, viêm mũi họng.
+ Tác dụng ức chế: Gây hiện tượng ngừng tim, ngừng thở ở trẻ sơ sinh.
+ Tác dụng gây hưng phấn: Tăng bài tiết tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp (liều nhỏ). Tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột (liều lớn).
+ Tác dụng gây ức chế thần kinh trung ương: Gây tê liệt thần kinh.
+ Tác dụng làm giảm sự vận động, chống co thắt ruột non.
Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
+ Tính vị: Vị cay, tính mát.
+ Quy kinh: Quy 2 kinh Phế, Can.
+ Công năng và chủ trị: Sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mắt, chỉ thống, sơ giải Can uất, trừ uế khí, rối loạn tiêu hóa. Trị các chứng: Ngoại cảm phong nhiệt, đau đầu mắt đỏ do phong nhiệt, yết hầu sưng đau do phong nhiệt, chứng ngực tức do Can khí uất kết, ngực sườn đầy đau, nôn tả bụng đau do trúng uế khí.
Phát tán, thanh lợi, tiêu phong tán nhiệt, trị chứng đầu thống, đầu phong, bệnh mắt, yết hầu răng miệng.
Phát tán, trị chứng đầu thống, đầu phong, tâm phúc ác khí đàm kết, khai uất tán khí, trị bệnh mắt, yết hầu răng miệng.
Liều dùng: 15 – 30g.
9. Lá Khôi
Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitard
Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae)
Bộ phận dùng: Lá
Thành phần hóa học: Tanin và glucosid.
Tác dụng dược lý theo YHHĐ , : Sơ bộ nghiên cứu trên thỏ, chuột bạch và khỉ thấy có một số tác dụng:
Làm giảm độ acid của dạ dày.
Làm giảm nhu động ruột.
Về dược lý lâm sàng, Bệnh viện 108 đã nghiên cứu trên một số bệnh nhân bị đau dạ dày cho thấy kết quả giảm đau đạt 80-100% và giảm dịch vị xuống mức bình thường.
Viện Y học cổ truyền Việt Nam áp dụng Lá Khôi chữa một số trường hợp đau dạ dày, đã có sơ bộ nhận định như sau: Liều 100g Lá Khôi trở xuống có thể đỡ đau hoặc hết đau, bệnh nhân ăn ngủ được.
Tác dụng theo Y học cổ truyền , .
Tính vị: Vị chua.
Quy kinh: Đến nay vẫn chưa được nghiên cứu.
Lá Khôi là vị thuốc chữa đau dạ dày dùng trong nhân dân. Việc sử dụng này xuất phát từ kinh nghiệm của phân hội đông y Thanh Hóa, dựa trên kinh nghiệm của một vùng dân tộc dùng lá cây này để chữa đau bụng, nhưng bao giờ cũng phối hợp với vị Bồ công anh và Khổ sâm.
Thường được dùng chữa đau dạ dày, chữa sài lở, bổ huyết. Liều dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Liều dùng: 40 – 80g.
10. Bán hạ chế
Bán hạ (Bán hạ chế)
Tên khoa học: Typhonium trilobatum (L) Schott
Thuộc họ Ráy ( Araceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ.
Thành phần hóa học có: Nước, chất béo, chất sợi, calci, phosphor, sắt, kalium, thiamin, niacin, caroten, acid folic, iodin, cholin, alcaloid, stigmasteron…
Tác dụng dược lý , .
Tác dụng chống loét dạ dày tá tràng: Ức chế sự phân tiết dịch vị, làm giảm độ acid của dịch vị.
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Ức chế hoạt động tự nhiên của súc vật thí nghiệm.
Tác dụng chống nôn: Bán hạ sống gây nôn nhưng khi chế lại có tác dụng chống nôn.
Tác dụng chống ho.
Tác dụng giảm đau: Nâng cao ngưỡng kích thích gây đau cho động vật thực nghiệm.
Tác dụng giảm co thắt cơ trơn: Ức chế co bóp của ruột do Acetylcholin gây nên, đối với co bóp do Histamin và Barichlorid Bán hạ có tác dụng đối kháng yếu.
Tác dụng theo Y học cổ truyền ,
Tính vị: Vị cay, tính ấm có độc.
Quy kinh: Quy 3 kinh Phế, Tỳ, Vị.
Công năng và chủ trị: Giáng nghịch cầm nôn táo thấp hóa đàm, hòa Vị, kiện Vị, tiêu thũng tán kết. Trị các chứng : Đàm thấp, hàn đàm gây động phong, đàm trọc hung tý, Vị hư ẩu thổ, nhậm thần ẩu thổ, chứng kết hung, đau đầu tức ngực, nuốt vướng ở họng.
Tiêu tâm phúc hung cách đàm nhiệt mãn kết, khái thấu thương khí, tâm hạ cấp thống, kiên bỉ, thời khí ẩu nghịch, tiêu ung thũng.
Trị ho do hàn đàm, ăn sống lạnh làm tổn thương Phế, tiêu hung trung bĩ, cách thượng đàm, trừ hung hàn, hòa Vị khí, táo Tỳ thấp, trị đàm quyết đầu thống, tiêu ung thũng.
Hay lo nghĩ là chỉ chứng trạng chưa gặp phải việc lo sầu mà lại thường xuyên tư lự liên miên, ưu uất không giảm, buồn bã không vui.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Hay lo nghĩ do Tâm Tỳ khí kết: Có chứng tâm tình không thoải mái, suốt ngày lo nghĩ, Vị quản trướng đầy không muốn ăn uống, ban đêm khó ngủ, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi tối, mạch Huyền.
Hay lo nghĩ do Phế khí bất túc: Có chứng ngực khó chịu đoản hơi, tinh thần bạc nhược, lo nghĩ ít nói, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Nhược.
Phân tích
Chứng Hay lo nghĩ do Tâm Tỳ khí kết: Phần nhiều do lao tâm quá độ hoặc tinh thần bị kích thích, tâm tình không thoải mái hoặc có những việc tháo gỡ khó khăn, suốt ngày tư lự dẫn đến khí trệ không thông. Linh khu – Bản thần thiên:“Ưu sầu là do khí bế tắc không thông”. Tố vấn – Tý luận:Dâm khí ưu tư, Tý tụ ởTâm”. Phổ tế phươngcho rằng: “Lo nhiều thì khí kết”. Yếu điểm biện chứng lâm sàng là: hay lo nghĩ kiêm các chứng khí cơ không lợi nên ngực bụng nghẽn đầy, Tỳ không kiện vận nên không thiết ăn uống, thậm chí mất cảm giác no đói, lại vì tư lự quá độ dẫn đến mất ngủ. Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc:“Tư là bệnh của Tâm với Tỳ… hoặc có khi lao tâm tư lự tổn thương tinh thần đẫn đến đầu choáng mắt hoa, Tâm hư đoản hơi, hồi hộp phiền nhiệt, có khi tư lự hại Tâm đến nỗi tâm thần bất túc nên không ngủ được… có khi do tư lự hại Tâm Tỳ dẫn đến đãng chí hay quên, nói năng lộn xộn như si như ngây… Điều trị nên bổ ích Tâm Tỳ, chọn dùng phương Quy Tỳ thang gia uất kim, Hương phụ.
Chứng Hay lo nghĩ do Phế khí bất túc: Phần nhiều do thể trạng vốn hư yếu sinh hóa bất túc hoặc buồn thương quá độ. Buồn thì khí tiêu đến nỗi Phế khí bất túc. Phế chủ khí, nếu Phế khí bất túc, mất chức năng tuyên thông, khí cơ càng dễ bị uất trệ. Yếu điểm biện chứng lâm sàng là: ưu tư rầu rĩ, ngực khó chịu đoản hơi, tinh thần yếu sức, mạch Nhược lưỡi nhạt hoặc tiếng ho thấp khẽ. Điều trị nên bổ ích Phế khí, chọn dùng phương Bổ Phế thang gia Bạch truật, Trần bì.
Trên lâm sàng chứng Hay lo nghĩ phần nhiều do nhân tố tinh thần gây bệnh, biện chứng luận trị cố nhiên là trọng yếu nhưng cũng phải kết hợp với biện pháp an ủi tinh thần.
Trích dẫn y văn
Có khi tư lự mà biến động, bệnh thuộc Hư (Đan khê tâm pháp).
Nội kinh nói: “Chí của Phế là ưu”, lại nói “Ưu thì khí chìm xuống”. Linh khu nói: “Ưu sầu không giải thì hại ý, ý là cái thần của Tỳ. Lại nói ưu thì nghẽn tắc không thông, khí mạch đoạn tuyệt làm cho trên dưới không thông (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc).
Viên nén 30 mg: vỉ 10 viên, hộp 10 vỉ. Viên nén 60 mg: vỉ 10 viên, hộp 10 vỉ.
THÀNH PHẦN
cho 1 viên
Diltiazem hydrochloride
30 mg
Tá dược: lactose, dầu đã hydro hóa, macrogol 6000, magiê stearat.
cho 1 viên
Diltiazem hydrochloride
60 mg
Tá dược: lactose, dầu đã hydro hóa, macrogol 6000, magiê stearat.
MÔ TẢ
Diltiazem hydrochloride có tên hóa học (2S,3S)-3-acetoxy-2,3-dihydro-2-(4-methoxyphenyl)-5- (2-dimethyl aminoethyl)-1,5-benzothiazepine-4(5H)-one monohydrochloride. Công thức phân tử: C22H26N2O4S.HCl.
Diltiazem ở dạng tinh thể hay bột kết tinh trắng. Không mùi, rất tan trong acid formic, dễ tan trong nước, methanol và chloroform.
Điểm nóng chảy: khoảng 210-215oC (phân hủy).
DƯỢC LỰC
Herbesser 30 và Herbesser 60 là sản phẩm kháng canxi loại benzothiazepine, phát triển bắt nguồn từ Công ty hữu hạn Tanabe Seiyaku. Thuốc có ích trong điều trị cơn đau thắt ngực, các dạng đau thắt ngực biến thể và tăng huyết áp vô căn, nhờ làm dãn động mạch vành, giảm co thắt mạch vành và làm dãn mạch máu ngoại biên, v.v. được cho là do tác dụng đối kháng canxi của Diltiazem hydrochloride.
DƯỢC LÝ
Những lợi ích điều trị của Diltiazem hydrochloride như là cải thiện thiếu máu cục bộ cơ tim và giảm huyết áp cho là có liên quan đến khả năng làm dãn mạch máu do ức chế dòng ion canxi vào trong tế bào cơ trơn của mạch vành và mạch máu ngoại vi.
Các hiệu quả trên thiếu máu cơ tim cục bộ:
Các hiệu quả về cải thiện cân bằng cung-cầu oxy của cơ tim:
Tăng lưu lượng máu mạch vành đến vùng cơ tim bị thiếu máu bằng cách làm dãn những nhánh tuần hoàn bàng hệ và động mạch vành lớn (ở chó).
Ức chế co thắt mạch vành (ở khỉ, người).
Giảm tiêu thụ oxy của cơ tim, mà không giảm cung lượng tim bằng cách giảm hậu gánh và nhịp tim do tác dụng dãn mạch ngoại biên và làm giảm nhịp tim (ở chó).
Hoạt động bảo vệ cơ tim:
Duy trì chức năng của tim và chuyển hóa năng lượng của cơ tim. Giảm kích thước vùng nhồi máu thông qua ức chế sự xâm nhập quá nhiều của dòng ion canxi vào các tế bào vùng cơ tim thiếu máu (chuột).
Tác dụng lên huyết áp:
Hạ thấp từ từ đối với huyết áp cao mặc dù có ảnh hưởng rất ít đối với huyết áp bình thường (chuột, người). Ức chế tăng huyết áp do vận động quá mức (người).
Hạ huyết áp mà không giảm dòng máu đến não và thận (ở chó, người).
Ức chế phì đại cơ tim và mạch máu trong khi hạ huyết áp (ở chuột cống).
Tác dụng trên nhịp xoang và hệ thống dẫn truyền cơ tim:
Kéo dài nhẹ các khoảng nhịp xoang tự phát và thời gian dẫn truyền nút nhĩ thất, không ảnh hưởng đến thời gian dẫn truyền bó His-Purkinje (ở chó, người).
DƯỢC LÝ LÂM SÀNG
Nghiên cứu lâm sàng:
Cơn đau thắt ngực và đau thắt ngực biến thể:
Lợi ích của Herbesser 30 và Herbesser 60 trong điều trị đau thắt ngực đã được chứng minh với các nghiên cứu so sánh mù đôi, nghiên cứu so sánh mù đơn và nghiên cứu mở. Lợi ích của nó trong điều trị đau thắt ngực biến thể được chứng minh qua các nghiên cứu mở bao gồm cả quá trình thăm dò bằng điện tâm đồ Holter.
Tăng huyết áp:
Lợi ích của Herbesser 30 và Herbesser 60 trong điều trị tăng huyết áp vô căn được chứng minh qua 4 nghiên cứu so sánh mù đôi với một giả dược, reserpine và propanolol để đối chứng.
Phản ứng phụ:
442 trường hợp (4,6%) có phản ứng phụ được báo cáo trong tổng số 9630 trường hợp. Các phản ứng phụ hay gặp nhất có tần số xuất hiện như sau:
Hệ thống tim mạch: 1,4% (chóng mặt 0,5%, tim đập chậm 0,4%, bốc hỏa 0,2%; block nhĩ thất 0,2%).
Quá mẫn 1,25%, đau đầu 0,2%…
NGHIÊN CỨU PHI LÂM SÀNG
Độc tính:
Độc tính với liều duy nhất (LD50 mg/kg): xem bảng
Động vật thử nghiệm
Đường sử dụng
Uống
Dưới da
Tĩnh mạch
Giới tính
Đực
Cái
Đực
Cái
Đực
Cái
Chuột nhắt, dòng ddY
740
640
260
280
61
58
Chuột cống, dòng Wistar
560
610
520
550
38
39
Độc tính với liều nhắc lại: Khi liều 2, 10, 25, và 125 mg/kg/ngày và 10, 20 và 40 mg/kg/ngày Diltiazem HCl được dùng qua đường uống lần lượt cho chuột cống dòng SD và chó săn trong 6 tháng.
Với chuột cống: có những trường hợp tử vong trong nhóm dùng liều 125 mg/kg/ngày. Nhóm dùng liều 25 và 125 mg/kg/ngày có những biểu hiện suy giảm chức năng đối với gan và thận nhưng trong nhóm 2 mg và 10 mg/kg/ngày không bị ảnh hưởng.
-Với chó săn: Nhóm dùng liều 40 mg/kg/ngày có những trường hợp chết và bất thường về điện tâm đồ. GOT và GPT tăng thoáng qua trong nhóm dùng 20 mg/kg/ngày.
Sinh quái thai:
Đối với chuột cống dòng CFY, trước khi giao phối, trong thời gian mang thai và cho con bú, khi dùng thuốc Diltiazem HCl qua đường uống với liều 12,5 mg, 25 mg, 50 mg và 100 mg/kg/ngày, không thấy tác dụng bất lợi lên chức năng sinh sản của chuột bố mẹ và không xảy ra chết thai, quái thai, và chậm phát triển đối với thai và chuột
Trong giai đoạn hình thành các cơ quan bào thai, dùng Diltiazem HCl đường uống với liều 10, 25, 100, 200 và 400 mg/kg/ngày và 10, 50, 100, 200 và 400 mg/kg/ngày theo thứ tự cho 2 loại chuột sau:
Chuột nhắt dòng ICR-JCL.
Chuột cống dòng Wistar
Hậu quả gây chết thai thấy xuất hiện trong tất cả các nhóm chuột nhắt và trong nhóm chuột cống dùng 200 và 400 mg/kg/ngày. Tình trạng gây quái thai quan sát thấy trong nhóm chuột nhắt dùng liều 50, 100, 200 và 400 mg/kg/ngày, nhưng đối với chuột cống không thấy có quái thai thậm chí với nhóm sử dụng liều 400 mg/kg/ngày.
Dùng trong giai đoạn chu sinh và sau sinh liều 50,100, 200 và 400 mg/kg/ngày Diltiazem HCl bằng đường uống cho chuột cống dòng Wistar. Tình trạng chung của chuột mẹ trở nên xấu đi, tỉ lệ sinh và tỉ lệ cho bú giảm và tỉ lệ sống sót cũng như sự tăng trọng của chuột con giảm trong nhóm 200 và 400 mg/kg/ngày, nhưng không có thay đổi đáng chú ý đối với nhóm sử dụng liều 10, 50, và 100 mg/kg/ngày.
Tính kháng nguyên:
Không quan sát thấy tính kháng nguyên của Diltiazem HCl trên chuột lang, chuột nhắt và chuột cống.
Biến đổi gen:
Tính gây biến đổi gien của Diltiazem HCl không quan sát thấy thông qua test đột biến ngược (reverse) và sửa chữa (repair) với vi khuẩn, test sai lệch nhiễm sắc thể trong tế bào động vật có vú nuôi cấy hoặc tế bào nhân nhỏ trên chuột nhắt.
Gây ung thư:
Không quan sát thấy tính gây ung thư của Diltiazem hydrochloride qua thử nghiệm trên chuột nhắt.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Nồng độ huyết tương:
Đối với người lớn khoẻ mạnh khi uống 2 viên Herbesser (60 mg Diltiazem HCl) thì nồng độ
huyết tương đạt đỉnh cao sau 3-5 giờ. Thời gian bán hủy khoảng 4,5 giờ. Uống kéo dài Diltiazem HCl 90 mg (3 viên 30 mg)/ngày cho bệnh nhân thì nồng độ huyết tương của thuốc 2-4 giờ sau khi uống là khoảng 40 ng/mL.
Chuyển hóa:
Khi dùng Herbesser người lớn khỏe mạnh theo đường uống, Diltiazem HCl chuyển hóa chủ yếu bởi các quá trình khử amin oxy hóa, khử methyl oxy hóa, khử acetyl và tiếp hợp hóa.
CHỈ ĐỊNH
Cơn đau thắt ngực, đau thắt ngực biến thể. Tăng huyết áp vô căn (từ nhẹ đến trung bình).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân đang có block nhĩ thất độ II hay độ III hoặc block xoang nhĩ.
Phụ nữ có thai và phụ nữ nghi ngờ có
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Thận trọng chung:
Do có báo cáo rằng các triệu chứng nặng lên sau khi đột ngột ngừng thuốc kháng canxi, liều dùng nên giảm từ từ và nên quan sát cẩn thận các triệu chứng nếu như ngừng điều trị Herbesser 30 và Herbesser Bệnh nhân cần được nhắc nhở không được ngừng thuốc mà không có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân có nhịp tim chậm nghiêm trọng (dưới 50 lần/phút) hoặc có block nhĩ thất độ
Dùng cho người già:
Vì hạ thấp huyết áp quá mức là điều không mong muốn ở người già, nên bắt đầu điều trị với liều thấp, và Herbesser 30 và Herbesser 60 phải được dùng dưới sự giám sát cẩn thận.
Dùng trong thời gian mang thai và cho con bú:
Do hậu quả gây quái thai và gây chết thai của Diltiazem đã được chứng minh qua các thí nghiệm trên động vật, nên chống chỉ định đối với phụ nữ đang có thai hoặc phụ nữ nghi ngờ có
Không dùng Herbesser 30 và Herbesser 60 cho các bà mẹ đang cho con bú vì có báo cáo rằng Diltiazem hydrochloride bài tiết qua sữa mẹ. Nếu cần thiết phải dùng thuốc, tránh cho con bú.
Dùng trong nhi khoa:
Tính an toàn của Herbesser 30 và Herbesser 60 đối với trẻ em không được xác lập.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Herbesser 30 và Herbesser 60 cần dùng cẩn thận khi điều trị kết hợp với các thuốc sau đây: Thuốc hạ áp: hiệu quả của thuốc hạ áp sẽ tăng.
Thuốc ức chế bêta hoặc các chế phẩm của Rauwolfia: nhịp tim chậm có thể xảy ra. Carbamazepine: nồng độ huyết tương của carbamazepine có thể tăng và có thể gây những triệu chứng ngộ độc do carbamazepine như buồn ngủ, buồn nôn, nôn và chóng mặt.v.v.
Chế phẩm Thuốc Digoxin: nồng độ trong huyết tương của Thuốc Digoxin tăng.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
422 trường hợp (4,6%) có phản ứng phụ được báo cáo trong tổng số 9630 trường hợp. Các phản ứng phụ thường gặp nhất là:
Tim mạch: hoa mắt, nhịp tim chậm, bốc hỏa, block nhĩ thất (không thường xuyên), đánh trống ngực (hiếm khi xảy ra), .v.v.. Trong những trường hợp này, cần giảm liều hoặc ngừng thuốc.
Tâm thần kinh: mệt mỏi, đau đầu, đau đầu âm ỉ (không thường gặp), yếu ớt (hiếm gặp) .v.v. có thể xảy
Gan: hiếm khi vàng da và gan to xảy Herbesser 30 và Herbesser 60 cần được ngưng trong những trường hợp này. GOT, GPT có thể tăng nhưng không thường xuyên.
Quá mẫn với thuốc: triệu chứng quá mẫn như là: nổi ban (ít gặp) và hồng ban đa dạng (hiếm) có thể xảy Trong những trường hợp này, nên ngừng thuốc.
Dạ dày-ruột: khó chịu ở dạ dày, táo bón, đau bụng, ợ chua (nóng) và chán ăn (ít gặp), phân mềm, buồn nôn, tiêu chảy và khát nước (hiếm gặp) .v.v. có thể xảy
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Cơn đau thắt ngực, đau thắt ngực biến thể:
Thông thường, đối với người lớn 30 mg Diltiazem hydrochloride uống 3 lần mỗi ngày. Nếu cần, có thể tăng lên 60 mg mỗi lần.
Tăng huyết áp vô căn (các trường hợp từ nhẹ đến trung bình):
Thông thường, đối với người lớn 30-60 mg Diltiazem hydrochloride, uống 3 lần mỗi ngày. Liều của thuốc có thể được điều chỉnh theo tuổi của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Loạn thị là một trong các bệnh về mắt, khó chữa, gặp nhiều ở các trẻ em tuổi học đường và người lớn. Loạn thị bị một mắt hay hai mắt, đeo đẳng suốt đời.
Nguyên nhân gây nên bệnh loạn thị là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong đó có nước sống nước suối, nước ao hồ… nhiễm nhiều loại vi khuẩn tả, lị, thương hàn, cô li… đặc biệt là vi khuẩn Chlamydiae Trachomatis là thủ phạm gây bệnh mắt hột để lại di chứng sẹo giác mạc là nguyên nhân gây đến loạn thị.
Biểu hiện có hai loại: Loạn thị không đều là giác mạc bị tổn thương để lại sẹo do di chứng của mắt hột làm cho giác mạc không còn độ bóng nhẵn, trơn tru. Loạn thị không đều, hiện nay chưa điều chỉnh bằng kính được hay phương pháp nào khác, phải mang dị tật suốt đời.
Loạn thị đều là do di chứng của mắt hột làm cho độ cong của giác mạc không đều nhau trên các tuyến. Người loạn thị đều, nhìn mọi vật đều méo mó.
Hai loại: loạn thị không đều và loạn thị đều làm cho thị lực đều giảm, dù phải nhìn một vật rất gần vẫn chỉ thấy lờ mờ, không phân biệt rõ. Phát hiện được loạn thị này bằng máy javal và đồng hồ Parent.
Phòng tránh là không dùng nguồn nước sống, suối, hồ, ao đã bị nhiễm nhiều vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn Chlamydiae Trachomatis để tắm rửa, ăn uống.
Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt của người bệnh đau mắt hột. Khi thấy mắt trẻ bất thường, phải đưa trẻ đi khám mắt và làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Mặt khác, cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất đặc biệt là vitamin A, có trong thức ăn hàng ngày như mỡ động vật, gan cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, gấc dưới dạng alpha, bêta, gamma caroten, còn gọi là pro-vitamin A. Khi chúng vào cơ thể người, chuyển hoá thành vitamin A. Nhu cầu trung bình mỗi người với lượng vitamin A từ 1,5-2,5 milligam mỗi ngày.
Điều trị loạn thị đều ở một mắt, mắt kia bình thường. Mắt loạn thị phải dùng kính trụ do bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ định. Mắt bình thường dùng kính không số,vì không có bệnh.
Một mắt bị loạn thị không đều, không dùng kính vì không điều chỉnh lên võng mạc bị sẹo được. Mắt kia loạn thị đều, điều chỉnh bằng kính trụ do bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ định. Ngoài ra, hiện nay, chưa có phương pháp điều chỉnh được hay chưa có loại thuốc nào đặc trị loạn thị không đều.