Trang chủChâm cứuChâm cứu chứng hiếp thống (đau ngực sườn)

Châm cứu chứng hiếp thống (đau ngực sườn)

Hiếp thông là chứng bệnh mà một bên hoặc hai bên ngực sườn bị đau ngầm, trướng thống, thích (đâm mũi nhọn vào) thông. Chứng này thường thấy trên lâm sàng. Nội kinh nói: “Tà khí ở tại can thì dưới hai bên ngực sườn bị đau”, hoặc “tà khí ở khách tại lạc của túc thiếu dương, làm cho người ta đau sườn”, hoặc “can bệnh sẽ làm cho hai bên ngực sườn dưới đau đến bụng dưới”. Do đó, ta biết rằng chứng hiếp thông có quan hệ trực tiếp với can và đởm. Bởi vì ngực sườn là nơi tuần hành của kinh túc quyết âm can và túc thiếu dương đởm, khi can và đởm có bệnh biến, thường thường trước hết biểu hiện ở ngực sườn. Ví dụ như can huyết hư, hoặc can thận âm hư, phần lớn do bệnh lâu ngày thân thể hư, hoặc do phòng lao quá độ, tinh huyết tổn hao thái quá đến nỗi làm cho huyết hư không còn dưỡng được can, do đó cân mạch mất đi sự tư dưỡng mà gây ra đau ngấm ngầm. Cho nên Trương Cảnh Nhạc nói: “Người mà thận hư nhược, phần lớn là bị đau ngầm ở vùng ngực sườn. Đó là tinh khí của can thận bị hư”. Đây là thuộc hư chứng. Nếu người nào suy tính mà không toại nguyện, lo lắng và suy nghĩ nhiều, hoặc thường nổi giận làm thương đến can, thất tình bị uất kết, can mất đi sự điều đạt, cơ chế của khí không còn xướng làm uất trở mạch lạc, hoặc do té ngã nặng, ác huyết lưu ứ làm bế trở lạc mạch ở vùng ngực sườn; bất thường thì thống . Do đó mà xuất hiện chứng bệnh ngực sườn trướng thống, hoặc đau như dùi nhọn đâm vào, đa sô là thuộc thực chứng. Ngoài ra như đàm ẩm lưu chú, thổ bị ủng khinh lờn mộc, can đởm có thấp nhiệt tà khí của ngoại cảm xâm nhập vào kinh mạch của thiếu dương, tất cả đưa đến chứng đau ngực sườn. Đây là chứng thường thấy trên lâm sàng. Và lại, ngày xưa cũng có thuyết cho rằng bên tả thuộc ứ huyết, bên hữu thuộc đàm khí, thuyết này có một giá trị nhất định của nó trên lâm sàng. Đau sườn bên phải tuy đa số do đàm ứ trệ; nhưng do huyết hư, can thận âm hư cũng không phải là ít thấy.

TRỊ LIỆU

Đau ngực sườn do thực chứng

Chứng trạng : Đau một bên hay hai bên ngực sườn, hoặc trướng thống, hoặc đau như mũi dùi đâm vào, hoặc đau như co rút, đè tay lên càng nặng. Có thể sau cơn giận thì đau nặng hơn, hoặc miệng bị đắng, nước tiểu vàng, ăn không thấy ngon, ói mửa, vùng ngực và bụng bị mãn, phiền muộn, đi tiêu phân cứng… mạch huyền hoặc huyền sáp, huyền sác, rêu lưỡi tím hoặc đỏ, rìa lưỡi như hình lưỡi cưa, rêu mỏng.

Phép trị : Sơ can lý khí, hoạt huyết khử ứ, kiện tỳ, tiêu đàm.

Xử phương và phép châm cứu : Châm kỳ môn 3 phân, can du 2 phân, chi câu 5 phân, dương lãng tuyền 1 thôn, phong long 1 thốn, túc tam lý 5 phân, thái xung 3 phân, tất cả đều dùng phép tả, không cứu, lưu kim 10 phút.

Phép gia giảm : Nếu kèm theo ho, châm thêm tả phế du 3 phân, cứu cao hoang du 3 tráng. Nếu kèm theo ngực bị đau, châm thêm nhũ căn 3 phân đều dùng phép tả.

Đau ngực sườn do hư chứng

Chứng trạng : Đau ngấm ngầm kéo dài không dứt, đầu tôi mắt hoa, có khi có hư nhiệt, tâm bị phiền, mất ngủ, miệng khô, mạch huyền tế hoặc tế sác, lưỡi đỏ hoặc đỏ nhạt, rêu mỏng hoặc không có rêu.

Phép trị : Tư âm thanh nhiệt, bổ huyết dưỡng can.

Xử phương và phép châm cứu : Châm kỳ môn và khí hải đều 5 phân cả bổ lẫn tả, bổ can du 2 phân, bổ thận du 3 phân, bổ trung quản 5 phân, châm túc tam lý 5 phân, tam âm giao 5 phân, cả hai đều tiền bổ hậu tả, bổ thái khê 3 phân; lưu kim 10 đến 20 phút. Chứng hàn thì cứu, có hư nhiệt không cứu.

Phép gia giảm : Nếu thêm chứng trướng mãn ở vùng bụng, ăn không ngon, châm bổ thêm tỳ du 3 phân, bổ chương môn 3 phân, bổ trung quản 5 phân.

CẤM KỴ

Cấm giận dữ, cấm giao hợp.

Y ÁN

Thí dụ 1: Bà Cao … 39 tuổi, công nhân.

Khám lần 1 (29 tháng 6): Buồn vì việc nhà bà sầu muộn, uất nộ không nguôi, thường thở ngắn than dài, muốn khóc, tinh thần bị u uất ăn uống ngày càng giảm. Hậu quả là ngực sườn và bên mặt bị đau trướng mãn… Bệnh đến nay là năm ngày, mạch huyền trường hữu lực, lưỡi đỏ, rêu mỏng. Đây là chứng thuộc can khí uất kết.

+ Phép trị: Thư can lý khí, tiết phủ, thông tiện.

+ Xử phương : Châm tả can du, kỳ môn, tam tiêu du, chi câu đều 3 phân; tả dương lăng tuyền 1 thốn, lưu kim 10 phút.

Khám lần 2 (3 tháng 7) : Lần trước sau khi châm chứng hiếp thống giảm nhẹ, tinh thần khá hơn, đại tiện đã thông xướng, các chứng còn lại như cũ. Châm phương trên bỏ chi câu, thêm trung quản 5 phân, túc tam lý 5 phân, cả bổ lẫn tả, tả thái xung 2 phân lưu kim 10 phút.

Khám lần 3 (8 tháng 7): Các chứng giảm nhiều, châm theo phép cũ bỏ tam tiêu du thêm phong long 5 phân, tả không cứu, lưu kim 10 phút; châm kỳ môn, can du đều 3 phân đều tiền bổ hậu tả.

Khám lần 4 (12 tháng 7): Các chứng đều bình thường, gương mặt vui vẻ, nhưng cảm thấy vùng bụng còn hơi trướng; châm theo phương cũ, gia giảm : bổ trung quản, túc tam lý đều 5 phân, cứu 3 tráng, tả phong long 5 phân, châm dương lăng tuyền 5 phân tiền tả hậu bổ, bổ tỳ du 3 phân, cứu 3 tráng, bổ can du 3 phân.

Ngoài ra còn dặn bệnh nhân nén tâm tĩnh lại, đừng động nộ, tâm tình phải cởi mở.

Thí dụ 2 : Trần Thị L … 40 tuổi…

Khám lần 1 (27 tháng 4): Dưới ngực sườn phải bị đau ngầm, tâm tình nóng nảy, ngủ kém, mệt mỏi mất sức, cổ khô, miệng khô (táo), nguyệt kinh có sớm, cứ hơn 20 ngày thì kinh đến, lượng huyết ít, mạch huyền tế mà sác, lưỡi đỏ, rêu mỏng. Đây thuộc chứng can thận âm hư.

+ Phép trị: Tư âm thanh nhiệt, bổ huyết, nhu can.

+ Xử phương: Châm can du 3 phản tiền bổ hậu tả; bổ thận du 5 phân; châm tam âm giao 5 phân, tiền bổ hậu tả; châm kỳ môn 5 phân cả bổ lẫn tả; bổ thái khê 3 phân; châm khí hải 5 phân bình bổ bình tả, tất cả đều không cứu, lưu kim 20 phút.

Khám lần 2 (3 tháng 5): Lần trước sau khi châm, chứng hiếp thông và mất ngủ đã giảm nhiều, các chứng khác cũng có giảm nhẹ. Châm như cũ, thêm túc tam lý 5 phân, tiền tả hậu bổ. Châm như vậy được tám lượt, các chứng bệnh đều khỏi.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây