Điện châm chữa đau dạ dày

Châm cứu

Nguyên nhân và chứng hậu

Chứng đau dạ dày được giới thiệu nhiều trong các sách cổ điển là chứng vị hồi dương (loét dạ dày).

Sau khi ăn uống độ nửa giờ, đau kịch liệt ở vùng dạ dày. Chứng vị hồi dương là do tình cảm, ý chí bị kich thích mà gây ra, cũng có thể do uống rượu, ăn đồ lạnh mà thấp khí đình trệ hoặc hàn khí uất tích làm vị khí không điều hoà mà gây bệnh. Có hai thể bệnh :

Chứng thực :

Vọng : Rêu lưỡi dày.

Vấn : Đau dạ dày, ngực đầy, khí nghịch, nôn mửa hoặc bụng đầy, đại tiện bí. Khi đau nếu ân vào vùng dạ dày đau càng tăng lên.

Thiết : Mạch đại hoặc thực.

Chứng hư :

Vọng : Thân thể gầy yếu, uể oải, rêu lưỡi mỏng trắng.

Vấn : Đau liên miên vùng dạ đày, có xoa bóp hoặc đè lên vùng dạ dày thì dể chịu.

Thiết : Mạch huyền, vô lực.

Điều trị

Hướng điều trị :

Điều hoà tỳ vị, giảm thống.

Huyệt sử dụng :

Chứng thực : Châm tả các huyệt vị du, thiên khu, trung quản, nội quan, túc tam lý.

Chứng hư :

Châm bổ, : túc tam lý, nội quan, trung quản.

Ôn châm : Tỳ du, khí hải, tam âm giao.

Liệu trình :

Điện châm kết hợp với thuỷ châm, mỗi ngày một lần.

Châm cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận