Trang chủChâm cứuChâm cứu chữa Động kinh

Châm cứu chữa Động kinh

Bệnh danh chứng giản (động kinh) bắt nguồn từ Nội kinh. Đây là một chứng bệnh mà khi phát tác làm cho thần chí dị thường, còn có tên là điên giản. Ngày xưa dùng lẫn lộn hai chữ điên và giản. Sách Thiên kim gọi chung là điên giản, tục gọi là dương giản phong (tiếng kêu như dê).

Sách Lâm chứng chỉ nam mô tả nguyên nhân gây nên bệnh động kinh có thể do kinh khủng, hoặc do ẩm thực bất tiết, hoặc do lúc còn trong bụng mẹ đã nhận lấy nhiều kinh hoàng làm cho tạng khí bất bình thường, kinh mạch bị thất điều dẫn đến tích đàm hoặc quyết chí nội phong thì khí sẽ bạo nghịch một cách rất dữ dội, không thể nào ngăn lại được, sau đó nó sẽ tự dứt. Như vậy ta thấy rằng sự phát tác của bệnh này chủ yếu là ở chỗ phong đầm khí hoả và bệnh diễn biến ở ba kinh can, tỳ, thận. Nếu như sự ăn uống không điều độ làm tổn thương tỳ vị, ảnh hưởng đến công năng vận hoá của tỳ vị, nó sẽ tụ ẩm thành đàm; hoặc do sự kinh khủng, giận dữ làm tổn thương can thận, khí của can thận bị hư tổn long lôi chi hỏa mất đi sự tiềm tàng của mình. Một lúc nào đó can dương hoá phong, phong và hoả cùng trợ nhau đến tích đàm, thế là phong hỏa đàm khí cùng trợ lực cho nhau để thừa thế thượng nghịch làm bế trở kinh lạc, trở tắc các thanh khiếu mà gây bệnh.

Chứng này lúc mới phát tương đối nhẹ, nếu để cho cứ bị phát đi phát lại nhiều lần thì chính khí sẽ ngày càng bị suy nhược, đàm khí không hoá, càng phát càng nhiều và chính khi càng hư, can phong càng nổi lên kịch liệt hơn, bệnh tình càng nặng; như vậy nguyên nhân và bệnh chứng là nhân quả của nhau. Bệnh này có tính ngoan cố, có khi theo đuổi cả đời người và cuối có thể chết vì nó. Châm cứu trị liệu có thể trị tiêu nhanh hơn dược trị, nhưng nếu muốn trị dứt bản trừ được căn chúng ta còn phải kết hợp với được nữa.

TRỊ LIỆU

Chứng trạng : Nếu bệnh nhẹ thì sự mất thần sẽ ngắn, sắc mặt trắng bệch, hai mắt ngó thẳng, đứng yên, khoé miệng giật, sự hồi phục bình thường tương đối nhanh. Nếu bệnh nặng thì bệnh nhân ngã xuống rất nhanh, bất tỉnh nhân sự, miệng sùi bọt mép, hai mắt trợn trừng lên trên, hai hàm răng cắn chặt, tay chân co rút, có khi trong miệng tiếng kêu giống như là tiếng heo, dê kêu… thậm chí tiểu tiện ra quần. Sau khi tĩnh lại ngoài cảm giác mệt mỏi ra, bệnh nhân sẽ trở lại trạng thái sinh hoạt bình thường. Sự xuất hiện bệnh có thể từ một năm, nửa năm, một hoặc hai tháng, có khi vài ngày, có khi mỗi ngày phát vài lần. Thời gian phát bệnh nhanh hay chậm không nhất định…

Phép trị: Điều đàm, tức phong khai khiếu để định được chứng giản. Nếu bệnh ở dương phận thì thủ huyệt ở dương kiểu mạch, nếu bệnh ở âm phận thì thủ huyệt ở âm kiểu mạch (âm kiểu thủ chiếu hải, dương kiểu thủ thân mạch).

+Xử phương và phép châm cứu : Tuỳ bệnh tình mà chọn huyệt cho thích hợp.

Châm bách hội tiền bổ hậu tả 3 phân; tả phong trì 5 phân; tả đại chuỳ 5 phân; giản sử 5 phân cả bổ lẫn tả; tả kỳ môn 3 phân; bổ túc tam lý 5 phân; tả cưu vĩ 3 phân; châm nhân trung, thừa tương bình bổ bình tả đều 3 phân; tả thiên đột 3 phân; bổ trung xung 5 phần; châm bình bổ bình tả nội quan, thần môn đều 3 phân; tả khúc trì 5 phân.

+ Phép gia giảm: Bệnh lâu ngày và thời gian bệnh kéo dài thì châm thêm hợp cốc, thái xung, tiền tả hậu bổ đều 5 phân. Nếu bệnh cứ lặp lại nhiều lần, thể chất suy nhược, cứu phế du, cao hoang du đều 5 tráng. Nếu bệnh phát vào ban ngày châm thêm hậu khê, thân mạch đều 3 phân; nếu phát vào ban đêm châm thêm chiếu hải 3 phân, bổ. Nếu khoé miệng bị co rút, răng cắn chặt, châm thêm địa thương, giáp xa đều 3 phân tả, lưu kim 5 phút.

CẤM KỴ

Tránh việc giận dữ (nộ), kinh hãi; nên chú ý việc ăn uống, điều dưỡng, kỵ ăn thức ăn sống, lạnh, kích thích…

Y ÁN

Thí dụ : Ông Vương 54 tuổi, công nhân, ngày 2 tháng 3 đến khám bệnh.

Người bệnh thân hình mập mạp, cao lớn khoẻ, uống rượu nhiều, đã có lần quá say phải nằm nơi đất ướt cả tiếng đồng hồ sau mới hồi tỉnh lại, quần áo ướt hết cả. Sau đó, ông tự cảm thấy sau vùng hông sườn trái và vùng bụng có tiếng nước chảy, có khi lên đến cổ họng, đàm nhớt làm ủng tắc không nói chuyện được, tay chân cứng thảng ra và co lại. Có khí mỗi ngày phát một lần, có khi mỗi ngày phát vài lần, đã chữa bệnh qua Đông Tây y nhưng vẫn không khỏi, ông đến nhờ châm cứu trị liệu. Mạch ông trì hoạt, rêu lưỡi trắng đục. Đây thuộc chứng trung khí hư nhược, tà hoả nghịch lên trên.

Phép trị: ích khí, kiện tỳ, điều đàm giáng nghịch.

+ Xử phương : Châm bổ bách hội 3 phân; châm tả phong trì 5 phân; châm bình bổ bình tả đại chùy, giản sử đều 5 phân; bổ phế du 3 phân, cứu hoang du 3 tráng; châm tả nhẹ thiên đột 5 phân; mũi kim hướng xuống dưới; châm bổ trung quản, hợp cốc đều 5 phân; châm tả kỳ môn, thái xung đều 3 phân. Châm như vậy khoảng sáu lần, bệnh khỏi không thấy tái phát.

Thí dụ 2 : Cô Dương … 14 tuổi, học sinh đến khám ngày 5 tháng 4 năm … Người bệnh thân thể khá tốt. Sau đó nhiều lần bị kinh hãi cảm thấy đầu choáng mắt hoa, đi đứng không vững, nhưng chưa đến mức mà người nhà chú ỷ. Một hôm trong lúc đang xem sách, thình lình cô bị té nhào xuống đất, răng cắn lại, tay co quắp, miệng chảy đờm nhớt, nửa tiếng đồng hồ sau đó mới tỉnh lại. Sau đó, cứ vài ngày phát một lần, hoặc có khi mỗi này phát một lần. Cô uống thuốc nhiều nhưng không có kết quả gì, cuối cùng nhờ châm cứu trị liệu. Mạch hoạt mà huyền. Đây chính là can và tỳ đều hư, phong đàm phạm lên trên.

+ Xử phương : Châm bổ bách hội 3 ly; tả phong trì, phong phủ 5 ly; bổ đại chùy 3 phân; châm tả giản sứ, thần môn đều 3 phân; châm tả hậu khê, thân mạch đều 5 phân; bổ trung quản 5 ly, cứu 5 tráng. Châm như vậy được năm lần thì bệnh khỏi, không thấy tái phát.

Thí dụ 3 : Cháu Quách.,. 4 tuổi, đến khám ngày 26 tháng 5 năm … Năm trước bệnh nhân ngã từ trên cao xuông, nhân vì quá sợ hãi thành chứng kinh phong, có khi mỗi ngày xảy ra ba đến bốn lần, mỗi lần kéo dài khoảng năm phút. Trước khi bệnh phát, bệnh nhân bị co vặn phía trước, đôi mắt trợn ngược lên, hai bàn tay nắm chặt lại. Sau khi phát bệnh, cháu bị mệt mỏi và ngủ nhiều, tay chân không còn sức, cháu được trị liệu nhiều nhưng không hết, xin được châm cứu trị liệu. Mạch cháu hoạt sác, lưỡi đỏ, rêu vàng.

Đây thuộc chứng can đởm bị uẩn nhiệt đầm hoả công lên trên.

+ Phép trị: Thanh can, làm tắt can hoả, điều đàm khai khiếu.

+ Xử phương : Châm bổ bách hội 3 phân, trường cường 5 phân; châm tả phong phủ, phong trì đều 3 phân; châm tả uỷ trung 3 phân, xích trạch 3 phân, hành gian 2 phân; cứu thần khuyết, trung quản đều 3 phân; châm tả can du, đởm du đều 2 phân. Châm như vậy được năm lần bệnh khỏi.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây