Những thói quen trang điểm, làm đẹp có hại cho sức khỏe

Sức khỏe đời sống

Không nên bôi nước hoa lên mặt

Có một số phụ nữ rất thích bôi nước hoa lên mặt, tưởng rằng làm như vậy là có thể vừa thơm tho lại có tác dụng bảo vệ được làn da. Kỳ thực làm như vậy chỉ có hại.

Bởi vì nước hoa mà xoa lên mặt sẽ tăng nhanh độ lão hoá của lớp da ở trên mặt, mất đi độ mịn bóng sẵn có và làm giảm đi tính đàn hồi của lớp da. Đồng thời sau khi xoa nước hoa lên mặt thì nhất thiết không được ra nắng vì những tia tử ngoại trong ánh nắng sẽ làm cho một số chất trong nước hoa biến thành những chất hoá học làm cho những chỗ có nước hoa dính vào sẽ sưng đỏ và đau nhức, có khi còn phát triển thành viêm da. Cho nên, không nên bôi nước hoa lên mặt.

Khi trang điểm không nên dùng nước hoa có nồng độ cao.

Dùng nước hoa, nước sữa để hoá trang, nếu mùi thơm quá nồng, không những làm cho người xung quanh khó chịu, mà còn có hại cho sức khỏe.

Bởi vì có người sau khi dùng hoặc ngửi thấy mùi nước hoa quá nồng sẽ sinh ra phản ứng quá mẫn cảm. Có một số chất hoá học ở trong nước hoa sẽ là nguồn kích thích quá mẫn đối với người đã có thể chất quá mẫn, sẽ làm cho thân thể người đó sinh ra các kiểu phản ứng như bệnh mề đay, viêm mũi, bệnh ho kinh giật và bệnh hen xuyễn, có một số ngườì còn xuất hiện bệnh đau đầu, chóng mặt, và những chứng bệnh đường ruột như đau bụng quặn và đau bụng đi ngoài. Cho nên khi đi mua những đồ hoá trang, không nên bị những mùi vị thơm tho đậm đà quyến rũ. Nhất là những người có thể chất quá mẫn cảm. càng không nên sử dụng nước hoa có nồng độ cao.

Điều cấm kỵ là phun đẫm nước hoa
Điều cấm kỵ là phun đẫm nước hoa

Không nên dùng dầu gió để xoa tay xoa mặt

Mùa đông có một số người cứ thích dùng dầu gió để xoa tay xoa mặt. Làm như vậy không những là vô ích mà còn có hại nữa.

Bởi vì dầu gió có tính hút nước rất mạnh, bôi lên lớp da chỉ có tác dụng tạm thời làm dịu lớp da chứ không thể làm cho da mềm ướt được. Nếu thường xuyên dùng dầu gió để bôi lên da, dầu gió sẽ hút đi mất nhiều chất nước ở trên bề mặt lớp da, lâu ngày sẽ làm cho da bị nhăn nhúm, trở nên khô cứng nhăn nheo. Cho nên không nên xoa dầu gió lên tay lên mặt. Phương pháp sử dụng đúng đắn nhất là : 2 phần dầu gió cộng với 8 phần nước, pha thành dung dịch 20%, dùng nước này để xoa lên tay lên mặt mới là thích hợp.

Tắm xong không nên trang điểm ngay

Tắm, đối với thần kinh, hệ thống nội phân tiết và độ ẩm, độ toan của lớp da của cơ thể con người đều có ảnh hưởng. Sau khi tắm mà lập tức hoá trang ngay có thể xảy ra những phản ứng không tốt.

Bởi vì độ nóng, chất nước và độ ẩm của nước để tắm có thể làm cho độ toan kiềm của lớp da bình thường bị thay đổi. Lớp da của người bình thường có phản ứng tính toan, có thể đề phòng sự xâm nhập của vi trùng, bảo hộ lớp da. Sau khi tắm, độ toan kiềm của lớp da thay đổi, nếu vội vàng hoá trang ngay, sử dụng hoá trang phẩm có thể làm cho da sản sinh những phản ứng không tốt. Nên sau khi tắm một giờ, chờ cho độ toan kiềm của lớp da hồi phục bình thường rồi hãy hoá trang thì hơn.Cách trị hôi nách tại nhà hiệu quả

Đi khám bệnh thì không nên trang điểm

Có một số bệnh nhân nữ đến bệnh viện để khám bệnh mà cũng trang điểm kỹ càng, tuy có tỏ ra lễ phép với y bác sĩ, nhưng lại làm cho bác sĩ rất khó chẩn đoán bệnh, mà đối với bản thân cũng có hại chứ không có lợi.

Bởi vì một kinh nghiệm quan trọng của việc “Thăm bệnh” là bác sĩ quan sát màu da sắc mặt mà phán đoán bệnh tình. Rất nhiều bệnh biểu hiện bằng sự thay đổi ở sắc mặt, ở tóc, ở lưỡi, ở móng tay v.v… Nếu trước khi đi khám bệnh mà lại sơn móng tay, bôi son đỏ thẫm,, xoa phấn thơm lừng, kẻ mắt tròn xoe, vẽ lông mày v.v… Như vậy là đã che lấp hết cái biểu hiện bề ngoài của bệnh, gây cho bác sĩ rất nhiều phiền toái trong việc chấn đoán bệnh hoặc có thể chẩn đoán nhầm. Cho nên đi khám bệnh thì không nên hoá trang.

Diễn viên trước khi hoá trang không nên rửa mặt, cạo râu

Mỗi diễn viên, trước khi diễn xuất đều phải hoá trang. Hoá trang thì phải sử dụng các loại thuốc màu có chất dầu. Nếu rửa mặt, cạo râu trước khi hoá trang thì rất dễ dẫn đến “Viêm da do thuốc màu có chất dầu” tục gọi là “Bệnh mặt đen”.

Bởi vì trong thuốc màu có chất dầu dùng để hoá trang có các chất độc như thủy ngân, chì, thạch tín v.v… Trước khi hoá trang mà rửa mặt, nhất là lại rửa mặt bằng xà phòng và nước nóng thì không những trừ bỏ mất tầng bảo hộ dầu mỡ do lớp da bình thường tiết ra, mà còn làm cho lỗ chân lông nở ra. Như vậy khi hoá trang thì thuốc màu có chất dầu có thể xâm nhập vào lỗ chân lông, dẫn đến “Viêm da do các loại thuốc màu có chất dầu” hoặc do thuốc màu quá mẫn, do đó mà xuất hiện mẩn mụn đỏ, mụn nước, thẩm dịch và sắc tố màu nâu lắng xuống. Cho nên, diễn viên trước khi hoá trang không nên rửa mặt, cạo râu. Nếu hoá trang 4 tiếng đồng hồ trước khi rửa mặt và 8 tiếng đồng hồ trước khi cạo râu thì không việc gì.

Hoá trang không nên nhổ lông mày

Có một số nữ thanh niên cứ muốn có bộ mặt đẹp, chẳng tiếc công tu sửa lông mi lông mày, đem nhổ sạch bộ lông mày đen nhánh, như vậy chỉ có hại chứ chẳng có lợi gì cả.

Bởi vì lông mày là cơ quan phụ trợ của mắt, có thể che những giọt mồ hôi chảy vào mắt, là một phòng tuyến che chắn cho mắt. Vả lại nhổ lông mày có thể kích thích cục bộ huyết quản , thần kinh, ảnh hưởng đến thị lực bình thường và dễ dẫn đến viêm nhiễm cục bộ, dẫn đến viêm tổ chức tổ ong, sau này sẽ để lại những vết sẹo, sẽ ân hận suốt đời. Cho nên, hoá trang không nên nhổ lông mày.

Không nên để tóc quá dài

Tóc dài là một trong những đặc trưng bề ngoài cuả phụ nữ, một mái tóc thanh tú đẹp đẽ thể hiện một cách rõ rệt sức quyến rũ của người con gái. Mái tóc dài tuy rất đẹp, nhưng lại là một trong những nhân tố không an toàn trong rất nhiều công tác.

Những người phụ nữ hiện đại làm việc trong tất cả các loại công tác, mà trong rất nhiều loại công tác thì tóc dài là một trong những nhân tố mất an toàn, đặc biệt là những người làm việc trong các ngành cơ giới, ngành dệt, ngành kiến trúc v.v… thì lúc làm việc càng không an toàn, không tiện. Tóc dài có thể bám nhiều bụi bẩn, rất bất lợi cho những người làm công tác trong ngành y, ngành thực phẩm v.v… Ngoài ra, tóc dài cũng không có lợi cho các hoạt đông thể dục. Cho nên phụ nữ không nên để tóc quá dài.

Giới thiệu chế độ ăn giảm cân khoa học
Chế độ ăn giảm cân phải khoa học

Không nên cắt lông mi

Có một số bà mẹ trẻ, muốn làm cho con mình xinh đẹp hơn, đôi mắt dễ nhìn hơn, đqa\\ã cắt đi hàng lông mi của trẻ., tưởng rằng như vậy lông mi mọc lại sẽ dài hơn, đẹp hơn. Kỳ thực làm như vậy rất có hại cho mắt trẻ..

Bởi vì lông mi là có tác dụng bảo vệ con mắt, có thể đề phòng bụi bặm bay vào mắt. Nếu đột nhiên có vật lạ bay đến đụng vào mi mắt, mắt sẽ nhanh chóng nhắm lại để bảo vệ lòng ngươi con mắt. Nếu đem cắt cụt lông mi đi thì sẽ mất mất tác dụng bảo hộ này, bụi bặm v.v…sẽ dễ dàng lọt vào mắt, dẫn đến các loại bệnh về mắt. Vả lại tuổi thọ của một sợi lông mi đại để chỉ được có 90 ngày. Cắt lông mi đi rồi, những sợi mới mọc ra cũng không thể dài hơn được. Cho nên, không nên cắt lông mi.

Sấy tóc không nên quá nhiều và quá xoăn

Tóc là tấm bình phong của sọ não, có thể bảo vệ sọ não. Sau khi sấy, quạt, chải các kiểu tóc, có thể làm tăng thêm vẻ đẹp bên ngoài của con người. Nhưng sấy tóc không nên quá nhiều và quá xoăn.

Bởi vì sấy tóc quá nhiều và quá xoăn, có thể phá hoại chất anbumin của tóc, đồng thời cũng làm cho tầng bảo vệ tóc bị tổn hại, làm mất đi vẻ bóng mượt sẵn có của nó, và còn có thể làm cho tóc trở nên giòn, dễ rụng, nhìn vào thấy khô cứng, mất hết vẻ đẹp. Như vậy thật chẳng có lợi gì cho sự khoẻ, đẹp của bộ tóc. Cho nên nói chung chỉ nên sấy tóc từ 3 đến 6 tháng một lần, sấy bằng chất hoá học cứ 3 tháng một lần là thích hợp. Như vậy có thể bảo vệ được vẻ khoẻ, đẹp của mái tóc.

Không nên dùng nhiều thuốc nhuộm tóc

Có người tóc bạc, bèn gửi gấm niềm hy vọng vào thuốc nhuộm tóc. Họ không biết rằng, thường xuyên nhuộm tóc là rất có hại cho sức khỏe.

Bởi vì thuốc nhuộm tóc có độc tính nhất định. Có một số người sau khi sử dụng dẫn đến lớp da quá mẫn cảm, xuất hiện tình trạng đỏ mọng, có những nốt có nước, có nốt mẩn, ngứa ngáy khó chịu. Thường xuyên nhuộm tóc, nếu không gội sạch, có một số chất ở trong thuốc nhuộm tóc như chất thố, toan, chì tích tụ trong cơ thể sẽ làm cho trúng độc. Người ta thí nghiệm ở động vật đã chứng minh, đem thuốc nhuộm tóc thường dùng đã ô-xy hoá với một nồng độ nhất định bôi lên da một con vật, sau một thời gian, con vật ấy đã bị ung thư da. Cho nên thuốc nhuộm tóc không nên dùng thường xuyên.

Khi xức nước hoa bạn phải thật sạch sẽ
Khi xức nước hoa bạn phải thật sạch sẽ

Mùa hè không nên đeo đồ trang sức bằng kim loại

Mùa hè đeo đồ trang sức bằng kim loại, như hoa tai, dây chuyền, xuyến v.v… có thể gây ra các bệnh về da.

Bởi vì đồ trang sức bằng kim loại thường có nicken, crômi có thể gây ra bệnh viêm da tiếp xúc. Mùa hè ra nhiều mồ hôi, một số chất kim loại trong đồ trang sức bằng kim loại có thể hoà tan vào trong mồ hôi, tăng thêm cơ hội tiếp xúc giữa kim loại và lớp da và có thể ngấm vào bên trong lớp da. Cho nên mùa hè không nên đeo đồ trang sức bằng kim loại.

Nhân viên làm công việc tiếp xúc với thực phẩm chín không nên đeo nhẫn

Nghiên cứu từ góc độ vệ sinh thực phẩm, các nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm chín ở các khách sạn, quán ăn, nhà ăn v.v… thì không nên đeo nhẫn. Nếu không, có thể đem lại cho người ăn những nguy hại, dẫn đến truyền nhiễm các loại bệnh hoặc gây ra trúng độc thực phẩm.

Bởi vì hàng ngày tay chúng ta phải tiếpễúc với rất nhiều loại thực phẩm có nhiễm vi khuẩn. Những vi khuẩn này có thể thông qua đủ mọi con đường để xâm nhập vào cơ thể. Sau khi đeo nhẫn, bệnh khuẩn có thể dễ dàng bám vào thành nhẫn hoặc phía trong chiếc nhẫn, khi rửa tay rất khó khử sạch được vi khuẩn ở những nơi này. Khi làm các món ăn chín rất dễ ô nhiễm thực phẩm, người ăn phải rất dễ mắc phải bệnh tật nào đó. Cho nên nhân viên trực tiếp chế biến các món ăn chín, khi làm việc thì không nên đeo nhẫn .

Nhân viên làm việc trong các phòng bệnh không nên đeo nhẫn

Nhân viên y tế tiếp súc bệnh nhân, cứu người chết, dìu người bị thương. Nhân viên y tế đang làm việc mà đeo nhẫn, không những chang có ích gì cho mình mà con có hại cho người bệnh.

Bởi vì nhẫn là nơi cư trú của vi khuẩn. Theo sự điều tra vi trùng học trên các ngón tay các y tá, hộ lý ở khoa ngoại thì phát hiện ra rằng, số lượng vi khuẩn ở chỗ đeo nhẫn so với những ngón tay không đeo nhẫn cao gấp 9 lần trở lên. Kiểm tra số vi khuẩn ở trên chiếc nhẫn thì thấy có rất nhiều vi khuẩn lây nhiễm từ lúc làm việc trong bệnh viện. Cho nên để đề phòng sự lây nhiễm cho bản thân và sự lây nhiễm giữa các bệnh nhân, những nhân viên đang làm việc trong các phòng bệnh không nên đeo nhẫn.

Không nên đeo dây chuyền hợp kim dài ngày

Cuộc sống được nâng cao, mọi người có điều kiện để làm đỏm cho mình. Song làm đẹp mà không đúng cách thì lại mang hoạ. Cái gọi là “Bệnh sính đẹp” chính là do làm đỏm mà sinh ra bệnh hoạn. Nhiều người thường đeo dây chuyền, trừ những dây chuyền vàng dòng (24k) ra, rất nhiều loại dây chuyền khác thường là dây chuyền kim loại có những hợp kim như crômi và nickel. Nếu đeo dây chuyền hợp kim dài ngày thì sẽ rất có hại.

Bởi vì dây chuyền hợp kim tiếp xúc với lớp da sẽ làm cho chỗ da đó bị mẩn đỏ, ngứa ngáy. Ngày tháng kéo dài, bệnh càng thêm nặng, còn có thể xuất hiện các bệnh mọng đỏ, lở loét, thấm nước, hình thành bệnh mẩn ngứa. Cho nên không nên đeo dây chuyền hợp kim dài ngày.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận