Mì chính có hại như người ta vẫn nghĩ ?

Sức khỏe gia đình

Năm 1986, 15 tổ chức thuộc 5 nước Châu Á: Nhật Bản, Thái Lan, Malaixia, Indonexia, Hàn Quốc đã họp tại Băng Cốc, quyết định thành lập “Tổ chức hành động chống mì chính” với lời khuyến cáo mọi người hãy giảm bớt việc sản xuất và sử dụng mỳ chính, cấm dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em. “Tổ chức hành động chống mỳ chính” cũng lấy ngày Lương thực Thế giới 16/10 hàng năm làm “Ngày thế giới không dùng mì chính”.

Tại sao người ta có vẻ như kỳ thị mì chính như vậy?

Mì chính có tên hoá học mononatri glutamat, đây là muối natri của acid glutamic. Acid glutamic là một trong 19 loại acid amin khác có trong tự nhiên và rất cần thiết cho cơ thể. Acid glutamic có trong nhiều thực phẩm tự nhiên, khi bị thuỷ phân có thể chiết xuất được. Năm 1956, Nhật là nước đầu tiên đã nghiên cứu thành công phương pháp sinh tổng hợp acid glutamic và đưa vào sản xuất với quy mô công nghiệp. Nhưng hiện nay, Nhật chỉ sử dụng 1,5% sản lượng mì chính sản xuất ra mà thôi.

Mì chính được coi như là một đặc trưng của tiệm ăn Trung Hoa. Bên cạnh việc giúp cho con người thêm ngon miệng trong mỗi bữa ăn, việc sử dụng mì chính cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau…

Người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim... nên hạn chế mì chính
Người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim… nên hạn chế mì chính

Các nhà khoa học có ý kiến cho rằng, mì chính có hại cho sự phát triển tế bào thần kinh, cướp mất oxy của các tế bào thần kinh. Lời buộc tội này đến nay cũng chưa được khẳng định trong thực tế.

Nhiều thông tin cho rằng: Nếu dùng nhiều mì chính sẽ gây rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, làm tiêu hao B6, dễ gây những cơn động kinh, gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não. Chưa kể gan và thận do phải làm việc cật lực để thải hồi độc chất acid amin có trong mì chính, dẫn đến bị suy yếu và gây nhiều rối loạn. Ăn quá nhiều mì chính còn gây ra các triệu chứng như nóng ran sau gáy, choáng váng, nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu…

Tuy nhiên, nhiều tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới như JECFA (Ủy ban các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO)), EC/SCF (Ủy ban Khoa học Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu), FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ),… kết luận mì chính là một gia vị an toàn đối với cả người lớn và trẻ em với liều dùng hàng ngày không xác định, tùy theo sở thích và khẩu vị. Riêng ở nước ta, Bộ Y tế xếp mì chính vào “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” từ năm 2001. Như vậy đủ để thấy sự an toàn của loại gia vị này.

Tuy nhiên, với người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim… nên hạn chế mì chính, với lý do natri có trong thành phần cấu trúc của mì chính có thể làm tăng huyết áp, nặng thêm bệnh suy tim…

Sức khỏe gia đình
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận