Hạt Lúa Nếp và tác dụng được áp dụng trong chữa bệnh

Hoa quả chữa bệnh

Cây lúa nếp thân cỏ, cao 0,6-1,5m, sống ở đất chuyên trồng lúa (ruộng bậc thang, ruộng nước). Thân mọc thẳng đứng chia đốt, nhẵn và bóng. Lá lúa mọc thành hai dãy, hình dải, dài 30-60cm, gốc lá ốp sát thân, đầu thuôn nhọn, hai mặt và mép đều ráp, bẹ lá nhẵn có tai, lưỡi bẹ dài hình mũi mác trẻ đôi.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 15-30cm, hơi uốn cong, cuống cụm hoa to, có rãnh và ráp, bông nhỏ hình bầu dục thuôn, mày hình mác nhọn, nguyên hai khía răng ở đỉnh, màu hồng vàng hay hơi tím, có lông cứng dạng mi, nhị 6, mảnh, bao phấn hình dải, bầu có vòi nhụy ngắn; đầu nhụy có lông thò ra ngoài bông nhỏ.

Quả lúa (hạt thóc) thuôn hẹp được bao bọc bởi mày hoa, chứa nhân màu trắng (gạo).

Lúa nếp là một trong hai loại lúa được trồng phổ biến ở nước ta. Đặc biệt có nhiều loại lúa nếp cho chất lượng gạo rất ngon như: Nếp cẩm, nếp cái hoa vàng v.v…

Cây lúa nếp thân cỏ, cao 0,6-1,5m
Cây lúa nếp thân cỏ, cao 0,6-1,5m

Theo Đông y, lúa nếp (nhu mễ) có vị ngọt thơm dẻo, tính ấm, bổ tỳ vị hư yếu, kẹo mạ (kẹo mạch nha) có vị ngọt tính ấm. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, tiêu đờm. Cám gạo có vị ngọt tính bình, có tác dụng khai vị, hạ khí đầy. Gạo nếp chữa đau bụng, nôn mửa, tiểu tiện ra dưỡng trấp v.v… Rạ lúa nếp chữa mụn lở, hay trĩ.

Thuốc ứng dụng từ lúa nếp:

Bài 1. Thuốc chữa bệnh nôn mửa

+ Gạo nếp 30g

+ Quả hồi 6g

+ Nhục quế 5g

+ Gừng khô 10g

+ Vỏ quýt khô 60g

Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. Cần uống liền 3 ngày.

+ Gạo nếp 50g

+ Đậu xanh 50g

+ Gừng tươi 10g

Các thứ ninh nhừ thành cháo gạo nếp đậu xanh có gừng. Dùng như hướng dẫn của bài trên.

Lúa nếp (nhu mễ) bổ tỳ vị, nhuận phế
Lúa nếp (nhu mễ) bổ tỳ vị, nhuận phế

Bài 2. Thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng

+ Gạo nếp 150g

+ Mỡ dê 30ml

+ Đường đỏ 30g

Ninh gạo nếp nhừ thành cháo loãng; cho mỡ dê, đường đỏ vào quấy đều, cháo sôi lại một lúc là được. Người bệnh chia 3 lần ăn hết trong ngày.

Cần ăn liền 9 ngày.

Bài 3. Thuốc chữa bệnh ho ra máu

+ Gạo nếp 30g

+ Rễ cỏ tranh 30g

+ Cỏ nhọ nồi 60g (sao cháy)

+ Rễ cây dâu 30g (sao vàng)

+ Bạch cập 25g

Các vỊ thuốc cho sấy khô, tán nhỏ mịn, dùng nước cháo đặc luyện viên bằng hạt ngô, phơi khô đem dùng. Người bệnh ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước sôi để nguội, sau khi ăn.

+ Gạo nếp 24g

+ Hoa hòe 15g

+ Bách hợp 9g

+ Ngó sen 6g

+ Mạch môn 9g

Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho sôi kỹ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, sau bữa ăn. cần uống liền 11-15 ngày.

Bài 4. Thuốc chữa bệnh cảm mạo

+ Gạo nếp

+ Gừng tươi 5 củ (cả rễ, lá, củ) 5ml

Gạo nếp, gừng tươi rửa sạch giã dập, hành củ rửa sạch để cả rễ, củ, lá; cả ba thứ cho vào nồi, thêm nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo, cho giấm gạo vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho người bệnh ăn nóng sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi là được.

Bài 5. Bột trường thọ

+ Gạo nếp                              500g

+ Khiếm thực                        240g

+ Ý dĩ                                     240g

+ Củ mài                                150g

+ Cát lâm sâm                         90g

+ Bạch linh                              90g

+ Hạt sen (bỏ tâm)                240g

+ Đường trắng                      200g

Các vị thuốc sấy khô tán bột nhỏ mịn; đường trắng cho vào nồi quấy đều, đun nhỏ lửa cho sôi, sau đó cho bột thuốc luyện viên bằng hạt ngô phơi khô đem dùng. Người bệnh uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 15 viên thuốc lúc đói, cho thuốc vào ngậm, thuốc tan đến đâu thì nuốt nước đến đó.

Thuốc có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể thoát khỏi bệnh tật, trẻ lâu.

Lưu ý: Gạo nếp là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng không nên ăn quá nhiều, nhất là thường xuyên ăn một loại xôi, làm cho cơ thể thừa dưỡng chất sinh đờm ẩm tích tụ trong cơ thể.

Hoa quả chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận