Trang chủHoa quả chữa bệnhTác dụng của Quả Vải - cùi vải, hạt vải, vỏ quả...

Tác dụng của Quả Vải – cùi vải, hạt vải, vỏ quả vải khi làm thuốc chữa bệnh

Vải còn gọi là lệ chi, dùng ăn tươi hay sấy khô. Hạt vải (lệ chi hạch) thái mỏng phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc.

Cây vải ta thân gỗ to, cao 12-15m, được trồng nhiều vùng ở nước ta để lấy quả ăn và làm thuốc. Cùi vải chứa rất nhiều các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người như các loại đường glucose, sacharose… protein, chất béo, acid citric, ascorbic, nicotic, riboflavin, caroten và các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe….

Cây vải ta thân gỗ to, cao 12-15m
Cây vải ta thân gỗ to, cao 12-15m

Ngoài ra thì vỏ quả vải cũng chứa rất nhiều chất như cyanidin diglycosid, anthoxanthin. Hạt vải chứa tanin, flavonoid, saponosid, α – methylen cyclopropyl glycin. Vải ngoài việc dùng làm thực phẩm ra thì trong Đông y còn sử dụng cùi vải (long vải), hạt vải (lệ chi hạch) để làm các vị thuốc. Vải có thể dùng làm thuốc từ vải tươi hoặc vải khô, thường thì người ta dùng cách sấy khô để bảo quản được lâu hơn.

Theo Đông y, quả vải có vị chua ngọt, tính ôn, vào các kinh can, tỳ. Tác dụng sinh tân, chỉ khát, bổ tỳ, dưỡng huyết, lý khí, giảm đau, chữa các chứng kết hạch, ung nhọt, chữa suy nhược.

Hạt vải có vị ngọt chát, tính ôn, tác dụng tán hàn thấp, chữa âm suy, chữa tiêu chảy trẻ em, ốm nặng sưng đau.

Vỏ quả vải cũng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Bài thuốc hay có tác dụng chữa bệnh từ quả vải

Bài 1. Thuốc bổ dưỡng chữa bệnh thiếu máu, cơ thể suy nhược

+ Vải khô                            25g

+ Táo tàu                            10g

Cả hai thứ cho vào nồi cùng 400ml nước đun kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh uống 3 lần trong ngày, mỗi lần 50ml nước thuốc, trước bữa ăn. cần uống trong nhiều ngày.

Bài 2. Thuốc chữa chứng nấc

+ Quả vải khô                     3 quả

Quả vải đặt lên viên ngói đốt ở dưới cho đến khi quả vải cháy, tán bột nhỏ mịn. Người bệnh chia làm 2 lần uống hết trong ngày với nước nóng, trước bữa ăn. cần uống liền 3 ngày.

Vải có tác dụng chữa đau răng
Vải có tác dụng chữa đau răng

Bài 3. Thuốc chữa đau răng

+ vỏ quả vải 20g

+ Vỏ cây đại 20g

+ Lá nhân 10g

+ Muối 5g

+ Rượu trắng 100ml

Các vị thuốc đem giã nhỏ, cho vào bình, thêm 100ml rượu ngâm sau 48 tiếng đem dùng. Lấy một miếng bông sạch bằng hai hạt ngô, nhúng vào thuốc bôi vào chỗ răng đau cần bôi liên tục 3-5 ngày.

Bài 4. Thuốc chữa bệnh tiêu chảy

+ Vải khô 50g

+ Hoài sơn 10g

+ Hạt sen 10g

+ Táo tàu 10 quả

Táo tàu bỏ hạt, cùng các vị thuốc tán bột nhỏ mịn. Người bệnh mỗi lần uống 10g với nước ấm, ngày uống 3-4 lần. cần uống hên tục 3-5 ngày.

Bài 5. Thuốc chữa đại tiện ra máu

+ Cùi vải                                15g

+ Cỏ nhọ nồi (sao cháy) 10g

+ Ngải cứu (sao cháy) 10g

Quả vải có tác dụng sinh tân, chỉ khát, bổ tỳ
Quả vải có tác dụng sinh tân, chỉ khát, bổ tỳ

Các vị thuốc cho vào nồi cùng 450ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày khi còn ấm, trước bữa ăn. cần uống liền 9 ngày.

Bài 6. Thuốc chữa kiết lỵ

+ vỏ quả vải khô 15g

+ Lá mơ lông 15g

+ Lá diếp cá 10g

Các vị thuốc cho vào nồi cùng 450ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 5-7 ngày.

Bài 7. Thuốc chữa bệnh ngũ canh tiết tả (Khoảng 5 giờ sáng đã muốn đi ngoài)

+ Quả vải khô                      15 quả

+ Hoài sơn                            15g

+ Hạt sen                              30g

Các vị thuốc cho vào nồi cùng 450ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 11-15 ngày.

Bài 8. Thuốc chữa bệnh đái dầm

+ Quả vải khô                      10 quả

+ Táo tàu                              1 quả

+ Đường phèn                     10g

Cùi vải, thịt táo cùng đường phèn cho vào bát đem hấp cách thủy. Người bệnh chia 2 lần ăn, uống trong ngày, cần uống liền 5-7 ngày.

Hạt vải khô - lệ chi hạch
Hạt vải khô – lệ chi hạch

Bài 9. Thuốc chữa bệnh đau nhức các khớp xương

+ Hạt vải khô                       50g

+ Cành dâu                          100g

+ Tang kí sinh                      1 OOg

+ Lá lốt                                 50g

Các vị thuốc sấy khô, tán bột nhỏ mịn. Người bệnh mỗi lần uống 10g với nước ấm có pha 20% rượu trắng. Ngày uống 3 lần trước bữa ăn. cần uống liền 11 ngày.

Các đơn thuốc dùng múi vải và hạt vải

  1. Chữa nấc: vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.
  2. Chữa đau răng: vải cả quả thêm ít muôi, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.
  3. Chữa tỉnh hoàn sưng đau: Hạt vải đốt thành than nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4-6g.

Có người sau khi ăn quả vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa… Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra.

Lưu ý khi ăn quả vải

Do vải có thể tăng cường khả năng miễn dịch, do đó có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những căn bệnh này, hãy thận trọng khi ăn vải, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.

Gây dị ứng: Vải có thể gây phản ứng dị ứng như suy hô hấp, phù nề da, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt…

Gây nóng trong người: Ăn quá nhiều vải có khả năng gây nóng trong, làm mất sự cân bằng của cơ thể, gây nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi, đau họng…

Tiểu đường: Nhiều chuyên gia cho rằng ăn quá nhiều vải sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt làm trầm trọng bệnh ở những người bị tiểu đường do vải có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Những người này chỉ nên ăn ít hơn 6-7 quả vải mỗi lần.

Phẫu thuật: Do tác dụng giảm lượng đường trong máu, nhiều chuyên gia lo ngại vải có thể ảnh hưởng đến đường huyết trong và sau phẫu thuật. Do vậy, bạn nên ngừng ăn vải ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây