Rối loạn ở nhãn cầu do thuốc gây ra

Bệnh mắt

ACID PARA-AMINOSALICYLIC: giảm thị lực do nhiễm độc.

AMIODARON: giác mạc bị mờ đục.

APHETAMIN: hở mi mắt, liệt cơ mắt

KHÁNG CHOLIN: rối loạn thị giác do liệt cơ mắt, nguy cơ bị glô côm cấp do góc tiền phòng bị hẹp lại.

THUỐC CHỐNG TIỂU ĐƯỜNG UỐNG (sulfonyl urê): song thị, giảm thị lực do ngộ độc.

CHỐNG TRẦM CẢM:

  • thuốc ức chế môn amino oxydase: rung giật nhãn cầu, liệt các cơ vận nhỡn ngoài, giảm thị lực.
  • thuốc ba vòng: liệt cơ mắt, nguy cơ bị glô côm do làm hẹp góc tiền phòng.

KHÁNG VIÊM KHÔNG PHẢI STEROID (ĐIỀU TRỊ KÉO DÀI): giảm thị lực do nhiễm độc, bệnh võng mạc.

ASEN HOÁ TRỊ NÁM: viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu.

BARBITURIC: liệt các cơ vận nhỡn ngoài, song thị, sụp mi, mù do vỏ não.

CARBAMAZEPIN: rối loạn vận nhãn.

CHLORAMPHENICOL: bệnh thần kinh mắt (dùng liều cao kéo dài).

CHLOROQUIN: dùng liều cao dài ngày có thể làm đục giác mạc, tổn thương điểm vàng gây ám điểm trung tâm, thoái hoá sắc tố võng mạc, giảm thị lực; hiếm gặp hơn là liệt nhãn cầu hoặc sụp mi.

CORTICOID: đục thuỷ tinh thể (đục lớp phía sau của thuỷ tinh thể), glô côm (nhất là dùng tại chỗ), dễ bị nhiễm virus (nhất là herpes giác mạc) và vi khuẩn ở mắt.

DESFEROXAMIN: rối loạn nhìn màu, mù về đêm.

DIGITAL: rối loạn nhìn màu (nhìn mọi vật đều có màu xanh lục hoặc vàng), ám điểm, thị lực giảm.

DISULFIRAM: bệnh dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu.

LỢI NIỆU THIAZIDIC: nhìn mọi vật đều thấy màu vàng, cận thị tạm thòi.

ETHAMBUTOL: viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu và giảm thị lực, ám điểm trung tâm, rối loạn nhìn màu.

INDOMETACIN: có lắng đọng ở giác mạc, song thị, bệnh võng mạc, giảm thị lực do ngộ độc.

THUỐC ỨC CHẾ ANHYDRASE CARBONIC: giảm trương lực nhãn cầu, cận thị thoáng qua.

ISONIAZID: bệnh dây thần kinh thị giác sau nhãn cấu.

ISOTRETINOIN: triệu chứng thừa vitamin A (viêm môi, khô mắt, viêm kết mạc – giác mạc).

MORPHIN: đồng tử co rất mạnh (quá liều).

NEOSTIGMIN: đong tử co, rung giật nhãn cầu.

ESTROGEN: tắc động mạch hoặc tĩnh mạch võng mạc, phù gai thị, viêm dây thần kinh thị giác, liệt các cơ vận nhõn ngoài, song thị, ám điểm.

PHENOTHIAZIN: có lắng đọng sắc tố ở kết mạc, giác mạc, nhân mắt và võng mạc. Các cc n đảo nhãn cầu.

PHENITOIN: rung giật nhãn cầu, song thị, giảm -hi lực (hiếm gặp), sụp mi.

QUINIDIN VÀ QUININ: giảm thị lực do ngộ độc, sợ ánh sáng, song thị.

MUỐI VÀNG: lắng đọng ở giác mạc và kết mạc.

SULFAMID: viêm giác mạc – kết mạc có nổi ban, hội chứng Stevens – ơohnson.

VITAMIN A: nếu thiếu gây phù gai thị, xuất huyết võng mạc, rung giật nhãn cầu, song thị.

VITAMIN D: thừa vitamin D làm giác mạc bị đục thành dải.

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận