Trẻ em là tương lai của Tổ quốc, cũng là niềm hi vọng của mỗi gia đình. Trẻ em cũng giống như cây non, cần phải không ngừng làm cỏ, bón phân, tưới nước, mới có thể lớn lên và khỏe mạnh.
Chia thời kì theo tuổi
Thời kì mới sinh: Thời kì sơ sinh: Thời kì thơ ấu: Thời kì trước khi đi học: Thời kì đi học: |
sinh ra cho đến 1 tháng. 1 tháng đến 1 tuổi 1 tuổi đến 3 tuổi 4 tuổi đến 7 tuổi 7 tuổi đến 13 tuổi |
Trong đời người, giai đoạn dậy thì cực kì quan trọng, nó giống như nền móng để xây nhà, móng nhà làm không tốt, nhất định ảnh hưởng đến tuổi thọ của nhà. Do đó coi trọng và hiểu biết sự phát triển dậy thì của các em, quan sát sự trưởng thành biến đổi của con cái, đối với các bậc làm cha, làm mẹ là vô cùng quan trọng và bức thiết.
Nhân tố nội tại
- Di truyền
Gen trên nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất quyết định di truyền. Con cái lớn lên giống bố mẹ, bố mẹ thân hình cao, con cái của họ thân hình cũng cao. Đương nhiên, đặc trưng của di truyền có thể thông qua rèn luyện và do chế độ dinh dưỡng tốt mà thay đổi.
- Giới tính
Giới tính cũng có sự ảnh hưởng nhất định đối với sinh trưởng và dậy thì của thiếu nhi. Trường hợp thông thường, con gái so với con trai bao giờ cũng có trọng lượng nhẹ hơn và chiều cao hơi thấp hơn. Trừ thời kì trước thanh xuân ra, chiều cao và trọng lượng bình quân của con trai đều vượt con gái.
- Sự ảnh hưởng của nội tiết
Chức năng của tuyến giáp trạng, tuyến yên dưới não và tuyến sinh dục có tác dụng rất quan trọng đối với sinh trưởng dậy thì. Nếu chức năng của tuyến giáp trạng thấp xuống, làm cho tuyến giáp trạng tiết ra lượng hormone không đủ, ảnh hưởng tới dậy thì của bộ xương, gây nên vóc người bé thấp. Chức năng tuyến yên không tốt, sinh trưởng hormone giảm’đi, gây nên chứng lùn bé.
Nhân tố bên ngoài
– Trường hợp người mẹ
Người mẹ trong thời kì đầu mang thai bị cảm cúm, chiếu X quang, uống một số thuốc nào đó, bị trúng độc, đều có thể dẫn đến thai nhi dị dạng và tật bệnh bẩm sinh, bao gồm cả bại não và phát dục không tốt. Bà mẹ trong thời kì đầu mang thai dinh dưỡng không tốt, không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thai nhi trong tử cung, làm cho trọng lượng thai nhi giảm nhẹ mà còn có thể gây ra đẻ non; thời kì cho con bú, bà mẹ dinh dưỡng không tốt, sẽ ảnh hưởng chất và lượng của sữa, khiến cho trẻ dậy thì không tốt.
- Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trực tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục. Nếu dinh dưỡng không đáp ứng kịp nhu cầu sinh trưởng sẽ không những ảnh hưởng đến chiều cao, trọng lượng và trí lực, mà còn có thể gây ra bệnh còi xương.
- Môi trường sinh hoạt
Môi trường sinh hoạt của trẻ em rất quan trọng đối với sinh trưởng. Không khí mát mẻ trong lành, ánh sáng đầy đủ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, chế độ sinh hoạt và điều kiện vệ sinh khoa học, đều có thể xúc tiến sự sinh trưởng dậy thì của trẻ. Nếu môi trường chỗ ở không tốt, thiếu hụt một số nguyên tố vi lượng nào đó, có thể làm cho trẻ sinh trưởng không tốt, dễ sinh bệnh tật. Ví dụ: Cuộc sống trong môi trường thiếu iôt có thể bị bệnh bướu cổ, vóc người thấp bé, mức nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến phát dục.
- Bệnh tật
Các loại bệnh tật đều có ảnh hưởng nhất định đối với sinh trưởng, đặc biệt là bệnh mãn tính, như bệnh lao ảnh hưởng đối với thể trọng rất rõ rệt.