Cấp cứu và điều trị ngộ độc khí than

Ngộ độc

Cấp cứu ngộ độc khí than

Với người bị ngộ độc nhẹ, không cần phải có biện pháp đặc biệt, mà điều quan trọng là phải rời khỏi hiện trường ngay, hoặc phải mở thông hết các cửa để không khí lưu thông, người bệnh cần được nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh các hoạt động dùng đến sức khỏe, tránh cho tim phổi phải hoạt động nhiều và gia tăng tiêu hao lượng ôxy. Sau khi xử lý như vậy, triệu chứng có thể hết đi rất nhanh. Với người bị ngộ độc tương đối nặng, thường hay bị rơi vào trạng thái bán hôn mê hoặc hôn mê sâu, cần phải có biện pháp cấp cứu kịp thời. Việc đầu tiên là đưa bệnh nhân rời khỏi hiện trường ngộ độc, hoặc cần có biện pháp nhanh chóng làm thay đổi không khí ở đó. Tiếp đến cần nhanh chóng cấp cứu hô hấp, mạch đập, và huyết áp của bệnh nhân. Nếu như người bệnh ngừng thở, cần làm hô hấp nhân tạo, có thể đặt bệnh nhân nằm ngửa rồi ép ngực, giơ hai tay bệnh nhân ép ngực và cách kề mồm thổi, trong đó cách kề mồm vào thổi là biện pháp có hiệu quả nhất. Phương pháp này được tiến hành như sau: người cấp cứu vòng tay ra sau gáy bệnh nhân, nâng đầu bệnh nhân lên, vành mồm to ra, dùng tay còn lại bịt mũi bệnh nhân để tránh khi thổi khí vào bị lọt qua mũi. Sau đó hít một hơi thật sâu, dùng sức thổi mạnh vào mồm bệnh nhân, làm liên tục như vậy 16 đến 20 lần 1 phút. Khi thổi khí vào có thể thấy ngực phồng to lên cho thấy thể khí đã được thổi vào. Do luồng khí được thổi vào có khí ôxy, không những gạt được khí than ra mà còn kích thích thần kinh trung ương, trong tình hình thiếu thiết bị cung cấp ôxy, cách cấp cứu này rất hiệu quả. Với những đơn vị có điều kiện, cần kịp thời cấp đủ ôxy cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân tự chủ được hô hấp. có thể dùng ống thông qua mũi để cung cấp ôxy, hoặc cho thở bằng mạt nạ ôxy. Nếu như không tự chủ được hô hấp, cần sử dụng máy hô hấp. Cung cấp ôxy liên tục cho bệnh nhân giúp ho cải thiện được tình trạng thiếu ôxy của cơ thể, giảm được thiệt hại ở trung ương thần kinh do hiện tượng thiếu ôxy gây ra. Đồng thời làm tăng khả năng phân giải Carbon trong Hemoglobin, làm cho CO trong cơ thể nhanh chóng bài tiết ra ngoài. Nếu tim ngừng đập, cần lập tức tiến hành cách mát xa ngoài lồng ngực, đặt bệnh nhân nằm ngửa trên tấm phản hay nền nhà, người cấp cứu dùng bàn tay ép xương ngực bệnh nhân, tay bệnh nhân đưa kéo ra gập vào, lợi dụng sức nặng của cơ thể và cánh tay, ấn thẳng xuống thật mạnh theo nhịp đều, làm thẳng vào phía nửa dưới cách 3 đến 4 cm, khi ấn xong lại nhả ra đột ngột, để ngực trở lại vị trí cũ, bàn tay đàn hồi về nguyên vị trí cũ, tiếp tục ấn liên tục mỗi phút 60 đến 80 lần. Có thể duy trì cách làm này liên tục với lượng tuần hoàn máu hạn chế, nếu phương pháp này có hiệu quả tốt thì có thể thấy các động mạch ở cổ hoạt động, huyết áp có thể duy trì ở 60 ml thủy ngân trở lên. Thông qua việc xoa bóp, nhằm mục đích tim sẽ đập trở lại. Trong tình trạng tim ngừng đập, khi hô hấp có thể tiêm thêm thuốc trợ tim. Có thể dùng mũi kim dài 5 đến 7 mm, chọc xuyên vào chỗ sát trùng dưới da, mép bên trái khoang liên sườn thứ 4, rồi tiêm trực tiếp vào tim liên tục 3 mũi. Làm như vậy có tác dụng giúp tim hồi phục, tăng cường sức co bóp của cơ tim, điều chỉnh sự bất thường cho tim đập bình thường, từ đó duy trì lượng tuần hoàn có hiệu quả. Sau khi hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân cơ bản đã hồi phục, nhanh chóng đưa đến bệnh viện trung tâm để làm các bước cấp cứu tiếp theo.

Dùng ôxy để điều trị ngộ độc khí than

Vấn đề chủ yếu của ngộ độc khí than là thiếu ôxy ở thần kinh não. Thiếu ôxy ở não sẽ gây ra phù não, tụt não, gây nguy hiểm cho tính mạng. Ngoài ra còn gây ra một loạt các di chứng về thần kinh, nhũn não. Do vậy việc kịp thời đưa ôxy vào trong các bộ phận của cơ thể là điều mấu chốt trong điều trị bệnh này.

Việc kịp thời truyền ôxy cho người bệnh có hai tác dụng: (1) Việc truyền ôxy cho bệnh nhân giống như cá gặp được nước, có thể nhanh chóng giải quyết được trạng thái thiếu ôxy của các bộ phận, tránh xảy ra các biến chứng khác do bị thiếu ôxy. (2) Có thể phân giải được Carbon trong Hemoglobin đã hình thành trong cơ thể, làm cho CO trong cơ thể nhanh chóng được thải ra ngoài. Như đã nói ở trên, khí CO tác dụng với Hemoglobin sẽ hình thành nên Carbọn trong Hemoglobin, chúng kết hợp với nhau rất chặt chẽ, khí phân tách ra; nhưng trong điều kiện đầy đủ ôxy, sẽ làm cho áp lực ôxy ở tế bào phổi tăng cao, làm cho Carbon ở Hemoglobin bị tách ra, hình thành nên hợp chất oxy kết hợp với Hemoglobin mà cơ thể cần. Phương pháp tiếp ôxy thì rất nhiều. Khi đưa người bệnh đến bệnh viện, nếu phát hiện bệnh nhân đã có cắm ông thông ở mũi, thì đó được gọi là cấp ôxy qua ống thông vào mũi. Đây là phương pháp thông thường để cung cấp đủ lượng ôxy cho bệnh nhân. Nhưng đối với các ca ngộ độc khí than nặng, thì còn lâu mới đạt được yêu cầu về hiệu quả điều trị bệnh, cần phải có hai điều kiện tiên quyết là cung cấp đủ lượng ôxy, hai là ôxy phải có đầy đủ áp lực. Lượng ôxy đưa vào qua ống thông mũi không quá 30%. Y học hiện đại đã chứng minh, nếu như được cung cấp đầy đủ lượng ôxy, sẽ cho hiệu quả rõ rệt. Nó có thể làm cho lượng ôxy hòa tan trong máu tăng lên, cải thiện sự chuyển hóa tế bào thần kinh, làm gia tăng tốc độ phân tích Carbon trong Hemoglobin, giảm được các di chứng.

Hiện nay các thiết bị để cấp cứu loại bệnh này lực cao đã được các bệnh viện ở các thành phố lớn trang bị “phòng ôxy cao áp”. Trong căn phòng này ôxy được cung cấp đầy đủ, dưới áp lực lớn, từ 1,5 đến 1,8 khí ép phụ. Nếu như người bệnh bị ngộ độc khí than cấp tính, có thể phải sớm đưa vào phòng này để điều trị ngay bằng ôxy, thông thường sẽ tỉnh lại sau 2 đến 3 giờ. Công tác nghiên cứu đã chứng minh, dưới tác dụng của ôxy cao áp, lượng ôxy trong máu sẽ tăng cao rõ rệt. Nếu dưới khí áp lớn, bình thường hít vào không khí tươi mát, thì lượng ôxy hòa tan trong 100 ml máu là 0,31 ml. Nếu khi hít ôxy nguyên chất trong hai trường hợp khí áp lớn thì lượng ôxy hòa tan trong 100 ml máu là 0,31 ml. Nếu trong môi trường hai khí áp lớn hít vào lượng ôxy thuần túy, thì lượng ôxy hòa tan trọng 100 ml máu là 4 ml tương đương đã tăng lên 13 lần, Nếu khi có ba khí áp lớn thì có thể tăng lên tới 6 ml, tương đương mức tăng 19,3 lần. Oxy áp lực cao còn có tác dụng phân giải Carbon trong Hemoglobin, với công hiệu là cực kỳ rõ rệt, trong môi trường hít vào ôxy nguyên chất dưới áp lực khí lớn có phụ gia 2 thì tỷ lệ CO bị tiêu trừ cao hơn, so với ôxy cao áp thường là nhanh gấp 2 đến 2,5 lần, nhanh hơn cao áp không khí là 7 lần. Thở ôxy áp lực cao có phụ gia 2 trong 10 phút, khí Cácbon trong Hemoglobin sẽ giảm từ 66,5% xuống 33,2%. Nếu thở ôxy trong 60 phút sẽ giảm xuống là 3,2%. Có thể thấy rõ hiệu quả điều trị khá lý tưởng. Điều trị bằng ôxy áp lực cao và hiệu quả điều trị như vậy, thì tại sao lại không dùng ôxy áp lực cao để điều trị? Bởi vì khả năng con người chịu đựng được áp lực của ôxy là có hạn, dùng áp lực quá cao cũng đem lại rất nhiều nguy hiểm. Dùng ôxy quá nhiều cũng có thể gây ngộ độc ôxy, bệnh nhân có thể bị viêm phổi, tức ngực, ho khan, phổi xuất hiện âm ảnh, v.v… Cũng có thể có ngộ độc ôxy dạng thần kinh, biểu hiện là toàn thân co giật, cơ bắp giần giật giống như động kinh, cũng có thể bị viêm tai giữa, hoặc viêm xoang mũi; còn có thể xảy ra bệnh giảm áp, tức là bệnh mà do người bệnh đang thở trong môi trường áp lực cao, do sự giảm áp quá nhanh đã gây ra bệnh, bệnh nhân còn cảm giác thấy da bị ngứa hoặc nóng rát, cơ bắp toàn thân, các khớp xương bị đau nhức, thậm chí tuỷ sống còn bị tổn thương, bị tê liệt từng chỗ, rồi hôn mê, v.v… Do vậy, khi điều trị bằng ôxy không thể tăng áp lực ôxy một cách không hạn chế.

Người như thế nào thì thích hợp với việc điều trị bằng ôxy áp lực cao, người bị ngộ độc khí than liệu có chữa khỏi được không? Thông thường, với những người bị ngộ độc nặng, thậm chí bị ngừng thở, tim ngừng đập, hôn mê sâu trong thời gian dài, lượng Carbon trong Hemoglobin cao cũng thích hợp với việc điều trị bằng ôxy áp lực cao. Đương nhiên càng được điều trị sớm thì sẽ càng cho hiệu quả tốt. Điều trị người bị ngộ độc trong vòng 30 giờ cho hiệu quả tốt, ngược lại sẽ cho hiệu quả không mỹ mãn. Đối với những người không được điều trị triệt để, có thể tái phát các triệu chứng có di chứng về tinh thần và thần kinh. Bệnh tình không vượt quá nửa năm, có thể thử điều trị bằng ôxy áp lực cao, nhưng hiệu quả cũng kém hơn cách điều trị trên.

Điều trị phù não và thoát vị não do ngộ độc khí than

Sớm điều trị phù não và đề phòng xảy ra thoát vị não là vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc điều trị ngộ độc khí than. Để giải quyết vấn đề này, ngoài cách điều trị bằng ôxy như đã kể trên, vẫn còn có một số cách làm như sau:

  1. Điều trị bằng Adrenalin với liều lượng lớn: như Decadron (Detxamethasone) 5 đến 10 mg/lần, ngày chia 2 đến 3 lần tiêm chậm vào tĩnh mạch. Cũng có thể dùng Hydrocortisone mỗi ngày 200 đến 400 mg, tiêm tĩnh mạch, loại thuốc này có thể giúp tế bào thần kinh não giảm phù, giảm bớt thẩm thấu vào huyết quản, sẽ giảm nhẹ phù thũng não, nên cần điều trị sớm.
  2. Dùng thuốc lợi tiểu, mất nước: Dùng thuốc có độ thẩm thấu cao tiêm vào trong máu, nhằm nâng cao sự thẩm thấu trong huyết tương, làm cho thủy phần trong tủy não quá nhiều có thể di chuyển tuần hoàn theo máu lại bài tiết ra ngoài cơ thể, từ đó giảm nhẹ phù não, giảm áp lực ở sọ não. Thuốc hay được dùng là Mannitol 20%, liều lượng là 1 đến 2 g trên 1 kg thể trọng/lần. Truyền thuốc từ từ qua tĩnh mạch, sau 15 đến 20 phút truyền xong thuốc. Sau 4 đến 6 giờ tiêm tiếp tục như vậy. Sau khi dùng thuốc này lượng nước tiểu sẽ tăng lên rõ rệt, áp lực sọ não giảm, dùng thuốc sau 2 đến 3 tiếng sẽ đạt điểm thấp nhất, có thể duy trì dùng thuốc liên tục trong 6 giờ. Đối với các thuốc chống mất nước khác như Sorbitol và Urê lượng dùng và cách dùng giống như Mannitol. Urê thường dùng dung dịch 30%, lượng dùng và cách dùng cũng giống như Mannitol, song loại thuốc này chẳng qua cũng nhằm chuyển hóa chất lòng trắng trứng. Sau khi dùng thuốc sẽ làm cho chất có Nitơ trong cơ thể tăng cao, rất nguy hiểm đối với người bị bệnh thận. Ngoài ra sau khi sử dụng, thuốc này còn có thể có hiện tượng máu không đông và “dội ngược”. Cái gọi là hiện tượng “dội ngược” là chỉ sau khi dùng thuốc, áp lực ở sọ não giảm rõ rệt, nhưng nếu khi ngừng dùng thuốc, lại thấy áp lực ở sọ não tăng lên rõ rệt. Do các nguyên nhân kể trên, nên khi sử dụng thuốc này cần hết sức cẩn thận. Khi cùng đồng thời sử dụng thuốc mất nước, tốt nhất nên dùng thêm thuốc lợi tiểu, lợi dụng tác dụng của thuốc lợi tiểu để thải phần nước trong cơ thể ra, gián tiếp làm cho não mất nước.

Thông thường dùng Sodium lợi tiểu mỗi lần 25 đến 50 mg, tiêm tĩnh mạch.

  1. Hạn chế lượng dung dịch đưa vào cơ thể: Nếu như người bệnh không ở tình trạng hoàn toàn bị mất nước, thì mỗi ngày lượng dung dịch đưa vào và bài tiết ra tối thiểu cũng phải duy trì ở mức cân bằng, thậm chí đạt mức cân bằng âm, tức là lượng “xuất” nhiều hơn lượng “nhập”. Lượng nước nhập vào cơ thể cần ít hơn lượng xuất ra là 500 ml đến 1000 ml là được. Thông thường thì lượng nước nhập vào cơ thể trung bình hàng ngày là 1500 đến 2000 ml là đủ.

Điều trị ngộ độc khí than bằng biện pháp ngủ đông và ở nhiệt độ thấp

Liệu pháp nhiệt độ thấp là chỉ dùng phương pháp để hạ thấp nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cơ thể của người bình thường là 37°c. Khi người bị ngộ độc khí than, thì nhiệt độ có thể tăng lên 39°c đến 40°c. Liệu pháp là nhằm giảm nhiệt độ cơ thể tới 35°c, thậm chí khoảng 32°c. Giảm nhiệt độ cơ thể xuống có lợi gì? Mọi người đều biết rằng, tỷ lệ chuyển hóa ở người, đặc biệt là tỷ lệ chuyển hóa ở não tỷ lệ thuận với nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ cơ thể càng cao thì chuyển hóa càng nhanh, lượng ôxy tiêu hao trong chuyển hóa càng lớn. Do vậy có thể thấy, sau khi hạ nhiệt độ cơ thể thì cơ thể hạ thấp tỷ lệ chuyển hóa ở não giảm được lượng ôxy tiêu hao ở tế bào não. Qua nghiên cứu đã chứng minh, mỗi khi nhiệt độ cơ thể giảm lnc, thì tỷ lệ chuyển hóa ở não giảm 6 đến 7%, áp lực ở sọ não có thể giảm 5,5%. Khi nhiệt độ cơ thể xuống ở 32°c, chuyển hóa ở tổ chức của não giảm có thể khoảng 50%, lượng tiêu hao ôxy ở tim khoảng 80% là bình thường, lượng thải ở tim ra khoảng 75% là bình thường. Khi bị ngộ độc khí than, hàm lượng ôxy trong máu giảm xuống cực thấp, tế bào thần kinh não rơi vào trạng thái thiếu ôxy, như nhiệt độ cơ thể quá cao, các chuyển hóa quá cao, lượng tiêu hao ôxy quá lớn, thì thần kinh não bị tổn thương sẽ càng nặng. Cho nên liệu pháp giảm nhiệt độ có thể là cách giải quyết rất tốt. Giống như thời kỳ ngủ đông của động vật, nhu cầu về ôxy của chúng rất thấp, thậm chí không cần ăn, nhưng vẫn có thể duy trì sự sinh tồn trong thời gian dài. Một người trong trạng thái thiếu ôxy hoặc sau khi thiếu ôxy, đặc biệt đối với những bệnh nhân đã từng bị ngừng hô hấp, sau khi trải qua hồi sức cấp cứu đã tự thở được, rất dễ xảy ra phù não. Trong tình trạng đó, biện pháp cấp cứu tốt nhất là nên làm giảm nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là làm giảm nhiệt độ ở sọ não. Phương pháp thông thường là dùng khăn lạnh hoặc gối bằng túi nước đá, hoặc bao lạnh đắp lên trán. Ngoài ra còn có thể hạ nhiệt độ toàn thân, dùng cồn xoa vào toàn thân, chỗ các mạch máu lớn ở toàn thân như cổ, nách, bụng để túi lạnh vào, v.v.., để làm giảm nhiệt độ xuống. Phương pháp này thỉnh thoảng có thể duy trì liên tục từ 3 đến 5 ngày, cần căn cứ vào bệnh tình cụ thể để định ra. Có cần phải hạn chế việc làm giảm nhiệt độ cơ thể không? Liệu có thể hạ nhiệt độ cơ thể xuống dưới 320C không? Không được. Khi nhiệt độ cơ thể xuống quá thấp cũng xảy ra nguy hiểm, khi nhiệt độ cơ thể xuống dưới 300C có thể xảy ra co giật các dây ở tâm thất, tiếp theo là tim ngừng đập, dẫn đến tử vong.

Liệu pháp ngủ đông là gì? Liệu pháp ngủ đông là dùng thuốc để cho người bệnh ngủ. Tác dụng của biện pháp này là làm cho bệnh nhân giữ được nhiệt độ thấp của cơ thể, duy trì tốt tuần hoàn máu, đề phòng được chứng phản ứng rét run khi hạ nhiệt độ cơ thể. Thuốc ngủ đông phần nhiều là thuốc ngăn cản thần kinh thực vật trong cơ thể người, nó có thể cắt đứt phản ứng rét run sau khi người bệnh bị lạnh, làm cho các mạch máu nhỏ mở rộng, như vậy cũng có tác dụng giúp cho tỏa nhiệt và hạ nhiệt độ cơ thể. Thuốc ngủ đông còn có thể làm cho động mạch nhỏ cơ bắp không căng ra, giúp giảm được ách tắc ở động mạch nhỏ, làm cho máu trong nội tạng được lưu thông dễ hơn, bảo đảm cho các bộ phận thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Các loại thuốc ngủ đông thường dùng là Chlorpromazine Wintermine. Liều dùng cho người lớn mỗi lần là 50 mg, tiêm tĩnh mạch. Căn cứ vào tình hình lâm sàng của bệnh để điều chỉnh lượng dùng, tiếp tục tiêm. Đồng thời với việc dùng thuốc cần theo dõi chặt chẽ sự thay đổi về hô hấp, mạch đập và huyết áp. Có một số người bệnh có hiện tượng tụt huyết áp, hô hấp không đều.

Phải chăng liệu pháp ngủ đông và hạ nhiệt độ cơ thể đều có thể áp dụng cho tất cả các ca ngộ độc khí than? Liệu pháp ngủ đông và hạ nhiệt độ cơ thể chỉ thích hợp với người bị ngộ độc khí than nặng, đặc biệt là hợp với những bệnh nhân bị phù não. Dựa vào kinh nghiệm, hai liệu pháp trên cũng thích hợp với những bệnh nhân có các hiện tượng như mặt xám ngoét, môi thâm, huyết áp tụt, tay chân lạnh, máu tuần hoàn yếu hoặc rất bồn chồn, tay chân co giật, sốt cao, hôn mê, v.v…

Uống dấm và ăn canh chua có giải được độc khí than không?

Các phương pháp này là không có căn cứ khoa học, trên thực tế điều trị cũng không có hiệu quả. Khi bị ngộ độc khí than chủ yếu là không được giải quyết được vấn đề căn bản do Carbon Hemoglobin được hình thành trong máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp ôxy, lại thêm vào acid, ngược lại đem theo kết quả không tốt trong điều trị.

Thuốc đông y có chữa trị được ngộ độc khí than không?

Y dược học là một kho ngọc vô cùng quý giá. Có vô số sự thực đã chứng minh, thuốc đông y chữa trị ngộ độc khí than rất hiệu quả. Khi có các hiện tượng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, hồi hộp, thở hổn hển, hôn mê bất tỉnh, nóng sốt không có mồ hôi, đờm dãi liên tục, mặt đỏ như đánh phấn, môi đỏ như son, răng cắn chặt lại, cổ cứng đỏ, mạch nhỏ nhanh, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, tim, gan, phổi bị tổn thương do ngộ độc khí than. Phương pháp điều trị là thanh nhiệt giải độc, bổ âm, mát tim. Nên dùng các thuốc như Tô hợp hương hoàn, Thập hương phản sinh đan, Cục phương chí bảo, v.v… Đồng thời cũng có thể sử dụng Ngọc nữ tiến, Thanh doanh thang, uống Sa sâm mạch đông gia giảm, v.v… Các thuốc thường dùng như Mẫu đơn bì, Thanh đại, Tê giác, Lá tre, Sinh thạch cao, Xích thược, Huyền sâm, Mạch đông, Sinh địa hoàng, Sa sâm, Thạch hộc, Đảng sâm, Đan sâm, v.v… Khi bị hôn mê bất tỉnh có thể thêm Xương bồ, Viễn chí, Táo nhân, Phù tiểu mạch, Xuyên bối, Câu đằng, Trân châu mẫn, Bạch cương tàm, Sinh thạch quyết, V.V… Khi bị co giật, thêm Toàn yết, Rết, Kê huyết đằng, Uất kim, v.v… cần căn cứ vào bệnh tình cụ thể mà chọn dùng các loại thuốc khác nhau điều trị cho thích hợp.

Điều trị tổng hợp về ngộ độc khí than

Khi bị ngộ độc khí than cấp tính thì trong cấp cứu y tế hoặc trong nội khoa là một triệu chứng khá phức tạp. Nguyên nhân là: (1) Bệnh này do thiếu ôxy nên đã gây tổn thương hệ thần kinh, trực tiếp uy hiếp đến tính mạng. (2) Kèm theo nhiều triệu chứng, dường như liên can tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm trong nội khoa như tim ngừng đập, không thở, phù não, khí thũng phổi, sốc, ngộ độc acid, rối loạn chất điện giải, viêm nhiễm, loạn nhịp tim. (3) Để lại nhiều di chứng ở hệ thần kinh, nên khi xử lý không thể chỉ điều trị đơn lẻ được, mà phải quan tâm đến nhiều mặt, áp dụng các phương pháp điều trị tổng hợp, còn phải nắm bắt các khâu trung tâm, giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu. Các bác sỹ phải dựa vào sự phát triển của các biểu hiện lâm sàng, nắm bắt các vấn đề có thể xảy ra để kịp thời giải quyết. Một số chứng bệnh kèm theo khi phát bệnh sẽ trở thành mâu thuẫn chủ yếu, như ngộ độc acid, rối loạn chất điện giải, loạn nhịp tim, bị sốc, v.v… đều dẫn đến tử vong, do vậy cần kịp thời chữa trị ngay. Khi người bị ngộ độc khí than rơi vào tình trạng hôn mê, do thiếu dinh dưỡng, thiếu ôxy… nên sức đề kháng của cơ thể giảm rõ rệt; có khi còn có thể bị sặc các thứ nôn ra vào khí quản, nên rất dễ gây ra viêm nhiễm đường hô hấp. Khi bị ngộ độc khí than nặng, nếu như còn bị hôn mê trong nhiều ngày, thì hiện tượng phổ biến là thường có kèm theo viêm phổi. Do vậy với những bệnh nhân ấy cần cho dùng kháng sinh để chống viêm nhiễm.

Để bảo vệ tế bào thần kinh não, bảo vệ và khôi phục chức năng của một số cơ quan nội tạng, thì một số thuốc giàu dinh dưỡng và tăng năng lượng cho tế bào là điều rất cần thiết. Như Vitamin B1, B12, Vitamin C, thuốc loại Nucleic acid, Adenosine Triphosphate và sắc tố C, … Các loại thuốc này đều rất có ích cho bệnh nhân loại này. Nhiều bác sỹ đều chủ trương truyền máu tươi cho những bệnh nhân nặng rất có ích cho công tác điều trị. Bởi vì khi khí than vào cơ thể, nhanh chóng kết hợp với Hemoglobin trong hồng cầu trở thành Hemoglobin Carbon, làm mất khả năng nhận ôxy, gây ra thiếu ôxy.

Nếu như được truyền máu tươi từ ngoài vào, chính lượng máu này sẽ mang theo khá nhiều ôxy vào cơ thể. Giống như nắng hạn gặp mưa rào, lượng khí này làm tươi mát trở lại các cơ quan trong cơ thể, làm cho chúng hồi phục sức sống trở lại, như vậy không chỉ giảm được tỷ lệ tử vong, mà còn giảm được các di chứng về thần kinh.

Cho bệnh nhân uống thuốc hồi sức, có thể làm cho bệnh nhân sớm tỉnh lại, phương pháp này liệu có đúng không? Cần xem xét tình hình cụ thể, nếu dùng liều lượng lớn thuốc hồi sức chưa chắc đã có lợi cho bệnh nhân. Thuốc kích thích hồi sức có thể làm gia tăng sự chuyển hóa tế bào, tăng thêm lượng ôxy cần thiết. Nếu như bệnh nhân đang ở trạng thái hôn mê sâu mà cho dùng quá nhiều thuốc hồi sức sẽ chẳng có lợi gì, còn gây tác hại lớn. Nó sẽ gia tăng tiêu hao ôxy ở não, làm cho não phù nặng hơn gây nguy hiểm cho tính mạng. Mâu thuẫn chủ yếu ở giai đoạn này không phải làm cho bệnh nhân tỉnh táo, mà ngược lại cần có biện pháp hạ thấp sự chuyển hóa, làm giảm lượng tiêu hao ôxy như hạ nhiệt độ, ngủ đông… Sau khi bệnh nhân trải qua thời kỳ phù não, tình hình thường phát triển theo hướng hồi phục nhưng tâm thần vẫn lơ mơ. Lúc này có thể dùng thuốc kích thích hồi sức như Meclofenoxate và Antiradon có tác dụng xúi thúc đẩy, khuấy động lên.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận