Những điều cần biết về thời gian uống thuốc

Sức khỏe đời sống

Uống thuốc hợp lý có quan hệ rất lớn đến việc chữa khỏi bệnh tật. uống thuốc đúng vào lúc thích hợp sẽ có lợi lớn trong việc phát huy đầy đủ hiệu quả của thuốc. Thực tiễn nghiên cứu và lâm sàng đều phát hiện: Uống thuốc vào đúng lúc cần thiết nhất thường sẽ thu được hiệu quả hết sức bất ngờ, chỉ cần một lượng thuốc vừa đủ thôi nếu uống vào đúng thời điểm lí tưởng thì hiệu quả của thuốc sẽ tăng lên nhiều.

Thuốc tây
Thuốc tây

UỐNG THUỐC ĐÔNG Y

Mỗi khi cho đơn thuốc, thầy thuốc thường yêu cầu người bệnh uống ngày 1 thang chia 2 lần sớm và tối. Như vậy chủ yếu có xét đến việc giữ gìn nồng độ thuốc nhất định ở trong cơ thể. Thực tế, căn cứ vào nơi bị mắc bệnh trên cơ thể, tác dụng của thuốc và nhịp điệu, qui luật của khí huyết lưu thông trong phủ tạng của con người có khác nhau mà thời gian uống thuốc cũng có những chỗ khác nhau. Chính vì thế, các nhà y học Trung Quốc đã đề ra 3 nguyên tắc trong uống thuốc Đông y như sau:

  1. Căn cứ vào chỗ, vào bộ phận mắc bệnh để chọn thời điểm uống thuốc: Do sau khi uống thuốc phải kinh qua trung tiêu tì vị mới có thể đến tới chỗ bị bệnh. Trên mặt điều trị sẽ phải căn cứ vào vị trí trên dưới, cao thấp khác nhau để áp dụng uống thuốc trước khi ăn cơm hay sau khi ăn cơm. Nếu bệnh ở ngũ quan, ở khoang ngực thì phải uống thuốc lúc ăn cơm, như vậy dược lực sẽ di động đến chỗ bị bệnh tiếp cận ở trên. Nếu bệnh ở bụng, ở ruột, ở bàng quang thì phải uống thuốc xong mới ăn cơm, như vậy dược lực sẽ phải chìm lắng xuống dưới và tiếp cận với chỗ bị bệnh ở phía dưới.
  2. Căn cứ vào tác dụng của thuốc để chọn thời điểm uống thuốc: Tác dụng của thuốc có thăng trầm, chìm nổi khác nhau. Đông y trị bệnh lại được tiến hành dưới sự chỉ dẫn của “Nhân thể quan tự nhiên”, cho nên trong một ngày, tùy theo sự biến hóa của tự nhiên như lúc mặt trời mọc, lúc mặt trời lặn, mà việc uống thuốc cũng có yêu cầu nhất định. Ví dụ như sáng sớm thì cần uống những loại thuốc bổ thận, thuốc hành thủy lợi thấp, thuốc gây nôn. Trước buổi trưa cần phải uống thuốc phát tán mồ hôi ra ngoài; sau buổi trưa hoặc buổi tối thì cần phải uống thuốc tiêu chảy và các loại thuốc tẩm bổ âm huyết. Trước khi đi ngủ thì uống thuốc an thần.
  3. Căn cứ vào dòng chảy của khí huyết để chọn giờ uống thuốc: Đông y lấy qui luật dòng chảy của khí huyết trong lục phủ ngũ tạng để tính là 12 tạng phối hợp với 12 giờ trong một ngày. Ở một thời gian nào đó (khoảng 2 giờ đồng hồ), lưu hành khí huyết đến thời điểm của tạng nào thì công năng của tạng đó là cường thịnh nhất. Lúc đó là thích hợp nhất với việc chữa trị thực chứng (tức bệnh khí phát có các triệu chứng sốt, không có mồ hôi, khó đại tiện, đầy v.v…) của tạng đó, dùng biện pháp cho chảy nhanh. Nếu như đứa trẻ bản tính nóng nảy, hấp tấp, bị chứng chảy máu cam, thì tức là thuộc về can nhiệt. Việc chữa trị cần phải chọn đúng vào giờ sửu là giờ khí huyết của can tạng thịnh vượng, lúc đó uống thuốc tả can (giải thoát gan), sau 12 giờ, công năng của gan cường thịnh nhất lại là thời điểm công năng của tạng này hư suy nhất, lúc này lại thích hợp với chữa trị chứng hư của tạng này, dùng phương pháp bổ. Nếu thuốc bổ thận thì phần lớn là phải uống sau lúc 12 giờ cho đến giờ dậu là giờ chính của thận.

DÙNG THUỐC TÂY

Đông y đề xướng chọn giờ uống thuốc, Tây y cũng không ngoài lệ thường đó. Đã từ rất lâu nay, trên lâm sàng đều dưới tiền đề bảo đảm chữa trị bằng thuốc, áp dụng biện pháp khống chế lượng thuốc để hạ thấp tác dụng phụ độc hại. Hầu như đơn thuốc nào, bác sĩ cũng đều ghi uống “ngày 3 lần” như vậy là đều có mục đích cả. Trong thực tế khi uống thuốc nếu không xét đến việc giữ nồng độ thuốc nhất định trong cơ thể, thì sẽ tạo nên sự biến động về nồng độ huyết dược quá lớn, tất nhiên ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Như các loại thuốc Penicillin, Terramycin, nếu không theo 6 giờ uống một lần, sự gián cách về thời gian uống thuốc không đều nhau thì sẽ không đạt được mục đích giữ lâu nồng độ huyết dược trong thời gian nhất định, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Lại như Gentamycin tiêm bắp là 80.000 đơn vị, mỗi ngày tiêm 2 lần, nếu thời gian gián cách không đảm bảo 12 giờ, như vậy thời gian duy trì trị số cao nhất của huyết dược trong phạm vi thời gian tốt nhất (từ 4 đến 8 micrôgam trên ml tức 4-8 pg/ml) mà ngắn, thời gian duy trì trị số cao nhất của huyết dược thấp hơn nồng độ hữu hiệu 2 pg/ml (2 micrôgam/ml) lại quá dài thì như vậy sẽ không thể nào đạt được hiệu quả điều trị bệnh như mong muốn được.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận