Biện pháp an toàn khi bảo quản nông dược
Do thuốc trừ sâu là sản phẩm có chất độc, do vậy cần có kho riêng để cất trữ và bảo quản. Khi thuốc được đem về từng nhà, từng hộ thì tốt nhất mỗi gia đình nên bảo quản ở trong một cái hòm có khóa chuyên để đựng thuốc trừ sâu. Nếu thuốc trừ sâu được tập trung để ở thôn và ở tổ sản xuất thì cũng phải có kho riêng để thuốc. Kho chuyên để thuốc phải có khóa, tốt nhất là phải qua 2 lần khóa. Kho thuốc cần phải có sổ ghi chép hàng nhập kho và xuất kho, đồng thời phải ghi rõ hướng dẫn trên vỏ bao bì.
Nghiêm cấm để lẫn lương thực thực phẩm với thuốc trừ sâu, tránh làm cho lương thực, thức ăn bị ô nhiễm không dùng được.
Đối với thuốc trừ sâu nhũ dầu và loại hun khói không thể để lẫn với các sản phẩm dễ’cháy như diêm, pháo, dầu đèn, xăng, ga, vôi…. cần để các loại thuốc sâu ấy ở nơi thoáng khí, mát, tránh để ánh nắng chiếu vào, đề phòng việc tự bốc cháy hoặc nổ bùng. Kho chứa loại thuốc sâu này cần phải có thiết bị chữa cháy, đê để phòng bất trắc.
Thuốc trừ sâu cũng không được để lẫn với phân hóa học. Bởi vì:
- Như Amoniac chẳng hạn, sẽ phân giải dần dần hoặc sẽ trở thành Amonium Bicarbonate, khí Amoniac, sau đó sẽ biến thành NH3 mang tính kiềm trong môi trường không khí, có thể làm cho nhiều nông dược gặp phải kiềm dễ phân giải tiêu tan sẽ giảm hiệu quả.
- Chất Amonium Nitrate dưới ánh nắng chói chang va đập hay ở nhiệt độ cao, có tự nhiên bốc cháy.
- Quá nhiều acid trong Sunfate Calcium, v.v… Khi cất giữ rất có thể sẽ xảy ra chảy acid, lâu ngày sẽ làm cho bao bì mục nát, không có lợi cho công tác an toàn khi vận chuyển.
Trong khi cất trữ thuốc trừ sâu còn có thể do bản thân sinh ra các phản ứng hóa chất rồi phân giải, giảm thấp thành phần có hiệu quả, cũng có thể do phản ứng hóa học, mà làm gia tăng các tạp chất trong sản phẩm, từ đó làm cho độc tính càng tăng cao. Đối với thuốc sâu Phospho hữu cơ, hơn nữa cần đặc biệt chú ý điểm này. Ví dụ như một số loại Rogor, sau khi cất trữ được 9 tháng, độc tính có thể tăng 10 lần khi xét nghiệm trên chuột bạch. Cho nên không được để thuốc trừ sâu quá lâu, sử dụng bao nhiêu, mua bấy nhiêu, để kho năm nào sử dụng hết năm đó, để vào kho những thuốc trước thì sử dụng trước. Ngoài ra cần chú ý một số nguyên tố kim loại nặng đặc biệt là sắt sẽ phân giải nhanh chóng làm mất hiệu quả đối với thuốc trừ sâu có Phospho hữu cơ (như Rogor, Sulffat mara), cho nên không thể để đựng thuốc trừ sâu vào dụng cụ bằng kim loại như hộp sắt,…Rogor rất dễ bị phân giải ở nhiệt độ cao, sau khi có tia tử ngoại chiếu vào 1605, các thành phần có hiệu quả sẽ chuyển thành tạp chất, không những làm giảm hiệu quả, mà độc tính còn tăng lên rất nhiều, cho nên cần hết sức chú ý loại thuốc trừ sâu này tránh để ở nhiệt độ cao, đặc biệt chú ý không để phơi dưới ánh nắng chói chang.
Để làm cho nhà kho thông thoáng và chống ẩm ướt, cần căn cứ vào loại sản phẩm, phân loại độc tính để xếp đặt, các giá đặt hàng không được để dựa vào tường, khoảng cách giữa các giá không được nhỏ hơn 60 cm. Khoảng cách giá trên, giá dưới từ 50 cm trở lên. Trên giá đỡ giữa các tầng đều phải đệm bằng vải nhựa. Sau khi đã sắp xếp xong thuốc sâu cần đánh dấu ghi rõ ký hiệu sản phẩm có độc nguy hiểm để mọi người chú ý.
Bảo quản nông dược ở gia đình cũng cần tham khảo các điều chú ý kể trên. Địa điểm cất giữ thuốc trừ sâu cũng phải được chọn nơi trẻ con không dễ phát hiện hoặc với không tới, có hòm đựng riêng và khóa cẩn thận do người nắm vững kiến thức về sử dụng an toàn và độc tính thuốc trừ sâu quản lý.
Chọn và sử dụng thuốc như thế nào
Có rất nhiều loại thuốc trừ sâu cho dù trong cùng một loại thuốc bảo vệ thực vật, thì cũng có nhiều loại để lựa chọn, vậy làm thế nào để chọn lựa được chính xác? Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp, cần xem xét rất nhiều yếu tố, thường là sau khi phân tích tổng hợp toàn diện các yếu tố rồi cân nhắc lợi hại, mới lựa chọn, khi lựa chọn cần chú ý một số điểm quan trọng nhất dưới đây:
- Hiệu quả phòng trị: Đây đương nhiên là nhân tố hàng đầu, không chỉ cần căn cứ vào mục đích bảo vệ thực vật để lựa chọn loại thuốc, mà trong các loại thuốc đó phải chọn loại thuốc nào có hiệu quả cao nhất. Như bệnh khô vằn ở cây lúa nước thường chọn thuốc men ở Tĩnh Cương; các cây như bông cần chống sâu bệnh một cách toàn diện hoặc đôi phó với sâu cắn lá như rệp bông, nhện đỏ thường hay dùng thuốc diệt sâu hại như Rogor.
- Các chất ít độc đối với người và gia súc, để lại ít tàn dư trong môi trường. Trên cơ sở bảo đảm hiệu quả của thuốc, cần xem xét đến nhân tố này. Như thuốc diệt khuẩn thủy ngân hữu cơ và thuốc diệt khuẩn đạo ôn Phospho hữu cơ có thể diệt các loại bệnh đạo ôn ở cây lúa nước. Do chất thủy ngân hữu cơ sót lại trong môi trường lâu dài, có thể làm thấm xuống nước và bị hút vào các vật thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, hiện nay đã bỏ loại chất này. cần chọn đúng thuốc trị đạo ôn. Sâu hại cây bông chủ yếu là ve đỏ, trước đây có 666, DDT, đạt hiệu quả nhất định, nhưng do để sót lại quá nhiều trong môi trường, và-cũng gây hại rất nhiều cho các côn trùng có ích, hiện nay chuyển sang dùng thuốc diệt ve có chứa Flo. Không chỉ phòng trị có hiệu quả (trên 97%) mà lượng sót lại rất ít, ít gây hại cho côn trùng có ích; dùng 1605 và DDVP đều cho hiệu quả phòng trị rất tốt.
- Trên cơ sở để đảm bảo hiệu quả của thuốc cần chú ý yếu tố độc tố thấp, an toàn đối với người và gia súc còn sót lại ít trong môi trường. Nếu như thuốc diệt khuẩn có chứa thủy ngân hữu cơ (hàm chứa 2,5% Phenymercuric Aceetate) và thuốc diệt khẩn đạo ôn có chứa Phospho hữu cơ, cho một lượng vừa phải có thể không chê được bệnh đạo ôn ở cây lúa nước. Do hàm lượng thủy ngân trong thủy ngân hữu cơ còn lại trong môi trường rất lâu, có thể lẫn vào trong nước hoặc các cây cho thu hoạch, gây nguy hiểm cho sức khỏe, hiện nay đã bỏ không dùng nữa, cần chọn loại đạo ôn tranh và dị đạo ôn. Sâu hại cây bông chủ yếu là nhện đỏ, trước kia do chúng còn lại trong môi trường quá nhiều, chúng cũng gây hại rất nhiều cho các loại côn trùng có ích, hiện nay đã chuyên sang dùng các loại thuốc diệt ủ, không những phòng trị có hiệu quả (97% trở lên), còn lại ít, ít gây hại cho các loại côn trùng có ích. Dùng loại 1605 và DDVP đều cho hiệu quả phòng trị mỹ mãn loại sâu bọ, nhưng do độc tố cả DDVP thấp hơn rất nhiều so với loại 1605, cho nên nên dùng loại DDVP.
- Loại thuốc nông dược và cách dùng: Cùng là một loại thuốc trừ sâu, sẽ chế thành các loại thuốc khác nhau hoặc các cách sử dụng khác nhau, tác dụng nguy hại cũng có những thay đổi tương ứng ở người và gia súc, ví dụ như Furandan và 1605 khi đem phun cùng nước thì cơ hội ‘xảy ra ngộ độc sẽ nhiều hơn, nhưng đổi sang dạng thuốc hạt, cơ hội xảy ra ngộ độc giảm rõ rệt. Nhiều loại thuốc sâu có độc tố cao khi sử dụng cách phun, cơ hội ngộ độc sẽ rất lớn, nếu thay đổi bằng cách tưới hay rải xuống đất, cơ hội bị ngộ độc sẽ giảm đi trông thấy. Nhưng nếu như dùng máy bay để phun cho dù là phun loại thuốc sâu có độc tố cao, cũng hiếm khi xảy ra ngộ độc.
- Điều kiện sử dụng thuốc: Loại 3911 có độc tố rất cao, có thể trộn lẫn với hạt giống. Do lúc đó nhiệt độ thấp, nếu như có thể tuân thủ quy trình thao tác, thì rất ít khi xảy ra ngộ độc. Nếu như phun thuốc sâu này vào đúng mùa hè, thì dường như rất khó tránh khỏi việc bị ngộ độc. Hiện nay loại thuốc này đã được quy định chỉ trộn lẫn giống để sử dụng. Vào mùa hè độ ẩm cao, sâu bệnh cỏ hại mùa màng khá nhiều, do vậy cần sử dụng thuốc sâu nhiều lần với lượng lớn, người sử dụng phải tiêp xúc nhiều lần với thuốc, nhưng do thời tiết oi bức công tác phòng hộ dễ có sơ suất đại khái, nên cần cố gắng tránh không để các loại thuốc sâu có nồng độ độc tô cao và dễ bốc hơi nhiễm vào. Thời gian hàng ngày mỗi lần sử dụhg thuốc sâu cũng không nên quá dài, tốt nhất nên hạn chế trong vòng 6 giờ đồng hồ, cần chú ý tránh sử dụng thuốc sâu trong khoảng thời gian có nhiệt độ cao là từ 11 giờ 30 trưa đến 3 giờ 30 chiều.
- Tính kháng thuốc: Trên một vùng đất sử dụng nhiều lần loại nông dược nào đó trong nhiều năm, hiệu quả từng năm giảm dần, lượng dùng nông dược hàng năm tăng lên, tình hình ấy có liên quan đến tính kháng lại thuốc của các loại nông dược trừ bệnh, sâu cỏ, nhất là tình hình sâu bệnh hại càng rõ rệt. Để khắc phục hoặc kéo dài tính kháng thuốc ấy, mọi người từng có nhiều biện pháp đê làm tăng hiệu quả của chất phụ gia luân lưu hoặc trộn lẫn nhiều loaị nông dược khác nhau (thậm chí cả .thuốc trừ sâu), đây là một trong những cách làm mang lại hiệu quả nhất).
- Giá thành kinh tế: Vấn đề khoa học trên đồng ruộng cũng bao gồm cả vấn đề làm sao giảm thấp được giá thành nông nghiệp, nâng cao được hiệu quả kinh tế, đồng nghĩa với việc phải làm sao khống chế và tiêu diệt được các loại sâu bệnh cỏ hại thực vật, mọi người đương nhiên càng muôn sử dụng các loại nông dược có giá cả rẻ. Có một số loại nông dược tuy đơn giá hơi đắt, nhưng do hiệu quả sử dụng rất cao, mỗi lần lượng sử dụng lại ít, cũng là một loại sản phẩm có tính cạnh tranh quyết liệt. Như nông dược loại mỡ diệt sâu tuy giá của mỗi kg đắt hơn 4 đến 5 lần so với thuốc trừ sâu lân hữu cơ nói chung, nhưng có hiệu quả cao, mỗi mẫu chỉ dùng vài gram là đủ, lượng dùng rất ít, nhưng có thể giúp tăng hiệu quả cho cây bông đạt sản lượng cao nên mọi người vẫn tín nhiệm dùng loại thuốc này.
Cách pha chế nông dược hợp lý
Pha chế sử dụng nông dược không chỉ là biện pháp có hiệu quả nhằm khắc phục và kéo dài tính kháng thuốc, đồng thời còn diệt được nhiều loại bệnh, sâu hại và cỏ, giảm được công sức, tiết kiệm được thời gian, giảm giá thành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả phòng diệt sâu bệnh. Nhưng chủng loại nông dược thì rất nhiều, không phải tất cả các loại nông dược đều có thể tùy ý pha trộn và sử dụng được. Pha chế nông dược hợp lý nhìn từ góc độ sử dụng trong nông nghiệp phải đạt được các yêu cầu sau đây:
- Sau khi pha thuốc sâu xong, thuốc không bị hỏng, nếu như là thuốc nước có chứa acid hoặc là dung dịch dễ bị phá hủy trong môi trường kiềm đều không thể hòa lẫn và sử dụng cùng với dung dịch kiềm.
- Có thể nâng cao hiệu quả của thuốc (như DDT + thuốc dạng sữa hỗn hợp để diệt sâu ở quả bông sẽ tăng hiệu quả sử dụng) ít nhất không thấp hơn hiệu quả của các loại nông dược hỗn hợp lần lượt được sử dụng.
- Không gây ra tác dụng nguy hiểm cho các cây nông nghiệp do pha chế nông dược hỗn hợp. Pha chế thuốc bột ướt với các loại nông dược khác hoặc phân hóa học như thế nào, nếu sau khi chế thành dung dịch hỗn hợp xong, sản sinh ra các sợi bông hoặc lắng đọng nhiều cho thấy thuốc ẩm ướt ở trong thuốc bột ẩm đã bị phá hủy, nên đã giảm thấp hiệu quả của thuốc và còn có thể làm hại cây trồng. Bây giờ xin giới thiệu tình hình pha chế nông dược thường dùng, hãy xem biểu 3.
Nhìn từ góc độ an toàn vệ sinh, việc sử dụng nông dược pha trộn còn cần phải chú ý đến những thay đổi của độc tố đối với người và gia súc.
Nông dược pha trộn hai loại thuốc hoặc hai loại thuốc trở lên, các độc tố liên kết thành ba loại thay đổi sau đây:
- Tác dụng tăng độc: Độc tố củá nông dược pha chế là độc tố tổng hợp của các loại nông dược hỗn hợp được tăng lên rõ rệt.
- Tác dụng tương tác: Độc tố của thuốc pha và độc tố tổng hợp của các loại nông dược là gần giống nhau.
- Tác dụng đề kháng: Độc tố của nông dược hỗn hợp rõ ràng nhỏ hơn tổng hợp độc tố của các loại nông dược.
Khi pha chế thuốc hợp lý, chủ yếu là nhằm tránh tác động tăng thêm độc tố, tuy nhiên có một số loại thuốc sau khi pha chế thì độc tố gia tăng, hiệu quả của thuốc cũng tăng lên, như thuốc đạo ôn + Sunfat Mara có tác dụng làm tăng độc tố, có tác dụng tăng gấp 5,7 đến 8 lần khi phòng trị loại ve đuôi đen bám lá, nhưng cho dù là như vậy cũng nên hết sức tránh. Chúng ta nên sử dụng các loại thuốc pha tăng hiệu quả sử dụng chứ không tăng độc tố khi thử nghiệm việc phòng trị loại ve đuôi đen kháng thuốc, dùng đạo ôn + Rogor có thể nâng hiệu quả lên gấp 16,4 lần, nhưng độc tố sau khi pha trộn cũng tăng theo, chỉ là tác dụng tương tác, thuốc pha như vậy lai tốt hơn. Biểu 8, 9 là khoảng của các loại thuốc. Sau khi pha chế độc tố có thay đổi, khi sử dụng trong thực tế cần hết sức chú ý tránh độc tố gia tăng.
Có nông dược không thể đem pha chế được vì sẽ sinh ra các chất có hại, như loại thuốc Phosphat Mara diệt sâu có hại cho cây lúa nước.
Công tác phòng hộ an toàn khi pha chế và sử dụng nông dược
Trên thực tế pha chế nông dược là đem thuốc nước nguyên chất của nông dược pha loãng vừa phải theo tỷ lệ nhất định rồi đem ra ruộng đồng sử dụng, vì người pha chế phải tiếp xúc với thuốc nước nguyên chất có nồng độ cao, nên cần đặc biệt chú ý đến công tác phòng hộ an toàn.
Địa điểm pha chế thuốc cần tránh xa nguồn nước uống, chuồng trại, súc vật, nhà ở. Thuốc nguyên chất và dụng cụ pha chế phải có người quản lý chặt, tránh để mất hoặc dùng nhầm sang việc khác. Người pha chế phải đeo khẩu trang, đi găng tay bằng cao su và mặc đồ bảo hộ bằng chất dẻo. Trước khi đem ra dùng phải kiểm tra lại nhãn hiệu chai thuốc, tránh bị cầm nhầm, sau đó cân, đo lượng thuốc nguyên chất hay thuốc bột theo đúng nắp chai để đổ thuốc, bởi vì dễ bị nhiễm độc, hơn nữa đong như thế cũng không chính xác. Nồng độ pha loãng thuốc nước cũng không chính xác, không thể tùy ý nâng cao nồng độ, nếu không không chỉ gây ra các ca ngộ độc, mà còn gây hại cho cây trồng. Chỉ cần đạt được mục đích sử dụng thuốc, nồng độ nên thấp không nên cao, như vậy cũng có lợi cho việc bảo vệ các loài kẻ thù thiên nhiên. Như phòng trị bọ vòi voi, chắt Sulffides
Phosphorus Mara 50% pha loãng 1500 lần giảm xuống 3000 lần; Rogor 40% pha loãng từ 2000 lần giảm xuống thấp 5000 lần. Theo quan sát một số khu vực, hiệu quả phòng trị lên đến 95% trở lên, tỷ lệ sát thương cho các loài côn trùng có ích từ 46,4% giảm xuống 12,8%. Khuấy trộn thuốc phải dùng các loại dụng cụ chuyên dụng (Khúc tre hay gỗ), nghiêm cấm không được dùng tay trực tiếp để trộn, nghiêm cấm không được sử dụng các dụng cụ đựng, múc thuốc đi vục nước ở ao hồ, tránh không gây ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sinh vật, thủy sản. Bao bì (chai lọ, giấy, túi) dùng để gói chứa bọc các loại thuốc nguyên chất (hoặc bột) sau khi dùng xong cần chú ý thu hồi lại để xử lý thống nhất, không được vứt lung tung, tránh xảy ra các sự việc ngoài ý muốn.
Các biện pháp sử dụng nông dược an toàn có:
- Cần có đội ngũ chuyên bảo vệ thực vật hoặc công ty bảo vệ thực vật để thống nhất sử dụng thuốc hay cần có sự chỉ đạo tập trung dùng thuốc cho các hộ. Nhân viên sử dụng thuốc phải được lựa chọn, người già, trẻ nhỏ, người yếu, tàn tật, người có bệnh không được tham gia sử dụng. Phụ nữ đến kỳ kinh, cho con bú, có thai và người có bệnh ngoài da cũng tạm thời nghỉ không được tham gia sử dụng thuốc. Đối với những người tham gia sử dụng thuốc đều cần phải được giáo dục kiến thức về an toàn vệ sinh, nếu qua loa đại khái sẽ nảy sinh các sự có không may, tuân thủ đúng các quy tắc, thao tác an toàn để có thể đề phòng bị ngộ độc, đồng thời có các biện pháp dự phòng. Làm cho người sử dụng thuốc hiểu rõ được độc tố của thuốc sâu đang dùng và các biện pháp đề phòng, cũng cần biết các triệu chứng của thời kỳ đầu bị ngộ độc để nếu nhỡ có bị ngộ độc thì sớm được phát hiện và chữa trị ngay.
- Khi trộn thuốc vào hạt giống phải dùng dụng cụ để trộn, dùng bao nhiêu trộn bấy nhiêu, trộn đến đâu dùng hết tới đó. Khi trộn thuốc với hạt giống cần cố gắng dùng máy để gieo, nếu như dùng tay gieo hoặc rắc cần phải có găng tay bằng cao su. Các hạt giống gieo đã trộn thuốc còn thừa phải cho tiêu hủy hoặc đem chôn sâu ngay, tuyệt đối không được đế lẫn lộn với lương thực hoặc để lẫn với thức ăn cho chăn nuôi. Khi trộn thuốc với hạt giống phải đứng ở đầu gió, ở bên cạnh thao tác để khi thuốc sâu bốc bay, tán phát theo gió, không để cho người khuấy trộn thuốc hít phải hơi độc, khi trộn thuốc vào đất cũng phải thao tác theo quy trình an toàn ấy.
- Khi sử dụng các loại thuốc sâu Phospho hữu cơ có độc tố cao, không được cho trẻ nhỏ đến chơi ở bờ ruộng, cũng không được cho chúng mang thuốc và dụng cụ đến ruộng, càng không được dịu trẻ đến cho bú ở đầu bờ ruộng. Khi sử dụng các phương thức phun thuốc, người phun rất dễ bị nhiễm phải chất độc dẫn đến ngộ độc, do vậy trước khi phun thuốc phải đặc biệt chú ý đeo các dụng cụ phòng hộ an toàn cá nhân. Bao gồm quần áo dài tay, găng tay, tạp dề bằng chất dẻo, khẩu trang làm bằng vải màn nước kiềm (tức vải màn ngâm ở nước kiềm 5%), ngoài ra còn phải bôi xà phòng lên các chỗ da hở ra ngoài. Phải phun thử bằng nước trước khi phun thuốc bằng máy phun. Kiểm tra tình hình thật tốt. Khi phun thuốc thường phải đứng ở đầu gió, tiến lên hoặc giật lùi, phun thuốc cách hàng ở sườn bên, chỗ đã phun thuốc không được để cho người vào đó, làm được như vậy thì cơ hội bị ngộ độc sẽ giảm xuống ít nhất. Nếu phun thuốc bằng máy kéo (tracteur) có giá cao thì từ chỗ người lái đến đầu máy phun phải cách từ 2m trở lên, đằng sau chỗ ngồi còn cần lắp thêm một lá chắn cơ động để ngăn thuốc phun. Nếu như dùng tay giữ hoặc máy phun điện động siêu nhỏ thì cần giữ phải cách xa đầu phun, đằng sau đầu phun phải có vách ngăn bằng nhựa để đề phòng các hạt thuốc bắn lại phía sau gây ô nhiễm cho nhân viên thao tác. Nếu dùng máy bay để phun thuốc thì nơi đổ chứa thuốc sâu phải cách xa khu dân cư trên 500 m, trong khoang tô máy máy bay phải có thiết bị thông gió; thuốc sâu phải lấy ở bên ngoài khoang máy bay.
- Khi máy phun bị tắc, tuyệt đối không được dùng mồm để thổi đầu phun. Trong quá trình phun thuốc tuyệt đối không được cười đùa, không được dùng nước phun người khác, chống không được ăn, uống, hút thuốc. Do không chú ý đến các điều trên, dẫn đến xảy ra nhiều ca ngộ độc trong sản xuất, cần hết sức cảnh giác. Thời gian hàng ngày của nhân viên sử dụng thuốc tiếp xúc với thuốc thường không quá 6 giờ; sau khi làm việc liên tục với thuốc từ 3 đến 5 ngày, cần nghỉ ngơi một ngày không tiếp xúc với thuốc, sau đó mới tiếp tục sử dụng thuốc.
- Sau khi kết thúc công việc, đều phải rửa sạch tất cả các dụng cụ phun thuốc, cần đem về xử lý tập trung các loại bao bì giấy gói, chai lọ đựng thuốc. Nhãn chai thuốc hoặc tiêu chí, túi giấy nên cố gắng bảo lưu để tránh dùng nhầm. Các thửa ruộng có sử dụng loại thuốc có độc tố cao, cần có đánh dấu, cảnh báo, thông báo để người và gia súc không được vào đó trong vài ngày. Nhân viên phun thuốc cần phải thay quần áo phòng hộ bị ô nhiễm. Sau đó rửa sạch bằng xà phòng mới dùng nước sạch rửa tay, rửa mặt, súc miệng bằng nước ấm cho sạch, có điều kiện thì cần tắm ngay, sau đó mới được hút thuốc, uống nước và ăn. Hàng ngày phải thay quần áo làm việc và đồ dùng phòng hộ, sau khi rửa ráy sạch sẽ mới được dùng lại.
Xử lý đồ dùng, phòng hộ, dụng cụ phun thuốc và bao bì đựng thuốc thế nào
Sau khi các đồ dùng phòng hộ cá nhân (găng tay, khẩu trang, quần, áo…) bị ô nhiễm, cần cho ngâm ngập vào dung dịch kiềm, sau đó mới rửa sạch, vì đại đa số các loại nông dược dễ bị phân hủy khi gặp kiềm. Thuốc trừ sâu Dibai khi gặp kiềm có thể chuyển thành DDVP, nhưng nếu cứ ngâm DDVP trong kiềm cũng sẽ bị phân hủy. Dung dịch mang tính kiềm thường dùng có trong nước xà phòng, loại vải kiềm 5% ngâm trong thời gian từ 1 đến 2 giờ, sau đó lại rửa sạch bằng nước từ 3 đến 5 lần phơi khô để dùng.
Dụng cụ sử dụng thuốc (xẻng xúc bằng sắt, muỗng bằng gỗ, thùng gỗ, sọt, dụng cụ phun thuốc, v.v…) có thể dùng Wood Asheswater 1:16 hoặc ngâm, rửa, chải bằng Lime – Water 1:3, sau đó dùng nước trong dội sạch. Nước rửa dụng cụ và đồ dùng phòng hộ đã bẩn không được đổ lung tung vào nguồn nước ăn hoặc ao nuôi cá. Khi sử dụng thuốc xong, máy phun thuốc đã rửa sạch, kể cả số thuốc sâu chưa dùng đến đều cần phải đưa vào kho bảo quản, không được để lung tung trong nhà. Nếu cần phân công cho các hộ bảo quản, cũng cần chọn nơi cất giữ an toàn có khóa cẩn thận, không được để vào bếp nước, trong nhà hay buồng ngủ.
Các loại bao bì, túi giấy, hộp các tông và cỏ đệm thuốc sâu đều phải thu hồi tập trung lại một chỗ cho thiêu hủy, các túi nhựa và chai lọ đều do ngành thương nghiệp thống nhất thu hồi rồi xử lý tập trung hoặc gửi tới công xưởng tái sử dụng, để bảo đảm an toàn. Tuyệt đối không được dùng các loại bao bì, chai lọ này để dựng thực phẩm, rượu, dầu, thức ăn gia súc, v.v… các chum vại ngâm thóc giống rửa sạch rồi phải tập trung lại để bảo quản, đánh dấu. Các hòm gỗ đựng thuốc sâu sau khi rửa sạch có thể dùng làm nguyên liệu của kho thuốc sâu, nhưng không thể dùng làm nguyên liệu trong dân sinh được, ơ một vùng nào đó từng có một cụ già, đã lấy chiếc hòm gỗ đựng thuốc 1605 làm tủ để bát, kết quả là thức ăn bị ô nhiễm chẳng may bị ngộ độc đã chết. Hoặc như lấy nhầm chai lọ đựng thuốc sâu về đựng nước uống hoặc đựng rượu, đựng mỡ bị ngộ độc không phải là hiếm gặp.
Các điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc diệt trừ sâu bọ
Sâu bọ chủ yếu gồm có ruồi, nhặng, chấy, rận rệp, gián,… chúng không chỉ luôn quấy rối cuộc sống bình thường của con người, mà nó còn truyền bá nhiều bệnh tật như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét, bệnh giun chỉ, bệnh ban đỏ, thương hàn, bệnh truyền nhiễm, đường ruột, v.v… gây nguy hiểm đối với sức khỏe của con người. Chúng đều là các loại côn trùng, nên có thể dùng thuốc để tiêu diệt, nhưng khi dùng thuốc diệt sâu bọ cần chú ý đến an toàn, không thể dùng tùy tiện được, nếu sơ sẩy sẽ gây ra ngộ độc ngay.
Trước đây thường dùng thuốc trừ sâu Flo hữu cơ 666 và DDT để trừ ruồi muỗi, chấy, rận, cho dù là sâu bọ hay ấu trùng đều đạt hiệu quả tương đối tốt. Nhưng do các loại thuốc ấy vẫn còn tồn tại lâu dài trong môi trường và trong cơ thể, hiện nay đã có các loại thuốc sâu mới để thay thế. Vì thế hiện nay ngoài việc các nước nhiệt đới vẫn sử dụng thuốc DDT để diệt muỗi với quy mô lớn bên ngoài nhà ở ra, thì cơ bản không còn dùng nữa. Việc rắc bột 666 vào góc tường hoặc phun thuốc DDT đều không còn được lựa chọn nữa. Hiện nay các loại nông dược thay thế để diệt trừ sâu bọ trong nhà, chủ yếu là các loại nông dược độ thấp có chứa Phospho hữu cơ như Sunfat Mara, Dibai, DDVP, v.v… Nông dược lân hữu cơ có độc tố mạnh không thể dùng để diệt trừ loại sâu bọ này được. Đối với các loại ấu trùng ruồi, muỗi thì thường dùng dung dịch DDVP đã pha loãng để đổ vào những hố phân hoặc những công rãnh nước đọng, nơi ẩm thấp là được; với muỗi và bọ chít chỉ có thể phun thuốc, cũng có khi dùng DDVP chế thành hương muỗi, nhưng hương muỗi có chất lượng cao thường pha với loại thuốc mỡ diệt sâu bọ; đối với ruồi có thể chế thành bả diệt ruồi, thu hút chúng đến để diệt: ở trên giường có rệp, có thể dùng dung dịch nông dược pha loãng đô vào (chú ý: dung dịch thuốc lân hữu cơ đặc quá sẽ ăn mòn thừng tết bằng cây cọ). Sau đó rải chiếu nilon để cách ly với giường; đối với gián cũng có thể chế thuốc mỡ diệt sâu thành viên để diệt. Khi dùng thuốc diệt các loại sâu bọ trên cần chú ý mấy vấn đề an toàn sau:
- Lượng thuốc không được quá nhiều, cần cất giữ cẩn thận, có đánh dấu là chất độc, bảo quản chu đáo.
Không được để lẫn với thức ăn, cũng không để lẫn với thuốc chữa bệnh.
- Nồng độ và phương pháp dùng thuốc cần thật chính xác, không thể dùng tùy tiện, cẩn trọng khi dùng thuốc. Như một nữ y tá của một địa phương nào đó, trong một đêm hè không ngủ được vì bị rệp đốt, tức giận vô cùng, nửa đêm tỉnh dậy, đem ngay chai thuốc DDVP trực tiếp bôi lên chiếu, bôi xong nằm ngay lên chiếu để ngủ, nào ngờ đã ngủ là không dậy được. Ngày hôm sau được mọi người phát hiện ra, thì chị đã chết trên chiếu, đây đúng là một bài học thật đau lòng!
- Đối với chấy, rận, do chúng sống ký sinh trên cơ thể con người, không nên dùng thuốc để diệt, tránh ngộ độc do dễ bị hấp thụ qua da, nên mời bác sỹ dùng thuốc để diệt chúng. Trên quần áo có rận và trứng rận dùng nước đun sôi nhúng vào hoặc chưng hấp đều có thể diệt hết, được đừng ngâm vào nông dược.
- Khi da có bệnh hoặc mụn nhọt hoặc mẩn ngứa, không thể dùng thuốc sâu bôi lên được, vì các chỗ da đó không còn nguyên vẹn, nếu dùng thuốc sâu sẽ rất dễ hấp thụ bị ngộ độc. Đối với một số loại khuẩn bệnh và con ghẻ hiện nay đã có nhiều loại thuốc đặc trị để diệt, hơn nữa lại rất an toàn, nên mời bác sỹ đến khám để chữa trị. Dùng thuốc sâu trị chỗ mẩn, ngứa, ghẻ lở là hoàn toàn sai lầm.