Trang chủĐông y chữa bệnhĐông y chữa ỉa chảy (đi ngoài nhiều lần)

Đông y chữa ỉa chảy (đi ngoài nhiều lần)

ỉa chảy là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây bệnh ra được mô tả trong phạm vi chứng tiết tả của y học cổ truyền.

ỉa chảy được chia làm 2 loại: Cấp tính và mạn tính. ỉa chảy cấp tính thường do lạnh (hàn thấp) và do nhiễm trùng (thấp nhiệt) do ăn uống (thực tích), ỉa chảy mạn tính thường là rối loạn tiêu hóa do kém hấp thụ, loạn khuẩn do viêm đại tràng mãn tính (do a míp, loét, lao ruột, thần kinh quá mẫn). Y học cổ truyền cho là công năng của tỳ vị bị giảm sút không vận hóa được thủy cốc, do can tỳ bất hòa v.v…

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Ỉa chảy cấp tính

  • Do hàn thấp, thường găp ỉa chảy do nhiễm lạnh, lên men hơi.

Triệu chứng: đau đầu, đau mình, bụng đau, sôi bụng, ỉa chảy hơi sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng dầy, tiểu tiện ít, mạch nhu hoãn, phù hoãn.

Phương pháp chữa: giải biểu tán hàn (ôn tán táo thấp, ôn trung táo thấp), phương hướng hóa trọc (phương hương có tinh dầu thơm).

Bài thuốc:

Bài 1.

Sa nhân                                   8 gam

Rau má sao vàng                    10 gam

Hoắc hương                            8 gam

Hương phụ                              8 gam

Biển đậu                                  12 gam

Hạt mã để                               8 gam

Gừng                                       2 gam

Sắc uống ngày 1 thang.

Bạch biển đậu chữa ỉa chảy
Bạch biển đậu chữa ỉa chảy

Bài 2.

Hoắc hương 12 gam

Sa nhân  8       gam

Nam mộc hương 8 gam

Nam hậu phác 10 gam

Trần bì    8 gam

Hương phụ      8 gam

Hạt vải    8 gam

Tán bột làm viên hay sắc uống mỗi ngày 10 gam.

Bài 3. Hoắc hương chính khí tán gia giảm

Hoắc hương 40 gam Đại táo 4 quả
Hậu phác 12 gam Đại phúc bì 10 gam
Tô diệp 10 gam Bạch truật 10 gam
Trần bì 6 gam Phục linh 8 gam
Cát cánh 10 gam Bán hạ chế 6 gam

Gừng                           4  gam                  Cam thảo                      6 gam

Bạch chỉ                   10 gam.

Tán bột ngày uống 16-20 gam dùng thuốc sắc liều lương thích hợp ngày 1 thang.

Châm cứu: châm tả các huyệt Thiên khu, Trung quản, Hợp cốc, Túc tam lý.

  • Do thấp nhiệt (ỉa chảy nhiễm trùng)

Triệu chứng: nôn mửa, ỉa chảy nhiều lần, phân vàng có hạt, mùi thối, hậu môn nóng rát, đau bụng, mạch sác.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp, hóa thấp phương hương hóa trọc.

Bài thuốc:

Bài 1. Bột đỗ ván trắng.

Bạch biển đậu           20   gam                  0 mai                            12 gam

Sa nhân                     12   gam                  sắn dây                        12 gam

Thảo quả                   12   gam                  Cam thảo                       6 gam

Tán bột làm viên ngày uống 20 gam với nước chè đặc.

Bài 2. Bài cầm ỉa chảy.

Sắn dây                      12  gam                  Cam thảo dây                12 gam

Ngân hoa                    12  gam                  Hậu phác                        12 gam

Mã đề                       10   gam                  Hoàng liên                   10 gam

Rau má sao               12   gam.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài 3. Cát căn cầm liên thang.

Cát căn                       12  gam                  Kim ngân hoa                16 gam

Hoàng liên                    8  gam                  Cam thảo                         6 gam

Hoàng cầm                 12  gam                  Mộc thông                     12 gam

Nhân trần                 20   gam                  Hoắc hương                  6 gam

Hoàng liên chữa ỉa chảy
Hoàng liên chữa ỉa chảy

Châm cứu: châm tả các huyệt trên (như hàn thấp) thêm các huyệt Nội đình, Âm lăng tuyền.

  • Do ăn uống (thực tích)

Do ăn nhiều thịt mỡ sữa V. V…

Triệu chứng: bụng đau nhiều phân thối, chướng bụng, ợ hơi, đại tiện xong đỡ đầy, mạch huyền sác hay trầm huyền.

Phương pháp chữa: tiêu thực đạo trệ (tiêu hóa đồ ăn)

Bài thuốc:

Bài 1.

Vỏ rụt                           12 gam                 Can khương                    6 gam

Thần khúc                       8 gam                 Lá ổi                                8 gam

Thảo quả                         8 gam                 Hoắc hương                    8 gam

Tán bột làm viên ngày uống 8 – 10 gam.

Bài 2. Chỉ thực đạo trệ hoàn.

Chỉ thực                          8 gam                 Hoàng liên                  8 gam

Bạch truật                     12 gam                 Trạch tả                           8 gam

Phục linh                         6 gam                 Đại hoàng                       8 gam

Tán bột làm viên ngày uống 20 gam.

Bài 3. Bảo hòa hoàn.

Sơn tra           12 gam

Thần khúc     8 gam

Bán hạ            12 gam

Phục linh        12 gam

Trần bì           4 gam

Liên kiều        4 gam

Hạt củ mài      4 gam

Sắc uống mỗi ngày 1 thang hoặc tán bột uống mỗi ngày 20 gam.

Châm cứu: châm tả các huyệt Thiên khu, Trung quản, Túc tam lý, Tam âm giao, Thái bạch v.v…

Ỉa chảy mạn tính

  • Tỳ vi hư

Gặp ở các trường hợp rối loạn tiêu hóa do kém hấp thụ, loạn vi khuẩn, viêm đại tràng mãn.

Triệu chứng: phân nát, sống phân, ăn ít, người mệt, sắc mặt càng nhợt, cơ thể phù dinh dưỡng, chất lưỡi nhạt mạch nhu hoãn.

Phương pháp chữa: bổ tỳ vị (kiện tỳ trợ vận).

Bài thuốc:

Bài 1.

Bố chính sâm                13 gam                 Ý dĩ sao                        12 gam

Sa nhân                           8 gam                 Gừng khô                        6 gam

Trần bì 8 gam Vỏ rụt 6 gam
Củ mài 12 gam
Ngày uống thang.
Bài 2. Tứ quân tử thang gia giảm
Bạch truật 12 gam Hoài sơn sao 12 gam
Đẳng sâm 12 gam Trần bì 8 gam
Cam thảo 6 gam Sa nhân 6 gam
Bài 3. Sâm linh bạch truật tán
Đẳng sâm 12 gam Ý dĩ sao 12 gam
Biển đậu 12 gam Trần bì 6 gam
Bạch truật 12 gam Liên nhục 12 gam
Cam thảo 6 gam Cát cánh 6 gam

Tán bột mỗi ngày uống 20 gam hoặc sắc uống ngày 1 thang.

Châm cứu: cứu các huyệt Trung quản, Thiên khu, Đại hoành, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý v.v…

  • Thận dương hư hay mênh môn hỏa suy

Gặp ở người già ỉa chảy mạn, những người dương hư v.v…

Triệu chứng: hay đi ỉa chảy vào buổi sớm, sôi bụng, đau bụng ở hạ vị, sống phân, bụng chướng lạnh ăn kém, chậm tiêu, tay chân lạnh, mạch trầm tế, nhược.

Thể này còn gọi là tỳ thận dương hư.

Phương pháp chữa: ôn bổ tỳf thận dương, ôn bổ mệnh môn tỳ dương.

Bài thuốc:

Bài 1.

Vỏ ổi dộp                   12 gam                   Phá cố chỉ                      12 gam

Vỏ quả lựu                  12 gam                   Thỏ ty tử                        20 gam

Nụ sim                        20 gam                   Quế                                  6 gam

Hoắc hương                12 gam                   Gừng khô                        8 gam

Trần bì                        20 gam

Tán nhỏ mỗi ngày uống 20 gam.

Bài 2. Tứ thần hoàn (thang)

Phá cổ chỉ                   10 gam                   Ngũ vị tử                         6 gam

Nhục đậu khấu 8 gam                               Ngô thù                           8 gam

Tán nhỏ ngày uống 20 gam. Hoặc sắc uống ngày 1 thang.

Vị thuốc Nhục đậu khấu
Vị thuốc Nhục đậu khấu

Bài 3. Phụ tử lý trung thang phối hợp với tứ thần hoàn.

Phụ tử chế             8 gam                          Phá cố chỉ      12gam

Đẳng sâm                     12 gam                 Ngô thù                         4 gam

Bạch truật                    12 gam                 Nhục đậu khấu              6 gam

Can khương                   6 gam                 Trích cam thảo               6 gam

Châm cứu: cứu các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Quy lai, Thận du, Mệnh môn, Tỳ du, Túc tam lý.

  • Can tỳ bất hoà

Gặp ở những người ỉa chảy do tinh thần.

Triệu chứng: mỗi khi giận dữ, suy nghĩ, bị kích động, sẽ bị ỉa chảy hoặc ỉa chảy nhiều hơn, đầy bụng, đau bụng, sôi bụng, ngực sườn đầy tức, ợ hơi, ăn kém, mạch huyền.

Phương pháp chữa: điều hòa can tỳ.

Bài thuốc:

Bài 1

Cát căn                         12 gam                 Rau má                          12 gam

Cúc hoa                          8 gam                 Đẳng sâm                      12 gam

Sa tiền tử                        8 gam                 Cam thảo dây 12 gam

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2. Thống tả yếu phương.

Phòng phong                  8 gam                 Sài hồ                            12 gam

Bạch thược                    8 gam                 Trần bì                            6 gam

Bạch truật                      8 gam                 Chỉ xác                           6 gam

Nếu ỉa chảy kéo dài thêm ô mai 8 gam, mộc qua 12 gam,đầy bụng thêm mộc hương 6 gam, hương phụ 6 gam.

Châm cứu: Châm các huyệt Thái xung, Chương môn, Kì môn, Can du, Tỳ du, Túc tam lý, Nội quan.

Theo kết qua nghiên cứu của Tiểu ban lâm sàng thuộc Chương trình nghiên cứu 6401 – 6405 theo dõi 158 bệnh nhân.

Loại tốt 68 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 99,27%

Loại vừa 49 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 28,76%

Loại kém 30 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 21,73%

Theo báo cáo của Viện y học cổ truyền trung ương theo dõi 41 bệnh nhân ỉa chảy mạn: có 26 bệnh nhân kết quả tốt. Cùng các tác giả trên qua báo cáo đôi với bệnh ỉa chảy mạn tính đã điều trị 562 bệnh nhân, có kết quả loại tôt 87,18%.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

    1. Điều trị nguyên nhân: tùy nguyên nhân.
    2. Điều trị triệu chứng

Nước búp sim, búp ổi, kaolin, tanin.

Orezol bù lại nước, điện giải.

Trợ lực vitamin B1, B2.

Xem thêm:

Sử dụng thuốc chữa bệnh tiêu chảy đúng cách

Ỉa lỏng – nguyên nhân, điều trị

Ỉa chảy kéo dài có hội chứng hấp thu kém

Điều trị ỉa chảy cấp nhiễm khuẩn

TIẾT TẢ (ỉa chảy)

“Tiết tả” trong sách “Nội kinh” gọi chung là tiết, có những tên “Nhu tiết”, “Xan tiết”, “Động tiết”, “Chủ tiết”. Các sách đời Hán, Đường phần nhiều gọi “Hạ lợi”, đời Đường, Tống về sau thì gọi chung là “tiết tả”.

Về chứng “Tiết tả”, thì sách thuốc các thời đại có phát triển thêm nhiều, vì thế mà có nhiều tên gọi và sự chia loại khác nhau, nhưng quy nạp lại thì có thể chia làm 3 loại dưới đây:

Đặt tên theo sự phát bệnh của tạng phủ: như “Vị tiết”, “Tỳ tiết”, “Đại trường tiết”, “Tiểu trường tiết”.

Đặt tên theo chứng trạng: như đi tả còn nguyên thức ăn không tiêu hóa gọi là “Xan tiết”, vừa lỏng vừa đặc mà hôi thối gọi là “Đường tiết”, trong lạnh như cứt cò gọi là “Vụ tiết”, đi ra nhiều nước gọi là “Nhu tiết”, tả đã lâu ngày không cầm giữ được gọi là “Hoạt tiết”.

Đặt tên theo nguyên nhân bệnh như “Thử tiết”, “Thực tiết”, “Tửu tiết”, “Đàm tiết”, “Khí tiết”… hiện nay trong lâm sàng thì căn cứ vào hàn nhiệt hư thực và bệnh mới phát hay đã lâu mà chia làm hai loại lớn là “Bạo tiết” và “Cửu tiết”.

  1. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân bệnh tiết tả, đại khái có thể chia làm mấy điểm dưới đây:

  • Cảm phải ngoại tà

Ngoại tà xâm nhiễm vào trường vị, làm cho sự truyền tống mất bình thường mà sinh ra tiết tả, như thiên “Cử thống luận” sách “Tố vấn” nói: “Hàn khí xâm phạm ở Tiểu trường làm cho Tiểu trường mất chức năng, cho nên sinh ra ỉa chảy, đau bụng”. Sách “Minh Y tạp trước” của Vương Luân nói: “Khoảng mùa hạ, mùa thu thấp nhiệt thịnh hành. Thốt nhiên đi ra ngoài như dội”. Do đó có thể biết cảm hàn tà và thấp nhiệt của thời ỉệnh, đều có thể gây nên bệnh tiết tả.

  • Do ăn uống không cẩn thận

Ăn uống không cẩn thận mà phát sinh ra tiết tả là thường thấy nhiều hơn cả. Trong đó có khi vì ăn no quá không vận hóa kịp mà sinh ra, có khi vì ăn đồ sống lạnh hoặc uống nước lạnh nhiều quá mà sinh ra, cũng có khi vì ham ăn cá gỏi mà ăn nhầm phải thức án không sạch mà sinh ra, sách “Đan khê tâm pháp” nói: “Đì tả do lương thực là vì ăn uống nhiều quá thương tổn đến tỳ khí, rồi thành ra tiết tả”. La Thiên ích nói: “Hoặc vì ăn uống quá nhiều hại đến trường vị cũng làm cho đồ ăn không tiêu hoá, tục gọi là thủy cốc lợi, như thế là đã nói rõ vì ăn uống không cẩn thận cũng có thể sinh ra tiết tả.

  • Tỳ vị hư yếu

Tỳ vị là trọng khí làm nát nhừ thủy cốc, vận hóa chất tinh vi. Nếu đã bị hư hàn thì không làm nát nhừ được thủy cốc, không vận hành được chất tinh vi thủy dịch và cặn bã lẫn lộn mà đi xuống do đó mà sinh ra tiết tả.

Thiên “Tạng khí pháp thời luận” sách “Tố vấn” nói: “Tỳ bị bệnh, tỳ hư thì bụng đầy, trong ruột sôi đi tả ra nguyên chất ăn” (Xan tiết), ăn vào không tiêu hoá, sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Tỳ chủ việc vận hành tân dịch cho vị, nếu tỳ khí suy yếu, thì không phân bố được mà tân dịch, cặn bã đều dồn xuống mật khiếu”, sách “Kim quỹ” cho là khí của tỳ suy thì đi tả như cứt cò. Đó đều nói rõ tỳ và vị hư hàn là nguyên nhân trọng yếu gây ra tiết tả.

  • Can mộc khắc tỳ

Tình chí không điều hoà, can khí đi nghịch ra, khắc hại tỳ vị thì thường sinh ra đau bụng ỉa chảy, sách Y học chuẩn thắng của Trường Tam Tích nói: ” Giận dữ hại can, tà của mộc khắc thổ, đều sinh ra ỉa chảy”. Trương Cảnh Nhạc nói: “Phàm gặp vì giận dữ mà sinh ra tiết tả, là tất nhiên vì trong khi giận dữ lại kiêm cả thương thực, làm thương tổn đến tỳ vị như thế đều nói rõ can mộc khắc tỳ thổ có thể sinh ra tiết tả”.

  • Thận dương suy kém

Mệnh môn hỏa suy không làm ấm được tỳ vị, nên không làm nát nhừ được thủy cốc, do đó mà sinh ra tiết tả, nguyên nhân gây ra bệnh tiết tả, tuy có chia làm mấy phương diện kể trên, nhưng khi trong lâm sàng thường thấy lẫn lộn với nhau. Mùa hè ăn uống không dè dặt, lại cảm phải tà khí của thời tiết, thường sinh ra chứng nhiệt tả dữ dội, do đó vì ngoại tà kết hợp với sự ăn uống không dè dặt mà thành bệnh. Nhưng trong đó có chủ yếu, có thứ yếu mà bệnh có biến hóa cũng nên phân biệt hàn nhiệt hư thực, và cân nhắc nặng nhẹ hoãn cấp.

Nói chung thì chứng bạc tả (đi tả dữ dội) thì phần nhiều bị cảm ngoại tà, và ăn uống không dè dặt chứng cứu tả (bệnh đi tả đã lâu) phần nhiều thuộc về tỳ và vị hư yếu ra.

  1. BIỆN CHỨNG

Bạo tả

  • Tiết tả vì phong hàn

Thì nóng rất nhức đầu, đau mình, đau bụng, sôi ruột, ỉa chảy, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

  • Tiết tả vì thấp nhiệt

Phần nhiều phát vào khoảng mùa hạ, mùa thu, bụng đau thì ỉa chảy, giang môn nóng, màu phân vàng nâu, tiểu tiện ngắn, mà đỏ, tâm phiền miệng khát, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác, khi mới phát phần nhiều kiêm có chứng ở biểu.

  • Tiết vi hàn thấp

Bụng đau lâm râm đi ra chất lỏng loãng, mình nặng nề mỏi mệt, ăn ít, ngực đầy tức, không phát nước, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch thường nhu hoãn.

  • Tiết tả thương thực

Bụng đau ỉa chảy, ỉa rồi bớt đau, thối như trứng ung, thường kiêm có ngực bụng bí đầy, ợ khan ra mùi chất ăn, ruột sôi, đánh rắm, không muốn ăn, rêu lưỡi thường nhiều cáu nhớt, mạch hoạt sác.

Cửu tả

  • Tỳ vị hư hàn

Sắc mặt vàng úa, không muốn ăn uống, tinh thần mỏi mệt, tay chân mát lạnh, ỉa ra nguyên chất ăn, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch nhu nhược, nặng thì thấy chứng khí hư hãm xuống, giang môn lùi ra thụt vào.

  • Thận dương suy kém

Thường thì vào lúc quá nửa đêm gần sáng thì bụng sôi và đau, hoặc đau dưới rốn, sau khi ỉa thì phân thường sột sệt, bụng cảm thấy lạnh, mạch phần nhiều trầm tế, chứng này kéo năm này qua năm khác khó khỏi ngay. Người xưa gọi là “Thận tiết” hoặc “Ngũ canh tả”.

  • Can mộc lấn tỳ

Phần nhiều phát sinh ở người tình chí uất ức, dễ sinh giận dữ lúc bình thường, hiện tượng ngực sườn tức buồn, ợ hơi, ăn ít, hễ hơi tức giận thì đau bụng đi ỉa chảy ngay, lâu ngày không khỏi thường sinh ra khí kém, tinh thần mệt mỏi, mạch thường huyền.

  1. CÁCH CHỮA

Trương Tam Tích nói: “mới ỉa chảy thì nên chữa tiêu (ngọn) ỉa chảy đã lâu thì không thể chữa tiêu được, vả lại ỉa chảy đã lâu mà không có hoả, phần nhiều vì tỳ và thận hư hàn, như thế đã định ra được nguyên tắc chữa chứng ỉa chảy. Cách chữa chứng ỉa chảy nói chung chia làm 9 loại, nhưng nến xét về thực tế bệnh tình mà sử dụng cho linh hoạt thích đáng.

  • Phân lợi

Thích dùng vào chứng ỉa chảy mạnh mà tiểu tiện không lợi, Trương Cảnh Nhạc nói: “Bệnh ỉa chảy phần nhiều là tiểu tiện không lợi. Nếu thủy cốc phân biệt được thì ỉa chảy mà không lợi tiểu tiện là chữa không đúng cách”. Muốn phân lợi được thì dùng bài Tứ linh tán (1) làm chủ yếu.

  • Sơ thông phát tán

Cảm ngoại tà mà sinh ra ỉa chảy đều nên lựa dùng phép này, như phong hàn phạm vào trường vị, thì nên dùng bài Kinh phong bại độc tán (2) nếu hiệp thấp thì dùng bài Hoắc hương chính khí tán (3) gia giảm làm chủ yếu.

  • Tiêu đạo

Thích dụng vào chứng ỉa chảy vì thương thực, tiêu là làm tan tích, đạo là làm thông trệ, nhẹ thì dùng bài Bảo hoà hoàn (5) để làm tiêu tích trệ trong dạ dày, nặng thì dùng bài Chỉ thực đạo trệ hoàn (6) để hạ chất ủng trệ ở trong ruột.

  • Kiện tỳ ôn trung

Thích dụng vào chứng ỉa chảy vì tỳ vị hư hàn, tỳ hư yếu thì chú trọng về kiện tỳ dùng bài Sâm linh bạch truật tán (7), tỳ dương kém thì kiêm cả ôn trung dùng bài Phụ tử lỷ trung thang (8).

  • ích khí thăng thang

Thích dụng vào chứng tỳ hư khí bị hãm phần thanh dương đưa lên trên, muốn thăng dương bổ trung thì dùng bài Điều trung ích khí thang (9), muốn thăng dương thắng thấp thì dùng bài Thăng dương trừ thấp thang (10).

  • ức chế can mộc phù trợ trung tiện

Thích dụng vào chứng thận dương suy kém, thận là tạng thuộc thủy, chân dương ngụ ở trong đó, một khi thận hỏa suy thì cửa thân không kín đáo, cho nên ỉa chảy lâu không khỏi, dùng cách ôn thận có thể giúp cho phần dương chỉ tả, dùng bài Tứ thần hoàn (14).

  1. TÓM TẮT

ỉa chảy là chỉ về chứng trạng đi ra ngoài nhiều lần mà lỏng, nguyên nhân sinh ra bệnh là do thấp nhiều và tỳ yếu, sách “Nội kinh” nói: “Thấp nhiều sinh ra 5 chứng tiết tả”. Tỳ hư thì trướng đầy, trong ruột sôi, ỉa chảy ra thức ăn không tiêu hóa để tiện cho việc nắm vững khi lâm chứng. Tuỳ sự phát bệnh mới hay đã lâu, hoãn hay cấp chia ra 2 loại “bạc tả” và “cứu tả”. “Bạc tả” là gần với chứng thực, chứng nhiệt, “cứu tả” thì thiên về chứng hư, chứng hàn, chứng bạc tả dây dưa lâu ngày cũng thành chứng “cứu tả”.

Về cách chữa: Chứng “Bạc tả” vì ngoại tà sinh ra thì nên sơ thông phát tán, vì hàn thấp ngăn trở thì nên phân lợi tiểu tiện, vì thấp nhiệt thì nên táo thấp thanh nhiệt, vì chất ăn đình trệ lại thì nên tiêu đạo. Chứng “cứu tả” vì can mộc lấn vào tỳ thì nên ức chế can và điều hoà tỳ, vì tỳ thổ suy yếu thì kiện tỳ ôn trung hoặc ích khí thăng thanh, vì thận dương hư thì nên ôn trung, cố sáp.

  1. PHỤ PHƯƠNG

  1. Tứ linh tán: Bạch truật, trạch tả, xích linh, trư linh.
  2. Kinh phong bại độc tán: Xem số 1 phụ phương mục Cảm mạo.
  3. Hoắc hương chính khí tán: Xem số 7 phụ phương mục cảm mạo.
  4. Cát căn cầm liên thang: Cát căn, hoàng cầm, hoàng liên, cam thảo.
  5. Bảo hoà hoàn: Xem số 10 phụ phương mục Kiện vong.
  6. Chỉ thực đạo trệ hoàn: Chỉ thực, bạch truật, phục linh, hoàng cầm, hoàng liên, đại hoàng, trạch tả, thần khúc.
  7. Sâm linh bạch truật tán: Xem số 21 phụ phương mục Hư lao.
  8. Phụ tử lý trung thang: Xem số 8 phụ phương mục Thiên vị.
  9. Điều trung ích khí thang: Hoàng kỳ, nhân sâm, cam thảo, trần bì, thăng ma, sài hồ, trích thảo, thần khúc, trạch tả, trần bì, mạch nha.
  10. Thống tả yếu phương: Phòng phong, bạch truật, trần bì, bạch thược.
  11. Tứ thần hoàn: Nhục đậu khấu, bổ cốt chỉ, ngũ vị tử, ngô thù.
  12. Kha lê lặc tán: Kha lê lặc.
  13. Xích thạch chi vũ dư lương hoàn: Xích thạch chi, vũ dư lương.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây