Chăm sóc người bệnh Hiv/Aids

Chăm sóc bệnh nhân

Virus HIV (Human Immunodeficieny virus), là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS (Acquired immunode/iciency Syndrom” là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đặc điểm sinh học của HIV là sau khi xâm nhập cơ thể người nhiễm sẽ phát triển nhân lên trong hệ miễn dịch và phá hủy các tế bào miễn dịch. Khi các tế bào miễn dịch suy giảm, sẽ tạo thuận lợi cho sự xuất hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội và sẽ gây ra các triệu chứng liên quan, các bệnh lý khối u. Nguyên nhân chính gây tử vong ở người nhiễm.

Sự lây nhiễm của virus HIV phụ thuộc vào các yếu tố: số lượng virus HIV trong máu hay dịch thể của người nhiễm HIV; đường vào của HIV (qua da xây xước hay niêm mạc); thời gian tiếp xúc; sức đề kháng (hay miễn dịch) của cơ thể; độc tính hay tính gây nhiễm của virus. Mặc dù phát hiện được HIV ở mọi mô và dịch của người nhiễm song HIV tập trung nhiều nhất trong máu và các sản phẩm của máu, tinh dich, dịch âm đạo, nước bọt, nước mắt, dịch não tuỷ, nước tiểu, sữa mẹ. Tuy nhiên chỉ có 3 phương thức lây được xác định là:

Đường máu: do truyền máu và các sản phấm của máu, ghép tạng… không kiếm soát được HIV, do dùng chung bơm kim tiêm (nguy cơ cao đối với người tiêm chích ma tuư), do dùng chung kim châm cứu, kim xăm trên da v.v….

Lây qua đường tình dục: tính chung trên thế giới, tỷ lệ lây truyền HIV qua đường tình dục, qua tình dục khác giới chiếm 71%, qua tình dục đồng giới (nam) chiếm 15%. Nguy cơ lây nhiễm HIV tăng lên khi có bệnh lý gây nên nhiễm ở bộ phận sinh dục, có vết sây sát xảy ra khi giao hợp hoặc có quan hệ tình dục với nhiều người…

Lây từ mẹ sang con: người mẹ nhiễm HIV có thể truyền cho con trong thời kỳ mang thai tuần thứ 21, trong thời kỳ chu sinh khi đẻ và qua sữa mẹ.

GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG

1. Phân loại lâm sàng

Nhiễm HIV ở người lớn được phân thành 4 giai đoạn lâm sàng, tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh liên quan đến HIV ở người nhiễm.

Giai đoạn lâm sàng 1: không triệu chứng

Không triệu chứng.

Hạch to toàn thân dai dẳng.

Giai đoạn lâm sàng 2: triệu chứng nhẹ

Sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (< 10% trọng lượng cơ thể).

Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm hầu họng).

+ Zona (Herpes zoster).

+ Viêm khéo miệng.

+ Loét miệng tái diễn.

+ Phát ban dát sẩn, ngứa.

+ Viêm da bã nhờn.

+ Nhiễm nấm móng.

Giai đoạn lâm sàng 3: triệu chứng tiến triển

Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (> 10% trọng lượng cơ thể).

Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn một tháng.

Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn một tháng.

Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.

Bạch sản dạng long ở miệng.

Lao phổi.

Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết).

Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.

Thiếu máu (Hb < 80g/L), giảm bạch cầu trung tính, (0,5xl09/L), và/hoặc giảm tiểu cầu mạn tính (< 50×109/L) không rõ nguyên nhân.

Giai đoạn lâm sàng 4: triệu chứng nặng

Hội chứng suy giảm miễn dịch do HIV (sút cân >10% trọng lượng cơ thể), kèm theo sốt kéo dài trên một tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên một tháng không rõ nguyên nhân).

Viêm phổi do Pneumocystỉs jiroveci (PCP)

Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh hậu môn, kéo dài hơn một tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng).

Nhiễm Candida thực quản (hoặc nhiễm cadida ở khí quản, phế quản hoặc phổi)

Lao phổi.

Sarcoma Kapoci.

Bệnh do Cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc ở các cơ quan khác.

Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh.

Bệnh lý não do HIV.

Bệnh do Cyptococcus ngoài phổi bao gồm viêm màng não.

Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan tỏa.

Bệnh lý não chất trắng đa 0 tiến triển.

Tiêu chảy mạn tính do Cyptosporidia.

Tiêu chảy mạn tính do Isospora.

Bệnh do nấm lan tỏa (bệnh nấm Penicillium, bệnh nấm Histoplasma ngoài phổi).

Nhiễm khuấn huyết tái diễn (bao gồm nhiễm Sallmonella không phải thương hàn).

U lympho ở não hoặc u lympho non-Hodgkin tế bào B.

Ung thư cổ tử cung xâm nhập (ung thư biểu mô).

Bệnh do Leishmania lan tỏa không điển hình.

Bệnh lý thận do HIV.

Viêm cơ tim do HIV.

Phân loại giai đoạn miễn dịch

Tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm HIV được đánh giá thông qua chỉ số tế bào CD4.

Mức độ Số tế bào CD4/mm3
Bình thường hoặc suy giảm không đáng kế >500
Suy giảm nhẹ 350-499
Suy giảm tiến triển 200 – 349
Suy giảm nặng <200

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm HIV tiến triển (bao gồm AIDS)

Có bệnh lý thuộc giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc xác định) và/hoặc

Số lượng tế bào CD4 < 350 TB/mm3.

AIDS được xác định khi người nhiễm HIV có bất kỳ bệnh lý nào thuộc giai đoạn 4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc xác định), hoặc số lượng tế bào CD4 < 200 TB/mm3.

ĐIỀU TRỊ

Tùy theo tình trạng lâm sàng và kết quả xét nghiệm của mỗi người bệnh.

Điều trị bằng thuốc kháng virus ARV.

Điều trị nhiễm trùng cơ hội và xử trí các tác dụng phụ của thuốc (nếu có).

Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.

Phục hồi chức năng miễn dịch, dinh dưỡng nâng cao thể trạng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tư vấn tâm lý – xã hội và hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV.

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS

1. Nhận định

Hỏi

Tiền sử xét nghiệm phát nhiễm HIV (thời gian phát hiện, các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV (tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn), thời gian diễn ra các hành vi nguy cơ.

Tiền sử mắc lao và điều trị lao, tiền sử tiếp xúc với nguồn lao.

Tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, bệnh truyền qua đường tình dục; các bệnh khác.

Tiền sử sản khoa, phụ khoa, phương pháp tránh thai.

Đã điều trị ARV?

Tiền sử dị ứng thuốc: kháng sinh như Cotrimoxazol, các thuốc kháng HIV.

Lư do vào viện?

Có sốt, hay tiêu chảy kéo dài.

Ho, khó thở.

Nấm trên da, nấm họng,…

Thăm khám thể chất

Dấu hiệu sinh tằn:

Nhiệt độ: không sốt, sốt nhẹ, hoặc có thể sốt cao kéo dài hoặc gai rét.

Mạch: bình thường theo tuổi, có thể nhanh khi sốt cao.

Huyết áp: bình thường theo tuổi, có khi huyết áp giao động.

Nhịp thở bình thường theo tuổi, có thể thở nhanh dồn dập, có khi có biểu hiện khó thở.

Hô hấp:

Nhịp thở, kiểu thở: thở nhanh, thở dồn dập nhịp thở không đều, nói đứt hơi thở hổn hển.

Tinh trạng tím tái khi có suy hô hấp, nhiễm trùng cơ hội tổn thương phổi.

Tuần hoàn:

Da xanh tái, xạm.

Huyết áp bình thường, có thể tụt trong trường hợp bệnh nặng.

Chỉ số hồng cầu, tiểu cầu giảm.

Thần kinh:

Hội chứng màng não, dấu hiệu thần kinh khu trú (Toxoplasma,…).

Ý thức người bệnh: có thể tỉnh táo hoặc có thể lơ mơ.

Vận động: có trường hợp tự đi lại phục vụ bản thân, hoặc có trường hợp nằm liệt giường.

Tiêu hóa:

Tiêu chảy kéo dài, tính chất phân?

Bụng có thể bị chướng, đau bụng?

Xuất hiện buồn nôn hoặc nôn?

Ăn uống kém, nuốt đau, khó nuốt?

Da, niêm mạc:

Có các tổn thương có thể dạng nấm, herpes, Zona, mụn nhọt, tụ cầu, dị ứng thuốc,..?

Da xanh tái, niêm mạc mắt nhợt trong trường hợp thiếu máu, tiểu cầu giảm.

Tinh trạng toàn thân:

Thị lực bình thường, hoặc nhìn kém, hoặc nhìn mờ (CMV).

Tai nghe bình thường hoặc có thể nghễnh ngãng, điếc.

Khám bụng: gan lách to, hạch to và có khối bất thường ờ bụng.

Có thể bí đại tiểu tiện.

2. Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh HIV/AIDS

Đảm bảo hô hấp cho người bệnh

Chăm sóc

Để người bệnh nằm phòng thoáng, đầu cao dễ chịu.

Nếu người bệnh có ho, giúp người bệnh ho dễ dàng hon bằng cách:

+ Cho uống nhiều nước.

+ Xoa bóp, vỗ rung lồng ngực.

+ Đi bộ, vận động một lúc.

+ Tập thở hít sâu trong vòng 15 phút, tập nhiều lần/ngày.

+ Hướng dẫn người bệnh cách che miệng khi ho bằng lấy khăn hoặc giấy (đối với người bệnh có ho).

+ Hướng dẫn người bệnh đeo khẩu trang (đối với người bệnh nhiễm trùng cơ hội mắc lao).

+ Hướng dẫn cách khạc nhổ đờm vào ống nhổ khi ho khạc, không khạc nhổ bừa bãi tránh lây nhiễm.

+ Cho người bệnh uống nước trà nóng hoặc mật ong làm dịu ho (nếu có thế).

+ Thực hiện thuốc giảm ho theo y lệnh.

+ Vệ sinh răng miệng, mũi họng, súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng. + Lấy đờm làm xét nghiệm (theo chỉ định).

+ Khuyên người bệnh không hút thuốc lá.

Nếu người bệnh có biểu hiện khó thở hay suy hô hấp:

+ Để người bệnh nằm đầu cao 30°

+ Cho người bệnh thở ô xy theo y lệnh.

+ Hút đờm dãi.

+ Chuẩn bị dụng cụ phụ giúp bác sỹ đặt nội khí quản khi có chỉ định.

+ Chăm sóc người bệnh thở máy (nếu có).

Nếu người bệnh đau vùng ngực, họng:

+ Dùng khăn hoặc gạc ấm đặt vào chồ đau.

+ Thực hiện thuốc giảm đau theo chỉ định.

+ Giữ ấm vụng cổ, ngực khi trời lạnh.

Theo dõi

Nhịp thở, kiểu thở, tình trạng tím tái, SpO2.

Theo dõi tính chất cơn ho, tăng tiết đờm dãi.

Theo người bệnh thở máy: thông số máy thở, đáp ứng với máy thở (nếu có).

Theo dõi máy thở: báo động, nguồn điện, áp lực máy thở,…

Đảm bảo tuần hoàn cho người bệnh

  • Chăm sóc

Đo mạch, nhiệt độ huyết áp 30 phút, 1 giờ, 2 giờ hoặc 2 lần/ngày, tùy tình trạng của mỗi người bệnh.

Neu người bệnh có sốt:

+ Nới rộng hoặc cởi quần áo, chăn không cần thiết.

+ Chườm mát hoặc lau người bằng nước ấm.

+ Cho người bệnh uống nhiều nước ORS, nước trà loãng, nước súp hay nước hoa quả.

+ Thực hiện thuốc hạ sốt theo y lệnh.

+ Lau mồ hôi, giữ da khô sạch sau mỗi lần hạ sốt.

Nấu người bệnh bị hạ nhiệt độ < 36° c

+ ủ ấm cho người bệnh (quạt sưởi).

+ Cho người bệnh uống nước trà đường nóng hoặc sữa nóng.

+ Thực hiện y lệnh thuốc để điều chỉnh rối loạn tuần hoàn nếu có.

+ Truyền dịch, truyền khối hồng cầu, tiểu cầu nếu có.

+ Lấy máu xét nghiệm tế bào máu, chức năng gan,… theo chỉ định.

  • Theo dõi

Mạch, nhiệt độ, huyết áp theo giờ tùy tình trạng mỗi người bệnh.

Tình trạng xuất huyết (nôn ra máu, đi ngoài phân đen,…).

Theo dõi chỉ số xét nghiệm.

Theo dõi, chăm sóc hệ thống tiêu hóa

  • Chăm sóc

Nếu người bệnh bị tiêu chảy:

+ Cho người bệnh ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia nhỏ bừa, giầu protein, ít chất béo, tăng chất xơ, thức ăn phải đảm bảo vệ sinh.

+ Cho người bệnh uống nước theo nhu cầu, tốt nhất cho người bệnh uống Oresol (ORS) 200ml sau mỗi lần ăn.

+ Nuôi dưỡng qua sonde dạ dày trong trường hợp người bệnh nặng, hôn mê: súp, sữa.

+ Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch đối với trường hợp không ăn được bằng đường miệng, hoặc qua sonde dạ dày theo chỉ định.

+ Thực hiện thuốc điều trị tiêu chảy theo y lệnh.

+ Hướng dẫn người bệnh hoặc người chăm sóc người bệnh, vệ sinh vùng hậu môn bằng nước ấm và xà phòng sau mồi lần đi ngoài, đặc biệt đối với người bệnh bị tổn thương ngoài da vùng quanh hậu môn. Thấm khô bằng giấy vệ sinh hoặc bằng khăn mềm tránh xây xát da.

+ Hướng dẫn người chăm sóc người bệnh vệ sinh tay, trước khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi tiếp xúc với người bệnh và chất thải của người bệnh. Sử dụng găng tay khi chăm sóc người bệnh.

+ Cân người bệnh, đánh giá chỉ số BMI.

Nếu người bệnh bị táo bón

+ Cho người bệnh ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giầu chất xơ, ăn nhiều hoa quả.

+ Khuyên người bệnh uống nhiều nước.

+ Thực hiện thuốc nhuận tràng theo y lệnh.

  • Theo dõi

Tình trạng tiêu hóa của người bệnh: hấp thu thức ăn, chỉ số BMI,…

Theo dõi số lần, số lượng và tính chất phân, phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước: khát nước, mệt lả, môi khô, mạch nhanh, tiểu ít hoặc vô niệu.

Theo dõi dấu hiệu nôn: số lần, số lượng, màu sắc.

Đối với người bệnh bị táo bón sử dụng thuốc nhuận tràng; tình trạng đi ngoài để có thể ngừng sử dụng thuốc.

Chăm sóc các tổn thương trên da

Tùy thuộc vào các dạng tổn thương da, mức độ tổn thương, cần áp dụng các phương pháp chăm sóc khác nhau.

  • Chăm sóc

Tổn thương da do virus

Vệ sinh da sạch sẽ, lau, tắm bằng nước ấm, vệ sinh bộ phận sinh dục.

Tránh gây tổn thương gây nhiễm trùng da: găi, nặn bóp.

Vệ sinh răng miệng cho người bệnh hoặc hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng.

Bôi thuốc kháng virus như Acyclovir hoặc hướng dẫn người bệnh, người nhà bôi những ngày đầu.

Sử dụng tăm bông chấm castallani hoặc xanhmetylen vào các nốt tổn thương.

Thực hiện thuốc uống, tiêm theo y lệnh .

Neu có tổn thương ở trong miệng không được ăn cay, nóng, mặn.

Dinh dưỡng đảm bảo cho người bệnh.

Nhắc nhở người bệnh tuân thủ điều trị thuốc kháng virus HIV.

Thay gra, quần áo hàng ngày.

Phòng tránh lây nhiễm .

Tổn thương da do nấm

Nấm nông ở móng chân, tay, toàn thân:

Vệ sinh da sạch sẽ, giữ da khô.

Thay quần áo gra giường hàng ngày.

Không gãi, gây tổn thương dễ nhiễm khuẩn.

Bôi thuốc chống nấm tại chỗ: nhóm Azoles (Clotrimazole, ketoconazole, oxyconazole,…).

Bạt sừng: bôi mỡ whitfield, salyxylic dùng cho lòng bàn chân.

Thực hiện thuốc uống cho người bệnh đầy đủ đúng liều liều lượng.

Giám sát và hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị thuốc kháng virus HIV.

Thực hiện thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm.

Hướng dẫn phòng tránh lây chéo cộng đồng .

Nấm do Candida albicans thường gặp ở miệng, họng, ruột, âm đạo. Là căn nguyên chính gây nấm miệng họng.

Vệ sinh miệng họng 2-3 lần/ngày hoặc sau bữa ăn bằng dung dịch nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn Chlohexidine, hoăc Povidone iodine.

Thực hiện thuốc uống cho người bệnh đầy đủ đúng liều liều lượng: Nystatin, Clotrimazole, Fluconazole, Amphotericin B,…

Giám sát và hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị thuốc kháng virus HIV.

Thực hiện thuốc kháng sinh chống nấm đường toàn thân nếu có nấm thực quản.

Thực hiện thuốc dự phòng tái nhiễm.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh: ăn mềm, không cay, không nóng đối với người bệnh đau miệng.

Đối với người bệnh tổn thương thực quản do nấm gây khó nuốt, nuốt đau không ăn được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

Vệ sinh da sạch sẽ, giữ da khô.

Thay quần áo gra giường hàng ngày.

Nấm do Pencillinum Marneffei

Thực hiện thuốc cho người bệnh đầy đủ đúng liều liều lượng: Amphotericin B, Intraconazole.

Thực hiện y lệnh thuốc điều trị dự phòng Intraconazole.

Giám sát và hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị thuốc kháng virus HIV.

Vệ sinh da sạch sẽ, vệ sinh bộ phận sinh dục.

Tránh gây tổn thương, loét các nốt sẩn trên da.

Chấm Castellani nếu có nhiễm khuẩn.

Thay quần áo gra giường hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo, tăng cường vitamin.

Vệ sinh tay sạch phòng lây nhiễm bệnh.

Do vi khuẩn

Tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn Bartonella, Lao và các Mycobacterium.

Rửa và thay băng hàng ngày các vết tổn thương loét bằng dung dịch Natriclorua 0,9%, dung dịch betadine 10%, băng thoáng .

Thực hiện thuốc cho người bệnh đầy đủ đúng liều lượng kháng sinh.

Tuân thủ điều trị lao theo phác đồ của Bộ Y tế.

Giám sát và hồ trợ người bệnh tuân thủ điều trị thuốc kháng virus ARV.

Vệ sinh da sạch sẽ, vệ sinh bộ phận sinh dục.

Tránh gây tổn thương, loét các nốt sẩn trên da.

Thay quần áo gra giường hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo, tăng cường vitamin.

Vệ sinh tay sạch phòng lây nhiễm bệnh.

Ký sinh trùng

Ghẻ Sarcotep scarbiei, ghẻ Na-uy (Nonvegian scarbi) vẫn đáp ứng tốt với điều trị bằng DEP.

Tắm bằng xà phòng.

Dị ứng thuốc

Độ 1 và Độ 2:

Ban đỏ hoặc ban dạng sẩn. Bong vảy khô hoặc tổn thương hình bia bắn điển hình không có nôi phỏng, mụn nước, hoặc loét và không có triệu chứng toàn thân (sôt, đau cơ, đau khớp)

  • Chăm sóc

Sử dụng kháng Histamin sẽ tự khỏi.

Vệ sinh da sạch sẽ.

Tránh gãi ngứa gây nhiễm khuẩn.

Thực hiện y lệnh thuốc đúng và đầy đủ.

Bù đủ nước và điện giải: uống nước hoa quả, dinh dưỡng đảm bảo.

Theo dõi sát tiến triển của ban dị ứng để xử trí kịp thời.

Độ 3 và Độ 4:

Hội chứng Stevens Jonhson và Hội cứng Lyell, tổn thương rất nặng, da đỏ toàn thân rối loạn chức năng thận. Người bệnh được điều trị tại bệnh viện chuyên khoa, khoa hồi sức tích cực, khoa bỏng,…

Hội chứng Stevens Jonhson, Hội chứng Lyell

Nhận biết sớm và ngừng ngay tác nhân có nguy cơ.

Chuyển đến đơn vị điều trị tích cực (đơn vị bỏng).

Bôi thuốc mỡ kháng khuẩn hoặc sulfadiazine bạc.

Cắt lọc để loại bỏ thượng bì hoại tử.

Chăm sóc nhãn khoa.

  • Chăm sóc

Nằm đầu cao, thở oxy nếu có khó thở.

Thay rửa vị trí tổn thương hàng ngày bằng dung dịch Natriclorua 0,9%.

Bôi mỡ kháng khuẩn hoặc sulfadiazine bạc.

Cắt lọc tổ chức hoại tử nếu có.

Đối với tổn thương nốt phỏng nước tránh gây vỡ, loét.

Che phủ vết thương bằng gạc mỏng.

Sử dụng tấm lót thấm có phủ gạc to trên mặt trải trên mặt giường nằm để thấm dịch.

Vệ sinh mắt hàng ngày và thực hiện thuốc theo y lệnh chuyên khoa.

Thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ: điều trị triệu chứng, điều trị rối loạn chức năng thận, thuốc ức chế miễn dịch, giải mẫn cảm.

Bù dịch và điện giải.

Truyền huyết tương theo y lệnh.

Dinh dưỡng: đảm bảo đầy đủ, ăn đường miệng, qua sonde dạ dày hay truyền tĩnh mạch.

Vệ sinh cá nhân, thay gra, quần áo.

Hướng dẫn phòng lây nhiễm,…

  • Theo dõi

Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, khó thở, nước tiểu.

Tinh trạng tổn thương da.

Xét nghiệm cận lâm sàng.

Vẩy nến

Bệnh da mạn tính liên quan đến tế bào ỉympho T

Thực hiện bôi thuốc tại chỗ cho người bệnh: salicylic, retinoid,…

Thực hiện y lệnh quang trị liệu .

Thực hiện thuốc đầy đủ đúng liều liều lượng: kháng sinh.

Giám sát và hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị thuốc kháng virus HIV.

Vệ sinh da sạch sẽ, ngâm mình hoặc bộ phận bị tổn thương trong nước ấm 10-15 phút.

Bôi kem giữ ẩm da tránh da khô nứt nẻ.

Tránh gây tổn thương, găi loét chảy máu.

Thay quần áo gra giường hàng ngày (2-3 lần/ngày).

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo, tăng cường vitamin.

Vệ sinh tay sạch phòng lây nhiễm bệnh.

Viêm da đầu

Bệnh da mạn tính gặp 83% ở người bệnh HIV

Thực hiện bôi thuốc tại chồ cho người bệnh: Steroid,..

Thực hiện y lệnh quang trị liệu.

Gội đầu hàng ngày bằng dầu gội trị gàu: Ketoconazole tar/coal tar hoặc selenium sulphide.

Thực hiện thuốc đầy đủ đúng liều liều lượng: thuốc chống nấm đường uống.

Giám sát và hồ trợ người bệnh tuân thủ điều trị thuốc kháng virus HIV.

Tránh gây tôn thương, gãi loét chảy máu.

Tránh tắm bằng xà phòng, nước nóng quá có thể làm kích ứng da.

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo, tăng cường vitamin.

Vệ sinh tay sạch phòng lây nhiễm bệnh.

Đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân cho người bệnh

  • Dinh dưỡng

Đảm bảo chế độ dinh 2400K calo/ngày bằng cơm, cháo, sữa theo nhu cầu của người bệnh.

Ăn lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa, thay đổi món ăn, gia vị cho phù họp khẩu vị.

Giữ vệ sinh răng miệng, nên hoạt động nhẹ nhàng trước khi ăn.

Ăn nhiều hoa quả các loại.

Nuôi dưỡng qua sonde dạ dày hoặc bằng đường tĩnh mạch trong trường hợp người bệnh không ăn được.

Cho người bệnh uống đủ nước 1500-2000ml/ngày.

  • Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ngày hoặc sau mồi lần ăn.

Lau người hoặc tắm bằng nước ấm hàng ngày.

Vệ sinh bộ phận sinh dục, hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh.

Thay quần áo gra giường hàng ngày.

Chăm sóc vết loét, mảng mục (nếu có): rửa sạch vết loét bằng dung dịch nước muối rửa hoặc ô xy già sau đó phủ gạc mỏng sạch lên trên.

Thay đổi tư thế cho người bệnh 2 giờ/lần.

Cho người bệnh nằm đệm hơi, hoặc đệm nước phòng loét tỳ đè.

Xử lý chất bài tiết, chất thải tốt phòng tránh lây nhiễm.

Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh

Giải thích về ảnh hưởng và bất lợi của các hội chứng thường gặp và người nhiễm HIV/AIDS đối với cơ thể họ để người bệnh và người nhà người bệnh hiểu và hợp tác trong quá tính điều trị

Động viên tinh thần để họ tin tưởng vào điều trị.

Hỗ trợ tâm lý – xã hội và giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ.

Cung cấp kiến thức về HIV/AIDS.

Giải thích thời gian điều trị bệnh HIV/AIDS là lâu dài.

Tư vấn về lối sống tích cực, chế độ dinh dưỡng.

Tư vấn các biện pháp phòng tránh lây nhiễm và thực hành các hành vi an toàn:

+ Phòng lây truyền qua đường tình dục.

+ Phòng lây truyền qua đường máu.

+ Phòng lây truyền HIV qua từ mẹ sang con.

Tư vấn tuân thủ điều trị.

Hướng dẫn cho người nhà người bệnh cách phòng tránh lây nhiễm khi chăm sóc người bệnh: sử dụng găng tay khi tiếp xúc với dịch tiết, máu của người bệnh nhiễm HIV hoặc khi da không lành lặn.

Vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc, sau khi tiếp xúc với máu, dịch tiết, với vật dụng của người bệnh.

Chăm sóc bệnh nhân
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận