Trang chủBệnh hô hấpTràn khí màng phổi (Tràn khí phế mạc)

Tràn khí màng phổi (Tràn khí phế mạc)

Định nghĩa

Là tình trạng trong khoang màng phổi (ổ phế mạc) có không khí lọt vào.

Nếu đồng thời trong khoang còn có cả dịch thì gọi là tràn dịch-tràn khí màng phổi (hoặc tràn dịch-khí màng phổi), Nếu trong khoang có máu thì gọi là tràn máu-tràn khí màng phổi (hoặc tràn máu-khí màng phổi) và nếu có mủ thì gọi là tràn khí-mủ màng phổi (hoặc tràn mủ – khí màng phổi).

Căn nguyên

TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT: tràn khí màng phổi xẩy ra tuy không có bất kỳ chấn thương nào.

  • Tràn khí màng phổi vô căn: xuất hiện ở đôi tượng bề ngoài hoàn toàn khoẻ mạnh và không hề bị bất kỳ bệnh phổi nào. Thường hay gặp ở những đối tượng từ 20-30 tuổi, đôi khi tràn khí xẩy ra sau khi gắng sức mạnh về thể lực. Người ta cho là do vỡ một hoặc nhiều bóng giãn phế nang ở dưới màng phổi, đôi khi chụp cắt lớp vi tính có thể nhìn thấy được các bóng giãn phế nang này. Tràn khí màng phổi cũng đôi khi xẩy ra sau động tác thể thao nhảy cầu hoặc sau khi lên độ cao.
  • Tràn khí màng phổi thứ phát từ bệnh phổi: thường là do giãn phế nang (khí phế thũng) dạng bóng khí hoặc lan toả, do một tổn thương nang (hoặc kén), do áp xe phổi, lao phổi, bệnh sarcoid, bệnh mô bào X.
  • Tràn khí-mủ màng phổi: thường thứ phát từ lỗ rò màng phổi-phổi trong bệnh lao, hoặc từ viêm mủ do tụ cầu khuẩn.

TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI CHẤN THƯƠNG: sau chấn thương gẫy xương sườn. Sau khi chọc dò màng phổi (thủ thuật rạch thành ngực). Trong khi thực hiện thông khí cơ học (chạy máy thở) dưới áp suất đỉnh cao, hoặc thông khí áp suất dương vào cuối thì thở ra trong điều trị suy hô hấp ở người lớn {chấn thương phổi do áp suất).

TRÀN KHÍ MÀNG PHOI TẠO RA CỐ Ý: hãn hữu được thực hiện nhằm làm cho nhìn được rõ hơn một cấu trúc trong lồng ngực khi khám X quang.

Triệu chứng: đi từ cảm giác khó chịu nhỏ nếu là thể khu trú, tới cảm giác đau ngực dữ dội như dao đâm, kèm theo khó thở, nhịp thở nhanh, hoảng sợ, nhịp tim nhanh, ho thành cơn không khạc đờm, và tím tái nếu là thể lan rộng. Bệnh nhân thường thấy cảm giác đau ở nơi màng phổi bị thủng, nhưng cảm giác đau cũng có thể lan lên vai hoặc xuống bụng làm cho nhầm với nhồi máu cơ tim hoặc với trường hợp câp cứu bụng.

Nhìn (quan sát lồng ngực) thấy bên nửa lồng ngực có tràn khí nở to ra. Sờ thấy rung thanh giảm hoặc mất hẳn. Gõ (ngực) sẽ thấy tăng tiếng gõ vang ở nửa bên tràn khí, với âm sắc cao, nhưng lại có thể tưởng lầm là tiếng gõ đục (“tiếng gõ đục do quá vang”). Nghe (ngực) thấy ở bên tràn khí tiếng rì rào phế nang giảm hoặc mất hẳn, ngược lại ở bên lành thì tiếng này tăng lên (bù).

Trong trường hợp có tràn dịch kết hợp thì lắc người bệnh nhân sẽ nghe thấy “tiếng ọc ạch”.

X quang: chụp X quang lồng ngực sẽ thấy một bên phổi co xẹp lại (tăng độ sáng ở toàn bộ nửa lồng ngực). Trung thất bị đẩy sang phía đối bên với tràn khí trong trường hợp tràn khí lớn rộng. Trên phim X quang có thể thấy những hình ảnh dính hoặc hình ảnh tràn dịch kết hợp. Những tràn khí nhỏ đôi khi chỉ nhìn thấy được khi chụp phim vào lúc bệnh nhân thở ra.

Điện tâm đồ: có thể thấy những dấu hiệu của bệnh tâm-phế cấp.

Diễn biến và tiên lượng

Tràn khí màng phổi vô căn ở những đối tượng trẻ tuổi thường có tiên lượng tốt, nhưng lại có xu hướng tái phát. Khi tràn khí màng phổi xẩy ra thứ phát từ một bệnh phổi thì tiên lượng dè dặt. Có thể có những biến chứng sau đây:

  • Tràn khí màng phổi tạo áp lực, gây nghẹt thở hoặc “có van”: ở lỗ thủng màng phổi-phổi hình thành một van chỉ cho không khí đi vào khoang (ổ) màng phổi mà không cho thoát ra ngoài. Áp suất trong khoang màng phổi sẽ tăng lên quá áp suất của khí quyển, dẫn tới xẹp hoàn toàn một bên phổi, đẩy lệch trung thất, giảm lượng máu trở về tim qua đường tĩnh mạch, và đe doạ gây ra suy tuần hoàn-hô hấp nguy kịch. Khám lâm sàng thấy bệnh nhân khó thở nặng kèm theo tím tái, và thường thấy khí quản bị lệch về phía bên lành.

Tràn khí màng phổi nghẹt thở là một cấp cứu nội khoa yêu cầu phải dẫn lưu khoang màng phổi ngay.

  • Chảy máu trong khoang màng phổi: thường hiếm khi chẩy nhiều máu để có thể gây ra giảm thể tích máu và tình trạng sốc.
  • Tràn khí-mủ màng phổi: thường hình thành khi tràn khí xẩy ra thứ phát từ một bệnh phổi hoặc sau một chấn thương lồng ngực. Sốt và dịch chọc hút màng phổi có mủ là chứng cớ để khẳng định chẩn đoán.
  • Lỗ rò màng phổi-phổi.
  • Tâm-phế cấp.
  • Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân lao:lao kê có thể xuất hiện sau tràn khí màng phổi.

Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng đau ngực dữ dội, kèm theo thở nhanh và hình ảnh X quang xẹp một bên phổi.

Về lâm sàng, triệu chứng đau ngực của tràn khí màng phổi phải chẩn đoán phân biệt với đau ngực do nhồi máu cơ tim, do nghẽn mạch phổi, do viêm màng phổi khô hoặc thanh dịch-sợi huyết (thanh dịch- giả mạc), hoặc với đau của trường hợp bụng cấp tính.

Về mặt X (Ịuang, hình ảnh tràn khí màng phôi phải phân biệt với bóng khí do giãn phế nang, áp xe phổi, hang lao.

Phòng bệnh: những đôi tượng đã bị tràn khí màng phổi vô căn hoặc thứ phát không được đi máy bay không duy trì áp suất không khí.

Điều trị

  • Điều trị triệu chứng: những trường hợp tràn khí nhỏ thì thường tự hết trong vòng 2-3 tuần.Cho các thuốc giảm đau, giảm ho (codein 15-30 mg, 4 đến 6 lần một ngày). Cho thuốc kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm. Cho thuốc chống lao nếu là bệnh nhân lao.
  • Hút khoang màng phổi:Đối vdi những trường hợp tràn khí lớn, chỉ định hút khí ra khỏi khoang màng phổi qua một ống dẫn lưu mồ lồng ngực (xông dẫn lưu Monaldi) nối với một hệ thống áp suất được kiểm soát, hoặc với một van một chiều. Với biện pháp hút khí này thì phổi sẽ nỏ lại tới sát thành ngực sau 2-3 ngày duy trì khoang màng phổi dưới áp suất âm 15-20 mm nước. Hút khí liên tục khỏi khoang màng phổi có nguy cơ phù phổi khi phổi giãn nở lại, nhất là nếu tràn khí màng phổi lớn và để lâu.
  • Tràn dịch màng phổi nghẹt thở: Rút không khí cấp cứu khỏi khoang màng phổi có thể cứu sống bệnh nhân: Chọc một kim tiêm vào khoảng gian sườn ở mặt trước hoặc mặt bên lồng ngực ở vùng mất tiếng rì rào phế nang khi nghe ngực. Kim tiêm được nôi với một Ống có ba nhánh và với một bơm tiêm cỡ lớn. Không khí được hút từng đợt từ khoang màng phổi ra qua bơm tiêm. Sau đó, ngay khi nào tình hình cho phép, thì mở lồng ngực để đặt một ống dẫn lưu giảm áp suất bởi vòi nước.
  • Mở lồng ngực:đồng thời mài ráp bề mặt màng phổi, hoặc khâu kín lỗ rò màng phổi-phổi nếu không làm cho phổi giãn trở lại tối sát thành ngực được, và trong trường hợp tràn khí màng phổi tái phát nhiều lần (hơn 2 tới 3 lần).
  • Gây dính màng phổi:bằng cách bơm tetracyclin vào trong khoang màng phổi.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây