Trang chủBệnh hô hấpChọc dò màng phổi (rạch màng phổi)

Chọc dò màng phổi (rạch màng phổi)

Sau khi gây tê tại chỗ, đâm kim vào thành ngực trên đường nách giữa, và tuỳ hoàn cảnh có thể thực hiện chọc màng phổi dưới sự kiểm soát của siêu âm.

CHỌC MÀNG PHỔI THĂM DÒ: có thể chỉ định chọc dò màng phổi để chẩn đoán, vì trong thủ thuật này có thể hút ra được dịch từ khoang (ổ) màng phổi để xét nghiệm tế bào, hoá sinh và vi khuẩn.

CHỌC MÀNG PHỔI RÚT DỊCH: chọc màng phổi còn nhằm mục đích điều trị, khi tràn dịch màng phổi có khối lượng lớn, gây chèn ép phổi và làm bệnh nhân khó thở. Để tránh phù phổi có thể xẩy ra như một biến chứng sau khi lấy ra một lượng lớn dịch, người ta khuyên không nên lấy trên một lít dịch trong một lần hút. Chọc màng phổi còn có thể là đường để đưa vào khoang màng phổi những thuốc chống ung thư.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH CHỌC MÀNG PHỔI trong những trường hợp: giảm oxy- huyết nặng, rối loạn nhịp tim, cơn đau thắt ngực, rối loạn đông máu, nhất là trong khi đang điều trị bệnh nhân bằng những thuốc chống đông máu. Hiếm có biến chứng khi chọc màng phổi. Tuy nhiên người ta đã thấy có những biến chứng tràn khí phế mạc, tràn máu trong khoang và ngoài khoang phế mạc, ngất do thần kinh phế vị, còn tai biến nghẽn mạch do khí thì chỉ là ngoại lệ.

Tất cả các trường hợp tràn dịch, dù là dịch ở khoang phế mạc, ở khoang phúc mạc (gọi là báng nước hoặc cổ trướng), hoặc ở khoang ngoại tâm mạc (màng ngoài tim) đều thuộc một trong hai loại: dịch thấm hoặc dịch rỉ viêm, mặc dù trong một số trường hợp sự phân biệt ranh giới giữa hai loại dịch này chỉ là tuỳ tiện.

Xét nghiệm dịch màng phổi (tràn dịch màng phổi)

TÍNH CHẤT BỀ NGOÀI: bình thường là dịch trong như nước suối. Nhưng có màu vàng chanh trong trường hợp viêm màng phổi thanh dịch-sợi huyết. Dịch còn có thể là máu hoặc màu hồng, có mủ hoặc có dưỡng trấp (giầu lipid).

DỊCH THẤM: dịch tiết ra từ một thanh mạc không bị viêm, nhưng do có chênh lệch về áp suất thuỷ tĩnh giữa những môi trường ở hai bên mặt đối diện của màng này, ví dụ: suy tim có thể gây ra tràn dịch màng phổi. (Về chi tiết, xem: tràn dịch màng phổi).

Dịch thấm chỉ chứa hàm lượng protein dưới 30 g/1. Trong trường hợp giảm protein-huyết, thì người ta định lượng đồng thời enzym lactic dehydrogenase (LDH: Lactic dehydrogenase).

Bảng 6.5. Chẩn đoán phân biệt giữa dịch thấm và dịch rỉ viêm

Dịch thấm Dịch rỉ viêm
Protein Dưới 30 g /1 Trên 30 g /1
Tỷ số protein
dịch màng phổi/protein-huyết Dưới 0,5 Trên 0,5
Lactic dehydrogenase (LHD) < 240 Đơn vị quốc tế > 240 Đơn vị quốc tế
Tỷ sốLDH
dịch màng phổi/huyết thanh Dưới 0,6 Trên 0,6
Màu sắc Vàng chanh Vàng rơm
Tính chất bề ngoài Trong Trong, đục, có máu, có dưỡng trấp
Khả năng đông Hoàn toàn không đông Dễ đông
Trong lượng riêng Dưới 1.016 Trên 1.016
pH Từ 6,8 đến 7,6 Giảm mạnh nếu là tích tụ mủ năng
Bạch cầu Dưới 1000/ml Trên 1000/ml
Bạch cầu hạt Dưới 50% Trên 50%
Hổng cầu Dưới 5000/ml Thay đổi
Glucose Giống glucose-huyết Giảm trong trường hợp tích tụ mủ

 

Dịch thấm mang những tính chất sau đây:

  • Tỷ số hàm lượng protein trong dịch màng phổi / protein-huyết thấp dưới 0,5. Tuy nhiên, nếu dịch thấm để lâu thì sẽ trở nên giầu protein.
  • Tỷ số LDH trong dịch màng phổi / LDH trong huyết thanh thấp dưới 0,6.

DỊCH RỈ VIÊM: dịch hình thành bởi một thanh mạc bệnh lý (bị viêm, ung thư). Dịch rỉ viêm chứa hàm lượng protein cao hdn 30 g/ l. Tỷ số giữa hàm lượng trong dịch màng phổi / trong máu đối với protein là trên 0,5 và đối với LDH là trên 0,6. Trong trường hợp này thì nên làm các xét nghiệm vi khuẩn (nhất là để tìm trực khuẩn lao), và tế bào học (xét nghiệm tế bào dương tính trong 30- 50% số trường hợp viêm màng phổi ác tính, tuy cũng có thể có kết quả dương tính giả). Hàm lượng acid hyaluronic thường rất cao trong trường hợp u trung-biểu mô (Về nguyên nhân của tràn dịch phế mạc: xem viêm màng phổi).

NHỮNG YẾU TỐ TẾ BÀO: bình thường dịch màng phổi chứa khoảng 5000 tế bào trong một pl, trội về bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho. Nếu tế bào lympho trội quá (> 80%) thì nên nghĩ tới lao màng phổi. Nếu thấy có nhiều bạch cầu hạt bị tổn thương (> 50%) thì đó là dấu hiệu viêm màng phổi mủ.

XÉT NGHIỆM VI KHUÂN: nếu kết quả âm tính thì cũng không loại trừ được bản chất nhiễm khuẩn của viêm màng phổi nhất là trong bệnh lao, những sinh thiết màng phổi có thể khẳng định chẩn đoán.

GHI CHÚ: Dẫn lưu Ổ màng phổi bằng thủ thuật mở lồng ngực được sử dụng để rút dịch trong trường hợp tràn dịch ác tính, tích tụ mủ và tràn máu màng phổi. Sau khi gây tê tại chỗ, người ta rạch một đường nhỏ ở khoảng gian sườn thứ 5 hoặc 6 rồi đưa qua đó một ống thông (xông) vào ổ màng phổi. Xông dẫn lưu được nối với một máy hút dưới áp lực âm. Nếu gặp trường hợp tràn khí phế mạc gây nghẹt thở hoặc toàn bộ, xẩy ra tự phát hoặc do chấn thương thì đưa một xông dẫn lưu Monaldi, nối với một hệ thống hút có áp lực được kiểm soát, vào ổ màng phổi qua khoảng gian sườn thứ 2 hoặc thứ 3 ở phía trước, trên đường thẳng đứng kẻ qua điểm giữa xương đòn. Phải chụp một phim X quang để xác minh là xông dẫn lứu đã được đặt đúng chỗ.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây