Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích đọng dịch quá mức bình thường trong khoang màng phổi. Khi Tràn dịch màng phổi nhiều hoặc Tràn dịch màng phổi kèm theo rối loạn hô hấp, huyết động cần phải được xử trí cấp cứu.
-
Chẩn đoán xác định Tràn dịch màng phổi cần xử trí cấp cứu
Lâm sàng
- Đau ngực, ho khan, khó thở. Khám phổi có hội chứng ba giảm.
- Các triệu chứng gợi ý Tràn dịch màng phổi cần cấp cứu:
Mệt nhiều.
Dấu hiệu suy hô hấp: thở nhanh, nông, vã mồ hôi, trường hợp nặng có tím môi và đầu chi, độ bão hòa oxy mao mạch < 90%.
Rối loạn huyết động: nhịp tim nhanh > 100 ck/ph, huyết áp hạ < 90/60 mmHg, hoặc huyết áp hạ > 30 mmHg so với huyết áp nền (ở bệnh nhân có tăng huyết áp). Có biểu hiện bệnh lý tim mạch: phù, tiểu ít, cổ trướng, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, nghe tim có tiếng bất thường, rối loạn nhịp tim.
Tình trạng nhiễm trùng: sốt, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi,
Tình trạng thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ.
Khám hô hấp: lồng ngực căng phồng, các khoang liên sườn giãn rộng, có thể sờ thấy gan (hoặc lách) dưới bờ sườn do bị dịch đẩy xuống.
Các dấu hiệu cận lâm sàng ở BN Tràn dịch màng phổi cần cấp cứu
Tùy theo từng bệnh lý cụ thể, có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
- X-quang phổi chuẩn: hình mờ đậm, đồng đều quá phổi hoặc phổi trắng, trung thất và khí quản bị đẩy lệch sang bên đối diện.
- Công thức máu:
- Tràn mủ MP: số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng
- Tràn máu MP: hồng cầu giảm, hemoglobin giảm, tỷ lệ Hb DMP/Hb máu > 0,5.
- Khí máu động mạch: PaO2< 60 mmHg; SaO2 < 90%.
- Điện tim có thể thấy: các rối loạn nhịp tim, hình ảnh tăng gánh các buồng tim trong trường hợp có bệnh lý tim mạch.
- Chọc dò màng phổi:
- Dịch máu: Hb dịch MP/ Hb máu > 0,5.
- Dịch màu máu: dịch màu đỏ máu, nhưng tỷ lệ Hb dịch MP/ Hb máu < 0,5.
- Dịch đục mủ hoặc mủ rõ.
-
Chẩn đoán và xử trí cấp cứu các trường hợp Tràn dịch màng phổi
Tất cả các trường hợp Tràn dịch màng phổi dù do nguyên nhân gì nhưng nếu mức độ nhiều hoặc ảnh hưởng đến hô hấp, huyết động đều cần được chẩn đoán và xử trí cấp cứu.
Các biện pháp chung:
- Thở oxy đảm bảo độ bão hòa oxy mao mạch > 90%.
- Đánh giá tình trạng huyết động để có xử trí phù hợp nhằm đảm bảo ổn định huyết động.
- Chọc tháo dịch hoặc mở màng phổi tối thiểu dẫn lưu dịch nhằm cải thiện tình trạng hô hấ Mỗi lần chọc tháo không quá 1l.
- Khẩn trương tiến hành các xét nghiệm thăm dò để tìm nguyên nhân tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi nhiều ở bệnh nhân có suy tim
- Tiền sử có bệnh lý tim mạch: bệnh van tim, THA, nhồi máu cơ tim, suy vành.
- Lâm sàng: đau ngực, khó thở, thở nhanh nông, HA tăng hoặc hạ huyết áp, nghe tim thấy bất thường gợi ý bệnh tim mạch: T1 đanh, rung tâm trương, thổi tâm thu, tiếng ngựa phi
Cận lâm sàng:
- XQ phổi: hình ảnh Tràn dịch màng phổi, bóng tim t
- Điện tim: dấu hiệu suy tim trái, suy tim phải hoặc suy tim toàn bộ, có thể có biểu hiện bệnh lý mạch và
- Điều trị:
- Chọc tháo DMP khi Tràn dịch màng phổi nhiều gây khó thở, hoặc có đẩy lệch trung thất sang bên đối diệ
- Điều trị bệnh lý tim mạc
Tràn dịch màng phổi nhiều do bệnh lý ác tính, bệnh nhân suy kiệt
- Tiền sử: có/không được chẩn đoán Tràn dịch màng phổi do ung thư
- Lâm sàng: thể trạng gầy, suy kiệt, có thể có hạch ngoại vi do di căn ung thư. Lồng ngực bên tràn dịch vồng căng.
- Xq phổi: Tràn dịch màng phổi nhiều, hoặc mờ toàn bộ một bên, có thể đè đẩy trung thất.
- Điều trị: Chọc tháo DMP hoặc đặt dẫn lưu
Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân có viêm phổi
- Lâm sàng: sốt, ho khạc đờm, đau ngực, có thể khó thở khi viêm phổi nặng hoặc Tràn dịch màng phổi nhiề Nghe phổi có ran, khám có hội chứng ba giảm.
- XQ phổi: hình ảnh Tràn dịch màng phổi, tổn thương đông đặc (nhiều trường hợp phải chụp X-quang phổi sau chọc tháo hết dịch màng phổi mới thấy hình tổn thương đông đặc). CTM có bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng cao.
- Chọc dò MP lấy dịch xét nghiệm tế bào học, nuôi cấy vi khuẩn, nhuộm soi. Nếu số lượng bạch cầu tăng, nhiều bạch cầu đa nhân thoái hóa: cần mở màng phổi tối thiểu dẫn lưu và điều trị như tràn mủ màng phổi.
Tràn mủ màng phổi
- Bệnh nhân thường có tình trạng nhiễm trùng nặng: sốt cao, bạch cầu máu ngoại vi tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăn Chọc dò màng phổi ra mủ.
- Điều trị cần mở màng phổi dẫn lưu mủ sớm, hút áp lực âm 15 cmH2O, rửa màng phổi qua dẫn lưu hàng ngày. Nếu lượng dịch mủ nhiều, cần tháo dịch từ từ tránh phù phổi cấ Nếu tràn mủ khu trú hoặc lượng dịch mủ ít cần mở MP dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính ngực. Trường hợp mủ đặc, khó hút hoặc nhiều ổ mủ khu trú xét bơm Streptokinase vào khoang MP.
- Kháng sinh liều cao, phối hợp đường toàn thân (tham khảo thêm bài hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tràn mủ màng phổi).
Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân có nhồi máu phổi: thường tràn dịch màng phổi lượng ít
- Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ: bất động lâu ngày, gãy xương, sau phẫu thuật vùng bụng, tiểu khung, có bệnh lý tim mạch
- Lâm sàng: đau ngực, khó thở, ho máu, nặng có thể suy hô hấp, suy tuần hoà Các dấu hiệu khó thở thường do nhồi máu phổi hơn là do tràn dịch màng phổi.
- Cận lâm sàng: Điện tim có hình ảnh S1Q3, X-quang phổi có hình ảnh Tràn dịch màng phổi, tổn thương nhu mô phổi, MSCT động mạch phổi có thể thấy huyết khối, định lượng D-dimer > 500 mg/dl.
- Điều trị: chủ yếu điều trị bệnh lý chính (bất động, thuốc chống đông, thuốc tiêu huyết khối), chỉ chọc tháo DMP khi dịch nhiều ảnh hưởng đến hô hấp, huyết động.
Tràn máu màng phổi
- Lâm sàng: đau ngực, khó thở. Khám thấy da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, nhịp thở nhanh, phổi có hội chứng ba giảm.
- Cận lâm sàng: X-quang phổi có hình ảnh Tràn dịch màng phổi, chọc dò MP có dịch máu, hemoglobin DMP/máu > 50%, CTM có hồng cầu, Hb, huyết sắc tố giảm.
- Các căn nguyên gây tràn máu MP và xử trí cấp cứu.
- Chấn thương ngực kín: Bệnh nhân có tiền sử chấn thương, X-quang phổi/CT ngực có thể có gãy xương sườn, đụng dập nhu mô phổi hoặc tràn khí tràn dịch M Điều trị: bù khối lượng tuần hoàn bằng chế phẩm máu và dịch, cố định mảng sườn di động nếu có, mở màng phổi dẫn lưu máu, theo dõi lượng máu mất, nếu > 1000 ml hoặc > 300 ml/3 giờ có chỉ định phẫu thuật. Phối hợp với chuyên khoa ngoại để theo dõi và kịp thời can thiệp bằng phẫu thuật nếu có chỉ định.
- Vỡ phình động mạch chủ ngực: tiền sử THA, có thể có chênh lệch HA 2 tay, MSCT động mạch chủ giúp chẩn đoán xác định phình tách Đ Điều trị: cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu. Không mở màng phổi dẫn lưu vì có thể làm nặng thêm tình trạng vỡ phình tách động mạch chủ.
- Do thủ thuật can thiệp: chọc dò màng phổi, sinh thiết màng phổi, đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn. Điều trị trước tiên cần bù dịch khối lượng tuần hòa, mở màng phổi dẫn lưu máu bằng ống dẫn lưu có đường kính lớn, nếu lượng máu chảy ra qua dẫn lưu > 1000 ml hoặc > 300 ml/3 giờ có chỉ định can thiệp phẫu thuật cầm máu.
- Nhồi máu phổi: nếu có tràn máu thường số lượng ít
Tràn máu – tràn khí màng phổi
- Hay gặp do vỡ kén khí kèm theo đứt dây chằng, dày dính màng phổi.
- Biểu hiện lâm sàng: khó thở, đau ngực đột ngột, khám có tam chứng Gaillard phía trên của phổi và hội chứng 3 giảm phần dưới. X-quang phổi có hình ảnh tràn khí tràn dịch MP với mức nước hơi, chọc dò MP có máu.
- Điều trị: cần mở MP dẫn lưu dịch, khí. Theo dõi sát toàn trạng bệnh nhân, số lượng máu chảy qua dẫn lưu xét can thiệp phẫu thuật.
- Các nguyên nhân khác:
Chấn thương ngực kín xử trí như tràn máu MP.
Sau chọc dò màng phổi ở bệnh nhân Tràn dịch màng phổi: nếu tràn khí nhiều mở màng phổi dẫn lưu dịch, khí.
Tràn dưỡng chấp màng phổi
- Đặc điểm: dịch màng phổi trắng đục như sữa, định lượng mỡ toàn phần 1-4 g/100 ml, triglycerid > 110 mg/
- Căn nguyên có thể do chấn thương ngực, phẫu thuật lồng ngực gây rò ống ngực, màng phổi; di căn ung thư bạch mạch, viêm bạch mạch do giun chỉ…
- Điều trị cấp cứu khi tràn dưỡng chấp nhiều ảnh hưởng đến hô hấp, huyết động, chủ yếu bằng cách chọc tháo hoặc mở màng phổi dẫn lưu.
- Điều trị nguyên nhân gây tràn dưỡng chấp màng phổi. Có thể cần tiến hành phẫu thuật hoặc gây dính màng phổi để dự phòng tái phát.
Tài liệu tham khảo
- Fauci S. et al. (2008), “Disorders of the pleura and mediastinum”, Harrison‘s Internal Medicine, 18th ed, The McGraw-Hill.
- Light L.W. (2007), “Pleural disease”, 5th ed, Lippincott Williams & Wilkins.
- Mason J. et al. (2010), “Disorders of the pleura”, Murray & Nadel’s Textbook of Respiratory Medicine, 5thed, Saunders, Elsevier.
- Shifren et al. (2006), “Pleural diseases”, Washington Manual(R) Pulmonary Medicine Subspecialty Consult, 1st ed, Lippincott Williams & Wilkins.