Trang chủĐông y chữa bệnhĐông y chữa Viêm màng phổi do lao

Đông y chữa Viêm màng phổi do lao

Viêm màng phổi do lao thuộc phạm vi chứng phong ôn, huyền ẩm, hung hiếp thông của y học cổ truyền được chia làm hai thể, theo các giai đoạn bệnh và cách chữa của y học cổ truyền.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Giai đoạn viêm khô, hay giai đoạn đầu của tràn dịch màng phổi

Triệu chứng: ở giai đoạn này xuất hiện nhiều chứng thuộc bán biểu, bán lý, lúc sốt, lúc rét, không ra mồ hôi, ngực sườn đau, ho gây đau ngực, miệng đắng, họng khô, nôn khan, rêu lưỡi trắng hay vàng, mạch huyền sác.

Phương pháp chữa : hoà giải sơ tiết.

Bài thuốc:

Bài 1.

Sài hồ     26 gam                     Huyền sâm 16 gam

Qua lâu nhân 8 gam              Chỉ xác 8 gam

Bán hạ chế       8 gam                  Tang bạch bì    8 gam

Hạ khô thảo       16 gam.

Bài 2 Sài chỉ bán hạ thang gia giảm.

Sài hồ                          20 gam                  Chỉ xác                         12 gam

Hoàng cầm                 12 gam                  Bán hạ chế                     8 gam

Thanh hao                  20 gam                  Toàn qua lâu               20 gam

Cát cánh                    12 gam.

Vị thuốc thanh hao hoa vàng
Vị thuốc thanh hao hoa vàng

Châm cứu: châm các huyệt á thị tại vùng đau, Chi câu, Tỳ môn, Dương lăng tuyền, lợm giọng buồn nôn thêm Nội quan .

Nhĩ châm: vùng Phế, ngực, Thần môn, Giao cảm.

Giai đoạn tràn dịch màng phổi rõ ràng

Y học cổ truyền gọi là chứng huyền ẩm.

Triệu chứng: ho, ngực tức, trướng đầy, khó thở, có khi không ngồi được, phải nằm về đêm bị tràn dịch, khi thở cũng đau, rêu lưỡi trắng, mạch huyền hoạt.

Phương pháp chữa: Trục thủy, lý khí.

Bài thuốc

Bài 1

Hạt đay 8 gam Rễ cỏ tranh 8 gam
Hạt bìm bìm 6 gam Hạt mã đề 8 gam
Ý dĩ 16 gam Huyền sâm 12 gam
Tỳ giải 12 gam Thổ phục linh 12 gam
Mộc thông 12 gam Bách bộ 12 gam
Bài 2. Thập táo thang gia giảm
Nguyên hoa 4 gam Đại kích 4 gam
Cam toại 4 gam Đại táo 12 quả
Nõn lá tre 10 gam Thương truật 12 gam
Hồng hoa 8 gam

Sắc uống ngày 1 thang cần theo dõi mạch và huyết áp người bệnh và bài thuốc gây ỉa chảy nhiều.

Đại kích
Vị thuốc Đại kích

Châm, cứu: ít tác dụng, thường xuyên để chữa triệu chứng tức ngực khó thở, sốt.

Giai đoạn tràn dịch màng phổi

Gần hết và gây viêm dính phổi, màng phổi y học cổ truyền gọi là khí cơ uất kết.

Triệu chứng: Đau lồng ngực, khó thở, trằn trọc, đang đêm các triệu chứng bệnh tăng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

Phương pháp chữa: lý khí hóa đờm, trục tuỷ.

Bài thuốc

Bài 1: Thập táo hoàn gia giảm (nếu còn tràn dịch).

Nguyên hoa 4 gam Đại kích 4 gam
Hoàng cầm 12 gam Đại táo 10 gam
Cam toại 4 gam Mạch môn 12 gam
Huyền sâm 12 gam Bách bộ 12 gam
Thương truật 8 gam Ý dĩ 16 gam
Uất kim 12 gam Chỉ xác 12 gam
tán nhỏ thành bột uống 10 gam (uống dài ngày).
Bài 2. Hương phụ toàn phúc hoa thang gia giảm
Hương phụ chế 8 gam Chỉ xác 6 gam
Toàn phúc hoa 8 gam Huyền hồ 12 gam
(bao gạo)
Sài hồ 6 gam Hạt tía tô sao 8 gam
Xích thược 12 gam Uất kim 12 gam

Nếu ho nhiều thêm hạnh nhân 12 gam, qua lâu bì 8 gam, tỳ bà diệp 12 gam, đau ngực nhiều gia đào nhân 8 gam, hồng hoa 8 gam, một dược 6 gam.

Cam toại
Vị thuốc Cam toại

Giai đoạn hồi phục

Y học cổ truyền gọi là thương âm.

Triệu chứng: sốt hâm hấp về chiều hồi hộp, lòng bàn tay chân nóng, ra mồ hôi trộm, người gầy, gò má đỏ, miệng họng khô, rêu ít lưỡi đỏ mạch nhỏ nhanh.

Phương pháp chữa: dưỡng âm thanh nhiệt.

Bài thuốc:

Bài 1

Sinh địa 12 gam Sa sâm 8 gam
Huyền sâm 12 gam Tang bạch bì 12 gam
Địa cốt bì 12 gam Quy bản 8 gam
Mạch môn 8 gam
Bài 2. Sa sâm mạch môn đông thang.
Sinh địa côt 12 gam Sa sâm 12 gam
Ngọc trúc 16 gam Trần bì 6 gam
Mạch môn 12 gam Bối mẫu 6 gam
Bạch thược 12 gam Ngân sài hồ 8 gam

Nếu khí hư thêm đẳng sâm 16 gam, hoàng kỳ 16 gam, ngũ vị tử 6 gam

Châm cứu: châm các huyệt an thần: Nội quan, Tam âm giao, Thần môn, Xích trạch, Âm khích.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

  • Trong trường hợp tràn dịch màng phổi nhiều, phải chọc tháo, mỗi lần rút khoảng dưới 1 lít
  • Dùng thuốc điều trị đặc hiệu: INH, Streptomixin, Rifampyxin, Ethambutol.

Bệnh thường để lại di chứng dày dính màng phổi. Sau khi hết đợt điều trị 6 – 9 tháng người bệnh phải thường xuyên tập thở khí công, dưỡng sinh.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây