Apxe gan không do amip (apxe gan có vi khuẩn sinh mủ)

Bệnh tiêu hóa

Tên khác: apxe gan có vi khuẩn sinh mủ.

Căn nguyên

Các mầm bệnh

(Escherichia coli, Enterobacter aerogenes, nhiều loại liên cầu và vi khuẩn kỵ khí) tối gan theo một trong các đường sau:

  • Đường mật: apxe thứ phát sau viêm đường mật, tắc mật làm dễ nhiễm khuẩn (sỏi, ung thư).
  • Tĩnh mạch cửa: vi khuẩn từ một ổ mủ trong ổ bụng (viêm ruột thừa, viêm tắc tĩnh mạch, viêm túi thừa, nhiễm khuẩn tuỵ hoặc lách).
  • Động mạch gan: nhiễm khuẩn huyết hay viêm màng trong tim.
  • Nguyên nhân khác: nhiễm khuẩn ở lân cận; apxe do amip, nang lành tính hoặc ác tính, vết thương bụng hở bị nhiễm khuẩn sinh mủ. Không tìm thấy nguyên nhân rõ rệt trong 10 % số trường hợp.

Triệu chứng

  • Triệu chứng nhiễm khuẩn: sốt, rét run, thể trạng kém.
  • Gan to, đau, có thể có vàng da.
  • Đôi khi vòm hoành phải bị nâng cao, có phản ứng màng phổi.

Xét nghiệm cận lâm sàng: bạch cầu tăng, các test thăm dò gan bất thường. Phosphatase kiềm thường tăng.

Xét nghiệm bổ sung

  • Siêu âm: có những vùng kém dội âm, ranh giới không rõ.
  • Chụp cắt lớp: có thể thấy các ổ mủ. Có thể chỉ có 1 ổ hoặc nhiều ổ apxe dưới dạng apxe nhỏ, nhất là trong viêm đường mật do tắc nghẽn.

Biến chứng

Apxe dưới cơ hoành. Vỡ ổ apxe vào màng phổi, vào phổi, màng ngoài tim, phúc mạc.

Tiên lượng

Tỷ lệ tử vong nếu chỉ có một ổ apxe là 10%; nếu có nhiều ổ là 70%.

Chẩn đoán

Dựa vào tình trạng nhiễm khuẩn-nhiễm độc nặng, gan to và đau ở người bị tắc mật hay có ổ nhiễm khuẩn trong hoặc ngoài ổ bụng.

Điều trị

Kháng sinh phổ rộng, ví dụ ampicillin + gentamicin; cephalosporin + gentamicin; hoặc tùy theo kết quả kháng sinh đồ hay cấy máu.

Dẫn lưu qua da, đặt nhiều thông dẫn lưu.

Ngoại khoa: mở gan, làm sạch từng ổ nếu bị nhiều ổ apxe hay ổ có chứa dịch quánh, khó chọc tới.

Các ổ apxe nhỏ thứ phát do tắc đường mật sẽ khỏi sau khi mật lưu thông trở lại và được điều trị bằng kháng sinh dài ngày (có khi tới 3-4 tháng).

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận