Trang chủChăm sóc béBệnh tiêu chảy cấp và mạn tính ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy cấp và mạn tính ở trẻ em

Tiêu chảy cấp

Hiện nay, xuất hiện dịch tiêu chảy cấp ở một số tỉnh, thành, trong cả nước, số người mắc bệnh gồm có trẻ em và người lớn. Có một số người tiêu chảy gây mất nước nặng và có một số đã tử vong. Vụ dịch này do điều kiện ăn uống mất vệ sinh gây hao tổn tiền của, ảnh hưởng xấu đến lao động sản xuất, công tác và học tập, do đó:

Hằng ngày, thức ăn, nước uống nhiễm viruts, vi khuẩn bàn tay bẩn, ruồi, nhặng màng mầm bệnh đi gieo rắc vào thức ăn, nước uống. Thức ăn, nước uống không chín:

Rotavirus nhiễm trong thức ăn, nước uống đặc biệt thức ăn sống: mắm tôm, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua, nộm, nem trạo,…xâm nhập bằng tiêu hoá.Rotavirus nhân lên trong liên bào ruột, phá huỷ men tiêu hoá, giảm hấp thụ đường đôi là lactose và sữa.

Các virút khác đều gây tiêu chảy cấp: Adenovirus, Norwalk virus…

Vi khuẩn đường ruột: Escherichia coli gây tiêu cắp tỉ lệ 25%, có 5 týp gây bệnh.

Trực khuẩn lỵ Shigella gây tiêu chảy tỉ lệ 60%,nhỏ Campylobaoter Jejuni gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ. Trực khuẩn tả là thủ phạm gây tiêu chảy, nhiều người mắc nhất.

Trực khuẩn Salmonella gây tiêu chảy cấp.

Kí sinh khuẩn: Entamoeba Histolytica gây bệnh lỵ amíp. Giardia lamblia kí sinh trùng đơn bào bám vào liên bạo ruột non làm huỷ nhung mao ruột gây tiêu chảy cấp… Bệnh thể hiện:

Bệnh nhân đột ngột tiêu chảy cấp toàn nước từ 15-20 lần trong ngày, mùi chua, phân lẫn nước, chất nhầy. Có nhiều trường hợp lị, phân có nước lẫn máu màu hồng như nước rửa thịt.

Bệnh nhân tiêu chảy cấp thường biếng ăn, chỉ thích uống nước một cách háo hức.

Bệnh nhi tiêu chảy cấp, nôn, sốt, vật vã, quấy khóc. Có nhiều trường hợp mệt lả, li bì, hôn mê do mất nước nặng hay sốc do giảm khối lượng tuần hoàn.

Mắt bệnh nhân trũng, môi khô,khi khóc to không có nước mắt. Miệng, lưỡi khô không có nước bọt. Thóp trước lõm. Bụng lõm lòng thuyền. Da bụng, da đùi mắt đàn hồi khi véo da. Chân tay bệnh nhân nhợt nhạt, lạnh. Móng tay nhợt nhạt.

Mạch bệnh nhân không lấy được, huyết áp không đo được, nhịp thở nhanh khi mất nước nặng và toan chuyển hóa…

Xét nghiệm: Rối loạn điện giải. Bạch cầu đa nhân trung tính cao. Soi phân có nhiều hồng cầu, bạch cầu, tìm thấy có vi khuẩn, kí sinh trùng.

Phân loại mất nước của tổ chức y tế thế giới:

  • Độ C: mất nước nặng, lượng dịch mất tương ứng trên 10% trọng lượng cơ

thể. Không truyền dịch tĩnh mạch kịp thời, bệnh nhân bị sốc do giảm khối lượng tuần hoàn. Các trường hợp này cấp cứu tại cơ sở y tế theo phác đồ chung.

  • Độ B: số lượng mất nước nhẹ và trung bình. Lượng mắt từ 5-10% trọng lượng cơ thể, sẽ vật vã, kích thích khát nhiều nước, có đầy đủ các dấu hiệu mất nước. Bệnh nhân cần điều trị bằng oresol theo phác đồ B.
  • Độ A: Tinh thần tỉnh táo, không khát nước, không có dấu hiệu mất nước, điều trị theo phác đồ A.

Thanh toán bệnh tiêu chảy cấp: mọi người ăn chín, uống chín, không ăn rau sống, diệt ruồi, nhặng, xử lý phân, nước rác, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chất thải thải vào hố xí hợp vệ sinh, không dùng phân tươi để bón. Mọi người không ăn thức ăn sống: gỏi cá, gỏi thịt, nem trao, nộm, mắm tôm chưa nấu chưa chín, hải sản sống, dạng cụ chế biến thức ăn phải trụng nước sôi.

Điều trị độ A tại nhà bằng oresol một gói pha với một lít nước sôi để nguội dùng 24 giờ. Trẻ dưới 2 tuổi uống 50ml sau mỗi lần tiêu chảy. Trẻ 2-10 tuối uống 100-200ml sau mỗi lần tiêu chảy, uống đến khi hết tiêu chảy. Người lớn 2 gói Oresol pha trong 2 lít nước để nguội dùng trong 24 giờ, uống sau mỗi lần tiêu chảy 200-300ml nước cho đén khỏi bệnh.

Mất nước độ B, nếu bệnh nặng chuyển đến bệnh viện điều trị theo phác đồ.

Mất nước độ C, cần khẩn trương chuyển đến bệnh viện điều trị theo phác đồ c, bù nước, chống toan chuyển hoá, chống sốc…

Cẩn trọng bệnh dịch tả:

Dịch tiêu chảy cấp đã xuất hiện nhiều tỉnh, gây bao người bị mắc bệnh, phần nhiều trẻ em, làm hao tài tốn sức, hại đến sức khoẻ không nhỏ, ảnh hưởng xấu đến lực lượng sản xuất, lao động, công tác và học tập. Nhưng ngày y tế cùng các ngành, các cấp và nhân dân đã dập tác. Thủ phạm chính gây tiêu chảy cấp.

Nguyên nhân do môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm, thức ăn, nước uống, không khí….bị nhiễm các virus, vi khuẩn trong đó trực khuẩn tả, đã phân lập tìm thấy hầu hết trên những bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy. Vì dùng phân tươi bón rau màu, ăn rau sống, ăn thức ăn sống như mắm tôm, gỏi cá, nem chua, nem trạo… là nguồn lây truyền các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là dịch tả.

Trực khuẩn tả hình hơi cong, gram âm, không vỏ, không nha bào, có một lông ở đầu, có khả năng di động rất mạnh, hiếu khí, sống với nhiệt độ 37°c, phát triển tốt trong môi trường kiêm pH 8,5-9,5.

Trực khuẩn tả sống một giờ trong phân thải ra, vài ngày trong nước. Nguồn lây bệnh tả là chất thải của người bệnh tả và người lành mang mầm bệnh tả lẫn trong thức ăn, nước uống, bàn tay bẩn, thức ăn sống, ruồi, nhặng…

Với điều kiện trên, vi khuẩn tả xâm nhập bằng đường tiêu hoá. Tại ruột non, vi khuẩn tả phát triển nhanh nhờ có độ pH thích hợp. Vi khuẩn tả tiết ra độc tố LT (Thermolabile toxin). Độc tố ruột gắn vào niêm mạc ruột non, nhờ tiêu phần B gắn vào thụ thể GMI của niêm mạc ruột. Tiểu phần A tác động làm hoạt hoá enzym adenyl cyclase dân tới tăng AMP (Aenosin mono-phos- phate) vòng, làm cho tế bào niêm mạc ruột giảm hấp thụ Na, tăng tiết nước và clo gây nên tiêu chảy cấp. Neu không được điều trị tích cực bệnh nhân sẽ tử vong do kiệt nước và mất các chất điện giải, thể hiện:

Biểu hiện lâm sàng ở bệnh xuất hiện đột ngột, tiêu chảy toàn nước 15-20 lần/ ngày hay tiêu chảy liên tục tại giường. Lúc đầu ít phân nhiều nước, mùi hôi, tanh, về sau như nước vo gạo.

Bệnh nhân nôn liên tục, nước trong, về sau như nước vo gạo dẫn đến kiệt nước toàn thân. Người đờ đẫn. Trẻ em khát nước, khản tiếng, thở nhanh, ù tai, mắt trũng má hóp, bụng lõm lòng thuyền, da mất đàn hồi. Da mười đầu ngón tay nhăn nheo. Các cơ co giật, phần lớn ở chân. Mạch yếu không bắt được. Thân nhiệt giảm, huyết áp tụt và tử vong.

Xét nghiệm phân tìm thấy Vibrio Cholerae (vi khuân tả) dương tính.

Phòng tránh là mọi người đều ăn chín, uống chín, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng, không ăn thức ăn sống, không dùng phân tươi bón rau màu, không thải chất thải bừa bãi.

Cần phát hiện sớm người bệnh và người lành mang mầm bệnh tả để cách ly điều trị khỏi bệnh dứt điểm và khoanh vùng phun thuốc chloramin B diệt khuẩn trong cống rãnh, lối đi, nguồn nước. Người ở tại vùng dịch cần uống văcxin phòng tả.

Tất cả thức ăn sẵn đều phải tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều trị là rất cần phát hiện sớm người bệnh tả đưa nhanh đến bệnh viện, khẩn trương chống sốc, chống mất nước, các chất điện giải và thuốc diệt vi khuẩn tả.

Tiêu chảy mãn tính

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy kéo dài là thuộc loại mãn tính, diễn biến nhiều tuần, nhiều tháng và dễ mất nước, suy dinh dưỡng nặng, khả năng chống đỡ các tác nhân gây bệnh, kém, nên dễ mắc các bệnh cấp tính về đường hô hấp.

Nguyên nhân do trẻ bị tiêu chảy cấp, điều trị chưa khỏi dứt điểm dẫn đến tiêu chảy mãn tính. Có thể vừa khỏi tiêu chảy cấp, bị bội nhiễm các vi khuẩn đường ruột như coli, Salmonella…

Trong lúc điều trị dùng nhiều kháng sinh đường ruột. Kháng sinh này diệt những vi khuẩn không có lợi cho cơ thể dẫn đến tiêu chảy mãn tính.

Đường ruột thiếu các men tiêu hoá và thiếu các loại vitamin nhóm B, trong đó thiếu Rivoflavin.

Biểu hiện lâm sàng ở trẻ sau đạt tiêu chảy cấp tính đã bù nước, các chất điện giải và các thuốc kháng sinh đường ruột. Bệnh tiêu chảy cấp tính khỏi không còn tiêu chảy liên tục hoặc 15-20 lần/ ngày mà chuyển mỗi ngày đi tiêu chảy từ 3-5 lần. Phân sống, lôn nhôn, hoa cà, hoa cải màu xanh có nước,mùi chua do thức ăn chưa tiêu.

Bệnh nhân đi tiêu chảy mãn tính dẫn đến mất nước nhẹ, sút cân, người gầy, da xanh và nhăn nheo. Hai mắt sâu. Hai má hóp. Cơ thể trẻ dừng lại hay chậm phát triển.

Bệnh nhi ăn phải mỡ hay chất chua lại tiêu chảy cấp tính. Người nhà cho dùng kháng sinh đường ruột, bệnh có thể giảm, nhưng chưa khỏi hẳn.

Bệnh nhi đi ngoài nhiều lần trong ngày làm cho niêm mạc hậu môn đỏ, rát. Người bệnh da xanh xao, thiếu máu, thiếu sắt, xuống sức, chóng mặt khi gang sức. Trẻ ít ham chơi, biếng ăn, thích uống nhiều nước.

Thăm khám phát hiện bệnh nhi bị phù nhẹ do thiếu dinh dưỡng, da có những mảng sắc tố, không điều trị kịp thời, đúng phương pháp, bệnh không khỏi hẳn dẫn đến suy dinh dưỡng và bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, không còn sức chống đỡ, dễ tử vong.

Xét nghiệm phân tìm thấy các vi khuẩn đường ruột.

Phòng tránh là cần phát hiện trẻ bị tiêu chảy cấp tính và đưa đến bệnh viện điều trị kịp thời, đúng phương pháp, không nên để ở nhà tự điều trị mà không đúng phương pháp, bệnh khỏi tiêu chảy, nhưng chưa khỏi hoàn toàn.

Mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ cần ăn chín, uống chín, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng,không dùng tay bốc thức ăn, diệt ruồi, nhặng, xử lí phân, nước, rác. Mọi người không bón phân tươi cho rau màu.

Cần chữa khỏi các bệnh viêm tai giữa, ngoài da…

Điều trị là chế độ uống cho trẻ ăn những thức ăn chín mà trẻ ưa thích, ăn quả chín, hoàn toàn không ăn nguội ăn nhiều thức ăn chín có chứa vitamin nhóm B, đặc biệt là RivoAavin men tiêu hoá.

Điều trị bằng kháng sinh đường ruột nếu trẻ bị nhiễm khuẩn. Thuốc Colisubtil và cho ăn đậu nành.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây