Trang chủBệnh tim mạchPhòng và chữa bệnh tăng huyết áp như thế nào hiệu quả?

Phòng và chữa bệnh tăng huyết áp như thế nào hiệu quả?

Phòng và chữa bệnh tăng huyết áp như thế nào?

Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, chảy máu cam, mất ngủ, đỏ bừng mặt… là những triệu chứng thường gặp ở người Tăng huyết áp. Đây là những triệu chứng không đặc hiệu, có thể gặp ở nhiều bệnh khác. Đa số người bệnh thường chỉ được phát hiện mắc bệnh Tăng huyết áp khi đi khám hoặc kiểm tra sức khoẻ. Tăng huyết áp có thể gây nhiều biến chứng ở nhiều hệ cơ quan trong cơ thể: Đối với hệ tim mạch gây dày thất trái, suy tim, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…, gây những tổn thương ở não như chảy máu não, đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ…, xuất huyết và xuất tiết võng mạc là những biến chứng hay gặp ở mắt, xơ thận, suy thận là biến chứng hay gặp ở thận…

Ăn mặn, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, căng thẳng thần kinh (stress), rối loạn lipid máu, đái tháo đường, ít hoạt động thể lực, di truyền…. được coi là những yếu tố nguy cơ chính của bệnh Tăng huyết áp.

Stress ảnh hưởng đến người bệnh tăng huyết áp
Stress ảnh hưởng đến người bệnh tăng huyết áp

Tỷ lệ tai biến mạch máu não ở Việt Nam tương đối cao so với nhiều nước khác trên thế giới, do bản thân người bệnh thiếu những hiểu biết cần thiết về bệnh Tăng huyết áp và việc tổ chức điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh Tăng huyết áp chưa đáp ứng với yêu cầu cần thiết, đặc biệt là việc tổ chức quản lý, theo dõi điều trị Tăng huyết áp ở cộng đồng.

Do huyết áp có đặc điểm thay đổi rất lớn, nên việc chẩn đoán Tăng huyết áp phải dựa trên việc đo huyết áp ít nhất 2 lần trong tuần, đo ở cùng một tư thế, trên cùng một máy đo và đo khi đã được nghỉ ngơi ít nhất 10-15 phút.

Để giúp thầy thuốc theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị… người bệnh nên có sổ theo dõi huyết áp và thuốc đang điều trị hàng ngày, mỗi ngày nên tự đo huyết áp ít nhất 3 lần (Sáng – trưa – tối) và ghi vào sổ.

Hiện nay, trên thị trường đã có máy đo huyết áp điện tử (giá 300.000 – 700.000đ/chiếc tuỳ loại). Người bệnh nên có trong tay máy đo huyết áp và học cách tự đo huyết áp cho mình.

Chế độ ăn nhạt ở người bị tăng huyết áp

Ăn nhạt được khuyến cáo như một biện pháp khởi đầu của việc điều trị và dự phòng bệnh Tăng huyết áp. Trong thực tế, ăn nhạt đã là một biện pháp điều trị có hiệu quả đối với bệnh Tăng huyết áp. Đối với dự phòng Tăng huyết áp, người ta cũng cho rằng nếu trẻ em ăn nhạt thì tỷ lệ Tăng huyết áp nguyên phát sẽ giảm đi rõ rệt.

Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề cần cân nhắc đối với người cao tuổi do những biến đổi sinh lý ở cơ thể người cao tuổi như xơ hoá thận, giảm chức năng thận… Việc ăn nhạt ở người cao tuổi có thể làm giảm natri máu, dẫn đến các biểu hiện: ngất xỉu, tụt huyết áp, các dấu hiệu thần kinh khu trú, thậm chí tử vong.

Chế độ ăn của người bị tăng huyết áp
Chế độ ăn của người bị tăng huyết áp

Thuốc lợi tiểu là một thuốc có tác dụng tốt trong điều trị Tăng huyết áp. Tuy nhiên, theo Viện bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi Việt Nam, không nên coi thuốc lợi tiểu như là thuốc lựa chọn hàng đầu để điều trị Tăng huyết áp ở người cao tuổi do một số nguyên nhân:

  • Tăng nguy cơ hạ natri máu (đặc biệt là khi áp dụng chế độ ăn nhạt).
  • Giảm dung tích máu vốn đã thấp lưu hành trong lòng mạch ở người cao tuổi.
  • Tăng nguy cơ rối loạn dẫn truyền trong tâm thất gây rối loạn nhịp tim.

Việc điều chỉnh hành vi, lối sống ở người bệnh tăng huyết áp như thế nào?

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã khuyến cáo việc điều chỉnh hành vi, lối sống có tác dụng tích cực làm giảm huyết áp:

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ và thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời biến chứng của bệnh

Thay đổi chế độ ăn

  • Ăn hạn chế muối, mỳ chính, đường, mỡ….
  • Uống rượu, bia có chừng mực, không hút thuốc lá.
  • Nên ăn dầu thực vật, ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi.
  • Nên ăn cá, đậu phụ, ăn tỏi, ăn chuối… là những thức ăn đã được đánh giá có hiệu quả góp phần làm hạ huyết áp.

Thay đổi chế độ lao động, sinh hoạt

  • Lao động vừa sức, tập luyện thích hợp, tránh gắng sức.
  • Tránh căng thẳng thần kinh, lao động trí óc quá mức.
  • Nên tập thể dục và lao động vừa sức.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào.

Điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc

Phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc trong theo dõi và điều trị Tăng huyết áp là một vấn đề rất quan trọng góp phần vào thành công của điều trị.

Điều trị bệnh tăng huyết áp cho người lớn tuổi cần lưu ý
Điều trị bệnh tăng huyết áp cho người lớn tuổi cần lưu ý

Đặc biệt, người bệnh Tăng huyết áp cần:

Biết sử dụng một số thuốc điều trị Tăng huyết áp thông thường.

Luôn luôn mang theo các thuốc thiết yếu điều trị cấp cứu cơn Tăng huyết áp bên mình để sử dụng khi cần thiết.

Nên có máy đo huyết áp và biết cách tự đo huyết áp cho mình. Nên kiểm tra theo dõi huyết áp hàng ngày.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây