Tăng huyết áp (THA) là một bệnh (THA nguyên phát) hay chỉ là một triệu chứng của bệnh khác (THA thứ phát), thường hay gặp ở người cao tuổi, chiếm 10- 15% dân số. Căn bệnh này được coi là bệnh của nền văn minh, bệnh của những người làm công tác quản lý, là một vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu. Tăng huyết áp có thể gây nhiều tai biến nguy hiểm đến tính mạng con người như: Cơn Tăng huyết áp ác tính, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Người ta đã coi “Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng”!
Theo Giáo sư Trần Đỗ Trinh, Chủ tịch Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam: Kết luận của công trình nghiên cứu dịch tễ học bệnh Tăng huyết áp toàn quốc công bố” năm 1992 trên mẫu 48.000 dân cho thấy tỷ lệ Tăng huyết áp là 11,7% dân số người lớn, cao gấp 11 lần so với một nghiên cứu tương tự được công bố năm 1960.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, bệnh Tăng huyết áp ảnh hưởng đễn 25% người trưởng thành và những ai đã mắc căn bệnh này thì rất có thể bị các biến chứng suy thận, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não….
Tai biến của TH A có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh là tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Trong năm 1998, có tối 44.000 người dân Mỹ tử vong do căn bệnh Tăng huyết áp. Căn bệnh này cũng đã góp phần vào nguyên nhân tử vong của 210.000 người dân Mỹ khác.
Ở Việt Nam, theo Niên giám thống kê của Bộ Y tế, bệnh Tăng huyết áp có số mắc xếp hạng thứ 12 trong năm 1993, lên hạng 6 năm 1997; số tử vong do Tăng huyết áp đứng thứ 10 năm 1991, lên thứ 5 năm 1993 và thứ 3 năm 1997.
Những con số này cho thấy bệnh tăng huyết áp đã thực sự là một vấn đề đáng lo ngại cho sức khoẻ con người chúng ta.
HUYẾT ÁP LÀ GÌ?
Huyết áp là áp suất của máu trong lòng động mạch. Huyết áp tôi đa (HATĐ – còn gọi là HA tâm thu) là áp lực của tim đo được khi tim bóp; huyết áp tối thiểu (HATT – còn gọi là HA tâm trương) là sức cản của máu trong lòng động mạch, đo được khi tim giãn. HA được tính bằng mmHg. Khi ghi chỉ số HA của bệnh nhân, người ta thường ghi HATĐ/HATT: Ví dụ 160/95mmHg được hiểu là HATĐ là 160 mmHg, HATT là 95 mmHg.
Huyết áp động mạch phụ thuộc vào hai yếu tố chính là sức co bóp của cơ tim và sự đàn hồi của thành động mạch.
Người ta cũng đo HA tĩnh mạch trong một số trường hợp nhất định, nhưng chỉ thực hiện trong bệnh viện
HA được tính bằng công thức: p = Q X R trong đó p là huyết áp động mạch, Q là cung lượng tim và R là sức cản ngoại vi.
HUYẾT ÁP BÌNH THƯỜNG LÀ BAO NHIÊU?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: HA ở người trưởng thành được coi là bình thường khi HA tâm thu (còn gọi là HA tôi đa) bằng hoặc thấp hơn 140mmHg, HA tâm trương (còn gọi là HA tôi thiểu) thấp hơn hoặc bằng 90 mmHg.
Theo nghiên cứu của Chương trình Phòng chống Bệnh Tim mạch Quốc gia, huyết áp bình thường của người Việt Nam là 120/70mmHg. ở nam giới, HA trung bình là 122/76 mmHg; ở nữ giới HA trung bình là 119/75mmHg.
KHI NÀO ĐƯỢC COI LÀ HUYẾT ÁP THẤP?
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau:
- Huyết áp thấp cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với chỉ số HA 100/60mmHg trở xuống được coi là thấp.
- Một quan điểm khác cho rằng:
Khi huyết áp tối đa tụt dưới mức HA bình thường của bệnh nhân > 40 mmHg thì được coi là tụt huyết áp. Những trường hợp này do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chảy máu tiêu hoá, vết thương gây mất máu, băng huyết….
Ví dụ: Chỉ số huyết áp của bệnh nhân là 120/75mmHg, nếu huyết áp hiện tại đo được là 70/30mmHg thì được coi là tụt huyết áp.
KHI NÀO ĐƯỢC COI LÀ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ TĂNG HUYẾT ÁP?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG): Người được coi là tăng huyết áp khi có một trong hai chỉ sô huyết áp từ 140/90mmHg trở lên. HA được đo 3 lần vào ít nhất 2 lần khám bệnh khác nhau, với cùng một người đo HA.
Phân loai mức độ Tăng huyết áp
- Tăng huyết áp mức độ nhẹ (độ 1)
Khi huyết áp từ 140-159/90-99 mmHg
- Tăng huyết áp mức độ vừa (độ 2)
Khi huyết áp từ 160-179/100-109 mmHg
- Tăng huyết áp mức độ nặng (độ 3)
Khi huyết áp > 180/110mmHg
- Tăng huyết áp mức độ rất nặng (độ 4)
Khi huyết áp tối đa > 210 mmHg
THẾ NÀO LÀ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT?
Bạn có biết 90-95% số người Tăng huyết áp không xác định rõ được nguyên nhân, được gọi là Tăng huyết áp nguyên phát, hay còn gọi là BỆNH Tăng huyết áp. Các nhà khoa học nhận thấy có một số yếu tố tác động, phối hợp gây bệnh và liên quan đến sự hình thành, tiến triển của Tăng huyết áp nguyên phát, còn được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh Tăng huyết áp như:
- Ăn mặn
. Béo bệu
- Nghiện rượu
. Nghiện thuốc lá
. Yếu tố di truyền
. Rối loạn lipid máu
. Stress kéo dài
- Đái tháo đường
. ít hoạt động thể lực
. Nòi giống, chủng tộc
- Tuổi tác
Các yếu tố trên có thể phối hợp với nhau ngay trên cùng một bệnh nhân. Ví dụ: Trên một bệnh nhân có thể gặp béo bệu, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ít hoạt động thể lực… Càng nhiều yếu tố tác động phối hợp với nhau thì tiến triển của bệnh và nguy cơ tai biến do Tăng huyết áp càng nhiều, tiên lượng của bệnh càng xấu.
THẾ NÀO LÀ TĂNG HUYẾT ÁP THỨ PHÁT?
Tăng huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh, được gọi là Tăng huyết áp thứ phát hay TĂNG HUYẾT ÁP TRIỆU CHỨNG. Thường gặp trong một số bệnh như:
– Một số bệnh thận dẫn đến hậu quả tăng huyết áp như bệnh viêm cầu thận cấp, bệnh thận đa nang, teo thận (Bẩm sinh hoặc sau chấn thương thận), lao thận, viêm thận kẽ do sỏi thận, bệnh thận do đái tháo đường….
Ngoài ra còn gặp trong bệnh hẹp động mạch thận, tăng huyết áp sau ghép thận…
- Một số bệnh nội tiết cũng gây tăng huyết áp như bệnh u tuyến thượng thận, u cường phó giáp trạng…
- Các bệnh tim mạch gây tăng huyết áp như bệnh hẹp eo động mạch chủ gây tăng huyết áp chi trên, hạ huyết áp chi dưới; bệnh viêm nút quanh động mạch sau phẫu thuật tim mạch: Nối động mạch vành, đóng lỗ thông liên nhĩ… hoặc bệnh hở van động mạch chủ gây tăng HATĐ, hạ HATT, khoảng chênh giữa HATĐ và HATT thường lớn.
Ngoài các nguyên nhân chính nói trên, còn có các nguyên nhân khác có thể gặp như nhiễm độc thai nghén, u nền sọ, nhiễm độc môi trường do chì chứa trong không khí cũng là một nguyên nhân được cảnh báo là thuận lợi cho Tăng huyết áp theo kết luận của các nhà khoa học Mỹ.
Một số thuốc cũng gây tăng huyết áp như phụ nữ dùng thuốc tránh thai, người dùng cam thảo liều cao và kéo dài, các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như paracetamol, phenacetin. Đặc biệt là dùng các thuốc này trong thời gian dài sẽ gây độc cho thận. Corticosteroid là thuốc chống viêm steroid như “viên hạt dưa” (Dexametason), Presnisolon…. Hiêu quả Tăng huyết áp của cà phê thường là ngắn do sự dung nạp được thiết lập nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi người nghiện cà phê chuyển sang dùng cà phê không có caphein thì HA giảm đi so với trước đã được ghi nhận. Tăng huyết áp có thể gặp trong trường hợp cai nghiện thuốc phiện. Phenyl propanolamin có trong nhiều loại thuốc thông thường, ngay ở Mỹ cũng được bán không cần kê đơn điều trị chứng ngạt mũi và gây chán ăn như: Decolgen, Denoral, Hymex, Rinurel…gây Tăng huyết áp ở người chưa mắc bệnh Tăng huyết áp, làm tăng HA ở người đã mắc bệnh Tăng huyết áp. Những thuốc này cũng có mặt tại thị trường Việt Nam.
THẾ NÀO LÀ TĂNG HUYẾT ÁP TÂM THU ĐƠN THUẦN?
Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần là hiện tượng chỉ tăng một chỉ số huyết áp tối đa, còn chỉ số huyết áp tối thiểu vẫn ở mức bình thường.
Ví dụ: ở người bệnh có chỉ số HA 170/80 mmHg thì được gọi là Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần.
THẾ NÀO LÀ TĂNG HUYẾT ÁP TÂM TRƯƠNG ĐƠN THUẦN?
Tăng huyết áp tâm trương đơn thuần là hiện tượng chỉ tăng một chỉ số huyết áp tôi thiểu còn chỉ số huyêt áp tôi đa vẫn ở mức bình thường.
Ví dụ: ở người bệnh có chỉ số HA 138/95 mmHg thì được gọi là Tăng huyết áp tâm trương đơn thuần.