Viêm dạ dày cấp chữa theo đông y

Bệnh tiêu hóa

Nguyên nhân bệnh

Phần nhiều do ăn uống không điều độ mà sinh bệnh, ví dụ như bạo uống bạo ăn, quả chưa chín, cá ươn, thực vật quá nóng quá lạnh, kích thích niêm mạc dạ dày sinh ra. Ngoài ra hoặc tiếp tục phát ở bệnh truyền nhiễm hoặc do chua, thạch tín, xút v.v… mọi dược phẩm, cùng các loại cua cá độc mà sinh ra viêm dạ dày tính trúng độc.

Chứng trạng

Không thiết ăn, vùng dạ dày nhức đau, có cảm giác tức như ấn nặng lên, có cảm giác đầy, miệng khát, buồn nôn, nôn mửa, miệng hôi, lưỡi rêu.

Chứng nói chung là toàn thân mỏi mệt, thiếu thốn khí lực, đầu nặng, đầu nhức, có lúc phát sốt nhẹ, đại tiện phần nhiều bí kết, nếu kiêm có chứng viêm ruột tức thì có đau bụng đi tả.

Cách chữa

Nếu vùng dạ dày có thức ăn đình trệ, cảm giác không khoan khoái có thể dùng ngón tay kích thích cổ họng hoặc uống nhiều nước hơi ấm, hoặc uống nước muối cho nôn ra.

Phương thang

Nếu thấy vùng dạ dày đau nhức, có cảm giác như đè nặng, không muốn ăn uống, bụng đau, buồn nôn hay nôn mửa, miệng hôi, lưỡi có rêu thì dùng:

Thang Hoàng liên:

Hoàng liên    3 đồng cân

Nhân sâm      3 đồng cân

Bán hạ          6 đồng cân

Cam thảo      3 đồng cân

Quế chi         3 đồng cân

Can khương  3 đồng cân

Đại táo          3 đồng cân

Gia giảm: Nếu sờ vùng bụng thấy vách bụng căng thẳng khẩn trương, vùng dưới tâm đề kháng mạnh, lúc ấn lên thấy đau nhức, như vậy kiêng bí đại tiện thì gia thêm Đại hoàng, có hạ lỵ gia thêm Phục linh.

Nếu chứng giống như thang Hoàng liên kể trên, đặc biệt dưới vùng tâm sờ cứng rắn, bệnh nhân tự thấy vùng dưới tâm có cảm giác bĩ tắc, buồn nôn hoặc nôn mửa, nhưng miệng hôi lưỡi rêu bình thường không nhiều như thang Hoàng liên kể trên thì dùng:

Thang Bán hạ tả tâm:

Hoàng liên    1 đồng cân

Nhân sâm      2,5 đồng cân

Bán hạ          5 đồng cân

Cam thảo      2,5 đong cân

Can khương  2,5 đồng cân

Đại táo          2,5 đồng cân

Hoàng cầm   2,5 đồng cân

Gia giảm: Nếu bệnh chứng như thang Bán hạ tả tâm, nhưng phát chua nhiều, ợ hơi, bụng reo, tiết tả thì dùng:

Thang Sinh khương tả tâm:

Giống như thang Bán hạ tả tâm nhưng bỏ bớt Can Khương 1 đồng cân, thêm Sinh khương 2 đồng cân.

Nếu chứng hậu đau dạ dày đầy đủ, có bụng đau, có hoặc không phát sốt cũng dùng, cơ bụng căng thẳng có sức thì dùng:

Thang Sài hồ quế chi:

Sài hồ                            5 đồng cân

Bán hạ                          4 đồng cân

Quế chi                          2,5 đồng cân

Hoàng cầm            2 đồng cân

Nhân sâm              2 đồng cân

Thược dược            2 đồng cân

Sinh khương           2 đồng cân

Đại táo                  2 đồng cân

Cam thảo                1,5 đồng cân

Gia giảm: Nếu miệng hôi lưỡi rêu nhiều thêm Hoàng liên, nếu tiện bí thêm Đại hoàng.

Dưới vùng tâm có cảm giác khẩn trương đình trệ mạnh, buồn nôn nôn mửa, tiện bí. Ví dụ khi khám thấy vùng bụng trên khoan rộng vách bụng đầy cơ bụng khẩn trương rõ, cường độ đề kháng vùng dưới tâm sờ biết có cứng rắn căng thẳng thì dùng:

Thang Đại sài hồ:

Sài hồ                               6 đồng cân

Bán hạ                              4 đồng cân

Hoàng cầm                       3 đồng cân

Sinh khương                      4 đồng cân

Thược dược                       3 đồng cân

Chỉ thực                            2 đồng cân

Đại táo                             3 đồng cân

Đại hoàng               1 đến 2 đồng cân

Gia giảm: Nếu thức ăn đình trệ trong ruột có độc tính, có cảm giác đầy ở vùng bụng, tiện bí, có thể dùng thuốc cho tả đi, lúc này nên chọn dùng thang Điều vị thừa khí, thang Tiểu thừa khí, thang Đại thừa khí…

Nếu có độc đình trệ thì dùng thang Quất bì đại hoàng phác tiêu.

Thường ngày vị tràng hư yếu, rất dễ trúng độc thức ăn uống, do ăn uống quá mức dùng thực vật không tốt khiến vùng bụng có cảm giác không khoan khoái, buồn nôn hoặc nôn mửa, vách bụng nói chung mềm yếu không có sức, đầy bụng nhẹ, vùng dưới tâm không cứng rắn thì dùng phương:

Bất hoán kim chính khí tán:

Xương truật          4 đồng cân

Hậu phác    3 đồng cân

Đại táo       3 đồng cân

Trần bì        3 đồngcân

Sinh khương 3 đồng  cân

Bán hạ        6 đồng cân

Cam thảo    1,5 đồng cân

Hoắc hương 1 đồng cân

Muốn khiến tính độc của thức ăn cấp tốc bài trừ ra thì dùng bài này. (Ở vùng bụng thì cho nôn ra, dạ dày cũng cho nôn ra, nếu ở trong ruột cho đại tiện ra).

Bị cấp hoàn:

Đại hoàng

Can khương

Ba đậu

lượng bằng nhau, cùng mật viên mỗi lần uống 0,5 đồng cân (ước 1,6g).

Nếu muốn cho mửa ra thì dùng bài:

Qua đế tán

Qua đế, Đậu đỏ nhỏ lượng bằng nhau rồi nghiền nhỏ, trước lấy Hương sị 5 đồng cân thêm nước sôi 200ml đun thành dạng cháo lỏng, rồi bỏ bã, cho bột trên vào 2 đồng cân uống.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận