Đông y chữa các bệnh của mi mắt

Bệnh mắt

Theo Đông y, mi mắt thuộc nhục luân, thuộc tỳ vị, nếu ăn uống không hợp, như quá cay, nóng, mỡ những sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá hay sinh ra bệnh mi mắt.

  • Chắp, leo: trong Đông y có bệnh nhãn châm, nhãn đơn, thường theo Đông y là do phong nhiệt, thấp nhiệt gây ra, thường xuất hiện mi trên mi dưới biểu hiện sưng nóng, đỏ đâu, không trị sẽ có mủ hay thành túi cứng như hạt đậu, hạt ngô ở mi mắt.

Điều trị dùng phương pháp thanh nhiệt, trừ thấp và thường dùng mấy phương pháp sau:

Phương pháp vật lý; chườm nóng.

Uống một số thuốc tính dược hàn lương như ké đầu ngựa, sài đất, kim ngân, quả dành dành mỗi thứ từ 12-16g dưới dạng thuốc sắc gồm nhiều vị hay một vài vị trên, mỗi vị 100 – 200g, uống sau khi ăn cơm.

Ké đầu ngựa - Thương nhĩ tử
Ké đầu ngựa – Thương nhĩ tử

Châm các huyệt quanh mắt như toán trúc, thái dương, dương bạch, tư bạch, thừa khấp, ngư yêu… ngày châm 3 huyệt dưới hình thức tả. Trong nhân dân hay dùng châm hay day huyệt phế du, cao hoàng để điều trị lẹo mới bắt đầu.

Phương pháp cổ được ghi chép nhiều, ví dụ: kinh phong đại bộc (24) ngày uống một thang.

Năm 1965, dùng châm toán trúc, dương bạch, thái dương, đối với chắp lẹo mi trên và toán trúc, tư bạch, thái dương với chắp lẹo chưa làm mủ bằng cách chàm một lần kích thích mạnh, lưu châm 15 phút, trên 42 bệnh nhân lẹo mói bắt đầu chưa làm mủ, kết quả như sau:

Bảng 26.9.

Số bệnh nhân Kết quả
Khỏi Đỡ Không khỏi
42 bệnh nhân 35 3 4
Tỷ lê % 84,2% 7,1% 9,5%

Đối với loại lẹo tái phát thường mỗi tuần châm một lần, theo dõi 12 bệnh nhân, thấy thời gian tái phát kéo dài hàng tháng, có bệnh nhân 4 tháng mối tái lại.

Dùng phương pháp trên theo dõi 35 bệnh nhân chắp (chalazion), trong số này có một số chắp nhiễm khuẩn có hiện tượng sưng đỏ, qua điều trị có 25 bệnh nhân nhỏ lại, 10 bệnh nhân hoàn toàn không khỏi.

Sơ bộ nhận xét: châm 4 huyệt trên đối với lẹo giai đoạn chưa làm mủ có một số kết quả; chắp có nhiễm khuẩn có tác dụng giảm sưng. Châm đề phòng có thể giảm được số lần tái phát của lẹo.

  • Viêm bờ mi. Trong Đông y gọi là kiêm huyền xích lãn.

Nguyên nhân theo Đông y là nhiệt hợp thấp.

Điều trị dùng đơn trừ thấp (25) sắc uống ngày 1 thang.

Có thể rỏ nước hoàng liên, thanh phàn.

Trong miền Nam dùng phèn chua 0,2g và 1 thìa nước cốt nghệ ngâm 1 ngày, lọc lấy nước sạch bôi vào mắt loét, điều trị kết quả tốt.

Sụp mi. Đông y gọi là thượng bào hạ thuỳ. Nghĩ đến những nguyên nhân làm tê liệt dây thần kinh III ngoại vi chi phối cơ nâng mi. Đông y cho là khí hư, do đó không mở được mắt.

Điều trị:

Bổ khí: dùng bổ trung ích khí thang (5)

Châm chính các huyệt quanh mắt như: thái dương, toán trúc, ngư yêu, dương bạch.

Nếu nhắm mắt không kín và có hiện tượng méo mồm, do liệt dây VII ngoại vi thì có thể châm theo tư bạch, nghinh hương, giáp xa, địa thương với hình thức kích thích nhẹ hàng ngày.

Có thể dùng các thuốc vitamin B1, B12, Strychnin v.v… tiêm một lượng nhỏ vào các huyệt trên làm kết quả nhanh hơn. Chúng tôi đã điều trị cho 21 bệnh nhân sụp mi thứ phát do những nguyên nhân rất khác nhau: sau sốt, sau khi bị “gió”, sau khi bị chấn thương nhẹ v.v… làm liệt thần kinh nâng mi gây sụp mi, dùng châm cứu hoặc thủy châm đều đạt kết quả là khỏi 4 bệnh nhân, đỡ 11 bệnh nhân và không khỏi 6 bệnh nhân.

  • Rung giật mắt

Đông y gọi là bào luận trấn triệu.

Do sự kích thích bất thường của thần kinh mi mắt.

Theo Đông y là do khí huyết hư.

Điều trị: Dùng khí bổ huyết, dùng đơn thập toàn đại bổ (13) ngày 20g – 30g.

Châm toản trúc, thái dương, hợp cốc.

Chúng tôi đã dùng vitamin B 12 và novocain 0,5% tiêm vào huyệt toản trúc và thái dương và dương bạch, ngư yêu cách một ngày 1 lần, trong 10 lần. Sau hai đợt đạt được kết quả khá.

Trong nhân dân, trong “Nam dược thần hiệu” phép điều trị dùng bột hạt gấc rang khô tán nhỏ gói vào gạc để vào lỗ mũi đối diện với mắt rung giật, ví dụ: mắt phải rung giật thì nhét vào lỗ mũi trái hay ngược lại hoặc dùng thuốc thổi vào mũi để trị mi mắt co quắp.

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận