Theo Đông y bệnh này xảy ra ở trẻ em có nguyên nhân như sau: bẩm sinh thận yếu, do bệnh tật nhiều làm cơ thể suy nhược, tỳ phế yếu, dinh dưỡng không cân đối v.v… Biểu hiện lâm sàng như sau: đêm ngủ không điều chỉnh được tiểu tiện, hay mộng mị. Có khi một đêm trẻ dái dầm nhiều lần.
Món 1: BÁNH HỘT GÀ
Nguyên liệu:
- Lòng gà 1 bộ
- Bột mì 250 gram.
Cách chế biến:
Lòng gà làm sạch sấy hoặc phơi thật khô, sau đó nghiền nhỏ thành bột. Trộn bột trên với bột mì, cho nước vào nhồi đều thành một thanh bột, xắt thành từng miếng mỏng đem nướng hoặc chiên.
Cách ăn: Dùng để ăn điểm tâm sáng hoặc tối.
Món 2: CHÁO CÁ TRÊ
Nguyên liệu:
- Cá trê tươi 500gr
- gạo tẻ 100gr
Cách chế biến:
Cá trê đem về đập chết lóc thịt nạc nấu với cháo gạo tẻ. Sau đó bỏ muối lượng thích hợp.
Cách ăn: Thêm gia vị cho dễ ăn. Dùng nhiều lần trong ngày.
Công hiệu: Bồi bổ khí huyết, giảm tiểu dầm.
Món 3: BAO TỬ HẦM THUỐC BẮC
Nguyên liệu:
- Đảng sâm, sơn dược, câu khởi tử, thịt trái vải khô, chế phụ phiến mỗi loại 10gr.
- Táo đỏ, long nhãn khô: 20gr
- tiêu sọ 3gr
- bao tử heo làm sạch luộc chín 240gr
- nước cốt gà (luộc gà) 500gr
- một ít đường phèn.
Cách chế biến:
- Bao tử heo cắt thành miếng dài, câu khởi tử, đảng sâm, chế phụ, sơn dược, táo đỏ rửa sạch; vải khô, long nhãn khô bỏ vỏ, tiêu sọ đâm nhuyễn.
- Tất cả bỏ vào khay thêm muối, mỡ heo, đường phèn một chút nước hấp trong vòng nửa giờ, sau đó đổ nước luộc gà vào hầm thật lâu, bao tử mềm là được.
Cách ăn: Dùng để ăn cơm.
Công hiệu: Bổ thận, bổ tỳ, ích khí, giảm tiểu dầm.
Món 4: CANH GAN GÀ
Nguyên liệu:
- Nhục quế 5gr
- gan gà trống 2 bộ
Cách chế biến:
Gan gà trống rửa sạch cắt miếng, bỏ vào thố cùng với nhục quế, cho ít nước vào, sau đó dem chưng cách thủy cho thật chín. Nêm nếm vừa ăn.
Cách ăn: Uống canh và ăn gan gà.
Công hiệu: Đây là thuốc bổ thận tráng dương là chính, ngoài ra còn tốt cho lá lách và bao tử.