Trang chủBệnh tiêu hóaPhòng loét dạ dày tá tràng do Stress

Phòng loét dạ dày tá tràng do Stress

I. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO STRESS

Các bệnh nhân nằm viện có yếu tố stress sẽ góp phần vào sự phát triển các sang thương trên niêm mạc dạ dày. Các yếu tố stress thường hay gặp trong giai đoạn hậu phẫu mà biến chứng có thể là XHTH (thường thấy qua chất nôn).

Hình ảnh Loét dạ dày tá tràng
Hình ảnh Loét dạ dày tá tràng

1.  Các yếu tố làm tăng tiết dịch vị:

– Sử dụng NSAIDs, một số yếu tố góp phần tạo loét khi sử dụng NSAIDs:

. Bệnh nhân trên 65 tuổi.

. Người có tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc XHTH .

. Người nhiều lo âu, bệnh trầm kha, theo dõi bệnh tim mạch.

. Sử dụng NSAIDs kết hợp với 1 số thuốc khác như thuốc kháng đông Warfarin, corticosteroids.

  • Uống rượu
  • Thuốc lá
  • Bệnh nặng cần thở máy
  • Xạ trị
  • Bệnh Zollinger-Ellison (u tụy)

2. Các yếu tố gây thiếu máu nuôi:

Những trường hợp mất máu, mất nước như chấn thương gây chảy máu nhiều, bỏng, viêm phúc mạc… sẽ làm giảm máu đến dạ dày. Hoặc thiếu máu nuôi ở 1 vùng nào đó trên niêm mạc dạ dày.

3. Yếu tố gây stress:

+ Lạnh

+ Đói

+ Xuất huyết gây thiếu máu

+ Tụt huyết áp

+ Tăng tiết dịch vị

+ Nội độc tố

+ Đa chấn thương (hệ thống TK trung ương )

+ Bỏng

II. DỰ PHÒNG LOÉT DO STRESS:

Tuy hiện nay có rất nhiều thuốc tốt, có hiệu quả trong việc cầm chảy máu, nhưng vẫn cần thiết phòng ngừa loét, nhất là đối với những bệnh nhân hậu phẫu nặng hoặc đang nằm hồi sức trong ICU là những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ (đặt NKQ, rối loạn đông máu, phẫu thuật lớn v.v…)

Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

1. Khi nào cần điều trị dự phòng ?

* Theo American Society of Health – System Pharmacists Commission on Therapeutics ( ASHP) Therapeutic Guidelines on Stress Ulcer Prophylaxis

Thì cần dự phòng ở các trường hợp sau đây

  • Các bệnh nhân thở máy >48 giờ (tăng nguy cơ XH 15 lần)
  • Bệnh nhân có rối loạn đông máu ( tăng nguy cơ XH 4 lần)
  • Bệnh nhân có tiền sử loét Dạ dày – tá tràng
  • Bệnh nhân có xuất huyết trong khoảng 1 năm gần đây.
  • Bệnh nhân có 2 trong các yếu tố nguy cơ trên
    • Theo Practice management guidelines for stress ulcer Chicago (IL): Eastern Association for the Surgery of Trauma (EAST) thì việc điều trị dự phòng được khuyến cáo ở 3 mức:

Khuyến cáo mức I

  • Hô Hấp hỗ trợ
  • Rối loạn đông máu
  • Chấn thương sọ não
  • Bỏng nặng

Khuyến cáo mức II

Các BN trong ICU bị:

  • Đa chấn thương
  • Nhiễm trùng
  • Suy thận cấp

Khuyến cáo mức III

Các BN trong ICU với:

  • Thang điểm chấn thương (ISS) >15
  • Sử dụng steroids liều cao

(>250 mg hydrocortisone hoặc tương đương /ngày)

2. Thuốc nào được chọn cho điều trị dự phòng ?

Theo Practice management guidelines for stress ulcer prophylaxis. Chicago (IL): Eastern Association for the Surgery of Trauma (EAST) thì việc lựa chọn thuốc dự phòng được dựa vào 1 số nhận xét như sau:

Khuyến cáo mức I

  • Không có sự khác biệt giữa ức chế H2 và 1 số thuốc PPIs
  • Không có chỉ định sử dụng

Khuyến cáo mức II

Các chế phẩm có chứa aluminum không được sử dụng cho những BN lọc thận

Khuyến cáo mức III

Ăn uống qua đường miệng được cũng chưa đủ chống loét do stress

3.  Điều trị dự phòng trong vòng bao lâu?

Theo Practice management guidelines for stress ulcer prophylaxis. Chicago (IL): Eastern Association for the Surgery of Trauma (EAST)

Khuyến cáo mức I

Không có khuyến cáo ở mức I

Khuyến cáo mức II

Trong suốt thời gian bệnh nhân thở máy hoặc thời gian nằm ICU

Khuyến cáo mức III

Ít nhất tới khi bệnh nhân có thể ăn qua đường miệng được

III. KẾT LUẬN:

Cần lưu ý đến yếu tố loét dạ dày – tá tràng do stress, nhất là đối với những bệnh nhân nặng nhiều yếu tố nguy cơ.

Sử dụng thuốc theo khuyến cáo guidelines:

  • Dùng Ức chế H2 phòng chống tạo ổ loét Dạ dày – tá tràng
  • Dùng PPIs phòng chống XH do loét Dạ dày – tá tràng và XHTH tái phát
  • Không lạm dụng điều trị dự phòng loét khi không đủ yếu tố nguy cơ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây