Trang chủBệnh tiêu hóaPhác đồ điều trị viêm tụy cấp

Phác đồ điều trị viêm tụy cấp

1. Định nghĩa:

Viêm tụy cấp là hiện tượng tụy bị viêm do hoạt hóa các proenzym ngay tại tụy, gây nên tụy tự tiêu hủy và giải phóng các enzym tiêu protid và ezym tiêu lipid vào máu và vào trong ổ bụng.

2. Chẩn đoán:

Lâm sàng:

  • Trường hợp nặng có biểu hiện shock.
  • Đau thượng vị dữ dội, từng cơn lan ra sau lưng và mạn sườn trái kèm buồn nôn – nôn, bụng chướng hơi.
  • Khởi phát đột ngột.

Xét nghiệm:

  • Tiến hành ERCP trong trường hợp sỏi mật, tắc mật hoặc nghi divisum tụy
  • SÂNS khi không tìm thấy nguyên nhân
  • Nội soi quan sát vùng bóng vater khi không tìm thấy nguyên nhân
  • Một số trường hợp nặng cần làm khí máu
  • SÂ hoặc CT bụng,
  • Tiên lượng tính theo bảng điểm Imrie
  • CTM, CRP, glucose máu, ALT, AST,  calci máu, Lipase, Amylase,  các thành  phần lipid máu (Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL), CN gan thận,.

Chẩn đoán xác định:

Dựa trên lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, CT bụng).

Bảng điểm IMRIE đánh giá tiên lượng nặng

  • Tuổi > 55
  • Bạch cầu > 15.G / L
  • Đường huyết > 10 mmol/L ở bệnh nhân không có TS tiểu đường
  • LDH huyết tương > 600 U/L
  • AST hoặc ALT huyết tương > 100 UI/L
  • Calcium huyết tương < 2 mmol/l
  • PaO2 < 60 mm Hg
  • Albumin huyết tương < 32 g/L
  • Urea huyết tương > 16.0 mmol/L

Tính điểm: một điểm cho mỗi tiêu chuẩn xuất hiện sau 48 giờ nhập viện

Viêm tụy cấp được đánh giá là nặng khi điểm Imrie  >=3 

CT Severity Index

Phân độ Balthazar Độ hoại tử tụy
Grade A: Tụy bình thường Không hoại tử
Grade B: Tụy to toàn bộ hay cục bộ Hoại tử < 30%
Grade C: Tụy không đồng nhất, có thâm nhiễm mỡ quanh tụy Hoại tử 30 – 50%
Grade D: Có dòng chảy quanh tụy Hoại tử >50%
Grade E: Có hai hoặc nhiều dòng chảy quanh tụy
CT index =  Phân độ Balthazar + Độ hoại tử tụy

Chẩn đoán phân biệt:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Giun chui ống mật.
  • Nhồi máu cơ tim sau dưới.

3. Điều trị:

  1. Nguyên tắc điều trị:
  • Chống shock nếu có.
  • Ức chế bài tiết dịch tụy, làm mất hoạt tính của dịch tụy đã bài tiết.
  • Bồi phụ nước và điện giải, đảm bảo nhu cầu năng lượng của người bệnh.
  • Chống viêm nhiễm.
  • Điều trị triệu chứng.
  1. Điều trị cụ thể:
  • Ngoại khoa: Khi áp xe tụy mà chọc hút không giải quyết được, viêm tụy hoại tử gây chảy máu trong ổ bụng, tắc nghẽn (sỏi và giun) mà ERCP thất bại.
  • Kháng sinh dự phòng : dùng Cephalosporine thế hệ III hoặc Quinolon có thể phối hợp với metronidazole. Dùng kháng sinh khi  BC > 10.000 hoặc sốt hoặc viêm tụy hoại tử  hoặc nguyên nhân viêm tụy do sỏi mật. Trong trường hợp do sỏi ống mật chủ cần tiến hành dẫn lưu mật mũi  hoặc đặt stent hoặc cắt cơ oddi lấy sỏi qua chụp mật tụy ngược dòng (ERCP)
  • Nếu có sốc hoặc có suy tạng phải điều trị tại  khoa ĐTTC (thí dụ :  tụt HA hoặc  tăng creatinin máu hoặc  SP02 <90%.
  • Khi có tổn thư­ơng dạ dày tá tràng dùng thuốc ức chế H2hoặc ức chế bơm proton
  • Thể nặng nên truyền dịch theo áp lực TMTT, HA và n­ước tiểu
  • TD men tụy, CN thận và điện giải đặc biệt hạ Kali máu
  • Điều trị giảm đau : Perfalgan, Dolargan
  • Nuôi d­ưỡng TM: Glucose 20%(insulin) + protide (1500- 2000 kcal/ngày)
  • Điều chỉnh nước và điện giải
  • Đặt sonde dạ dày dẫn l­ưu khi có tắc ruột hoặc bệnh nhân nôn nhiều
  • Nhịn đói đến khi hết đau bụng bệnh nhân có cảm giác đói, amylase và lipase bình thường
  • Điều trị hỗ trợ:

4. Theo dõi và tái khám:

Các chỉ số theo dõi:

  • Amylase máu, lipase máu, CTM, CRP, điện giải đồ, ure, creatinin, đường máu.
  • Toàn trạng, mạch, huyết áp, nhiệt độ, thành bụng, lượng nước tiểu.

Tái khám:

Sau 2 – 4 tuần

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây