Vật lý trị liệu tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

Bệnh nhi khoa

I. ĐỊNH NGHĨA

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay là tình trạng gây nên sự yếu liệt hay mất cảm giác một phần hay hoàn toàn một cánh tay của bệnh nhân. Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay ở sơ sinh chiếm 60 – 70% của tất cả tổn thương thần kinh cánh tay.

II. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân là do sang chấn sản khoa trong những trường hợp sinh khó gây tổn thương rễ thần kinh C5, C6, đôi khi cả C7 hoặc do tai nạn gây sang chấn vùng vai.

III. CHẨN ĐOÁN

1. Hỏi bệnh

  • Hỏi tiền căn sản khoa: sanh hút, sanh khó, cân nặng lúc sinh…
  • Thời gian phát hiện trẻ liệt
  • Tổn thương khác kèm theo (gãy xương đòn, gãy xương đùi…).

2. Khám lâm sàng

  • Tổn thương thường được cha mẹ hoặc thầy thuốc phát hiện qua phản xạ giật mình của bé (phản xạ Moro): trẻ không cử động hoặc c động yếu một tay, trẻ thường nằm ngửa với tay xoay trong, cẳng tay sấp, cổ tay gập, các ngón tay gập
  • Cần xác định mức độ teo cơ.
  • Thử cơ theo chức năng để xác định vùng cơ liệ Chú ý cơ delta, cơ 2 đầu, cơ 3 đầu, cơ ngữa, nhóm cơ duỗi cổ tay – ngón tay.
  • Khám trương lực cơ, quá trình phát triển vận động nếu có nghi ngờ trẻ có tổn thương não.

IV. ĐIỀU TRỊ

Vật lý trị liệu là rất cần thiết, thông thường sự phục hồi hoàn toàn khoảng 1 năm, sự hồi phục sẽ khó khăn hoặc không hồi phục ở năm thứ hai

Cần phân biệt liệt một tay do tổn thương đám rối thần kinh và liệt tay do tổn thương não (trong trường hợp này, quan sát có tổn thương chân tay cùng bên).

1. Mục đích

  • Gia tăng tuần hoàn và giảm phù nề.
  • Ngăn ngừa co rút và biến dạng khớp
  • Duy trì tối đa tầm hoạt động khớp
  • Gia tăng tầm hoạt động khớp nếu bị giới hạn
  • Gia tăng lực cơ của các nhóm cơ liệt
  • Huấn luyện chức năng cơ.
  • Phục hồi chức năng sinh hoạt, chức năng bàn tay (đối với trẻ lớn).

2. Điều trị

  • Massage cơ vùng cánh tay – đai vai
  • Vận động thụ động, trợ giúp, chủ động tiến tới có đề kháng các cơ liệt
  • Phương pháp tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh cơ (PNF) nhằm duy trì và tăng tiến lực cơ.
  • Kích thích cơ bằng điện
  • Tư thế tốt, nâng đỡ đai vai: treo tay hoặc tư thế gập dang xoay ngoài khớp vai
  • Nẹp tĩnh hoặc nẹp động bàn tay để ngăn ngừa co rút gập cổ tay và tập mạnh nhóm cơ duỗi cổ tay
  • Trong giai đoạn phục hồi khuyến khích mọi hoạt động của cơ bằng trò chơi và hoạt động trị liệu

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

8 Comments

  1. Dạ cho em hỏi em bị tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay phải và củng đã mổ chuyển ghép dây thần kinh được 8 tháng rồi và củng có tiển chuyển nhưng vẫn bị mất 1 số chức năng như không ngữa bàn tay lên được và không dũi ra tay ra phía sau dc bàn tay lúc nào củng tê buốt. chó e hỏi e có thể kết hợp tập vật lý trị liệu và châm cứu dc không

    Reply
  2. Xin cho em hỏi. Bé nhà em do sinh khó nên bị liệt đám rồi thần kinh cánh tay phải. Đến nay bé đc 9 tháng. Thời gian qua bé tập phục hồi chức năng thì cánh tay có thể giơ ngang ngực nhưng chưa giơ cao hay giơ thẳng ngang vai đc, cổ tay còn gập, lực nắm yếu. Vậy bé có thể châm cứu ko ạ? Em xin cảm ơn

    Reply
  3. Xin cho em hỏi.em bị mất khả năng vận động của cánh tay trái, cử động co duỗi và nâng hạ. Bàn tay vẫn bình thường, chỉ có điều ko có lực. E đã điều trị được 12 ngày rồi mà ko thấy tiến triển. Liệu e có phải bị đứt dây thần kinh nào ko. Cho em xin tư vấn của bác sỹ với

    Reply
  4. Bé nhà e đc 2 tháng lúc sinh cháu bị gãy xương đòn bsi băng số 8 1 tháng10 ngày kiểm tra xương đã liền nhưng tay cháu không đưa được lên không gập được tay .cháu cầm lắm rất chặt và duỗi thẳng tay. Cháu tập vận động phục hồi 2 tuần đã lấy hết tầm cho cháu nhưng tay vẫn chứ đưa đc lên . Vậy tập phục hồi có trở lại bình thường đc k ạ

    Reply
    1. Author

      Có thể phục hồi lại bình thường nếu không phải tổn thương về thần kinh, bạn nên tích cực tập luyện cho cháu. Nếu tiến triển kém cần đến bác sĩ phục hồi chức năng để khám và có hướng điều trị.

      Reply
  5. Chào bác sỹ. Cháu năm nay 27 tuổi là nam. Cháu bị tai nạn giao thông, bị gãy xương đòn phải và liệt hoàn toàn cánh tay phải. Do tay cháu bị đứt hết dây thần kjnh từ c5 đến t1 nên các bsi bảo k nên mổ nẹp xương đòn.nay tay cháu đã mổ chuyển dây thần kjh cánh tay. Xương đòn gãy đã liền nhưng bị sệ và lệch vai hết ah. Bsi cho cháu hỏi vai cháu bị vậy sau thời gian có bị xệ và lệch nữa k ạ. Và vai bị vậy cháu có nên kéo dây ròng rọc để tập tay k ạ. Cháu xjn cảm ơn

    Reply

Hỏi đáp - bình luận