Trang chủBệnh nhi khoaBệnh bàng quang thần kinh ở trẻ em

Bệnh bàng quang thần kinh ở trẻ em

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

Bàng quang thần kinh là sự rối loạn chức năng đi tiểu gây ra do tổn thương hệ thống thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang.

2. Nguyên nhân

– Bẩm sinh:

+  Sa tủy màng tủy (myelomeningocele).

+  Tật đốt sống chẻ đôi ẩn (spina bifida occulta).

+  Bất sản xương cùng (sacral agenesis).

– Mắc phải:

+   Chấn thương tủy sống.

+   Bướu (u quái cùng cụt, neuroblastoma).

+   Viêm tủy cắt ngang (transverse myelitis).

II. CHẨN ĐOÁN

1. Bệnh sử

Tiền căn có phẫu thuật liên quan đến cột sống (đã nêu trong phần nguyên nhân).

2. Triệu chứng lâm sàng

Tiểu không kiểm soát, nhiễm trùng tiểu.

3. Cận lâm sàng

  • Siêu âm: thành bàng quang dày, mỏng; bể thận và niệu quản có dãn hay không.
  • Phim bàng quang lúc tiểu (Voiding CystoUrethro Graphy:VCUG) cung cấp thông tin thành bàng quang có ngách (trabeculation), trào ngược bàng quang niệu quản, túi thừa bàng quang
  • Niệu động học: nếu được đo đầy đủ sẽ cung cấp các thông tin về thể tích bàng quang, khả năng co bóp của bàng quang, thể tích tồn lưu nước tiểu sau khi tiểu, vận động của cơ thắt niệu đạo, độ dãn nở bọng đái (compliance), sự phối hợp của cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo

4. Chẩn đoán

Dựa vào kết luận của niệu động học. Những trường hợp bệnh nhi nhỏ hơn 5 tuổi và những bệnh nhi không thể hợp tác để đo niệu động học phải dựa vào tiền căn, lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

  • Bảo vệ sự nguyên vẹn chức năng thận
  • Phòng ngừa nhiễm trùng tiểu
  • Chống són tiểu

2.  Chỉ định điều trị

  • Đối với những trẻ dưới 5 tuổi, bilan không thấy tổn thương thận, lâm sàng có dạng són tiểu liên tục, việc đặt CIC không ra thêm nước tiểu, không cần làm gì thêm
  • Thông tiểu sạch ngắt quãng (clean intermittent catheterisation): áp dụng cho những trường hợp bàng quang có thể tích không quá nhỏ hoặc giảm trương lự Thể tích bàng quang (V) được tính theo công thức sau đây:

+  0 – 2 tuổi: V = Kg trọng lượng cơ thể x 7

+  2 – 12 tuổi: V = (tuổi x 30) + 30

  • Phẫu thuật:

+ Vesicostomy: chỉ định trong những trường hợp trẻ nhỏ có áp lực bàng quang cao, thương tổn đường tiết niệu trên không thể xử trí bằng thông tiểu sạch ngắt quãng hoặc thuốc.

+ Thể tích bàng quang nhỏ, tăng trương lực: mở rộng bàng quang bằng ruột.

+ Són  tiểu:  đai  quàng  cổ  bàng  quang,  phẫu  thuật Young – Dees.

+ Không đặt thông tiểu ngắt quãng được qua đường tự nhiên: phẫu thuật Mitrofanoff.

– Phương pháp phẫu thuật:

+ Vesicostomy: mở phần đỉnh bàng quang ra da ở vị trí giữa rốn và xương mu (kỹ thuật Blocksome).

+ Mở rộng bàng quang bằng ruột: dùng hồi tràng, hồi manh tràng, đại tràng sigma.

+ Phẫu thuật Mitrofanoff: cắt rời ruột thừa ra, giữ lại cuống mạch. Cắm đỉnh ruột thừa vào bàng quang theo kiểu flap- valve, gốc ruột thừa đưa ra ngoài thành bụng ở hố chậu. Tiến hành thông tiểu sạch ngắt quãng qua miệng ruột thừa.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây