Trang chủTriệu chứng bệnhĐau bụng - Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Đau bụng – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Vùng bụng khác với xương hoặc tim, không phải là một cơ quan đơn giản, mà là một nơi chứa đựng rất nhiều cơ quan và tổ chức khác nhau.

Khi bạn đột nhiên cảm thấy đau ở bụng và cảm giác đó chưa từng gặp phải, nên hiểu đây là sự báo động cấp cứu. Tuy nhiên nếu sau khi ợ hơi thì hết đau, thì chứng đau bụng đó không đáng ngại. Cũng chớ nên vì tiêu chảy đau bụng mà run sợ, chỉ khi nào nó khiến bạn đau tới mức phải khom lưng, đứng không thẳng, thở sốc, kéo dài liên tục 30 phút thậm chí lâu hơn, thì có lẽ là tình trạng phải cấp cứu. Sở dĩ bạn phải khẩn trương tìm bác sĩ trong trường hợp này là : bụng có nhiều cơ quan rỗng (như dạ dày, ruột, túi mật..), nếu bất kỳ cái nào bị thủng, hoặc bị tắc nghẽn, nếu điều trị chậm đều có thể gây tử vong.

Muốn phân biệt rõ những nguyên nhân gây đau bụng, trước hết phải biết rõ những vị trí của các cơ quan trong bụng. Tuy nhiên điều này không phải ai đều cũng biết. Nhớ trước đây có một nam bệnh nhân nói với tôi rằng, anh tưởng rằng mỗi người đều có một tử cung, kể cả nam giới, nhưng tử cung của nam giới bị thoái hóa, không còn chức năng như của phụ nữ, từ đó tôi mới thật sự cảm nhận là việc phổ biến kiến thức y học là một việc làm tối ư cần thiết.

Để giúp các bạn dễ nhận biết những gì tôi đưa ra dưới đây, xin các bạn cứ giả thiết có hai đường thẳng đi qua rốn được kẻ trên bụng : một đường từ đáy ngực thẳng đứng xuống vị trí xương chậu, đường kia ngang qua hai bên bụng, như vậy chúng ta chia bụng thành 4 phần, phía trên bên phải, phía trên bên trái, phía dưới bên phải và phía dưới bên trái, chính giữa bụng. Bất cứ chứng bệnh gì trong bụng cũng nằm trên bốn phần đã vạch như trên.

Phân khu ổ bụng
Phân khu ổ bụng
  1. Đau chính giữa bụng (trên, dưới) – Triệu chứng bệnh gì
  2. Đau ở bụng dưới bên phải, bên phải – Triệu chứng bệnh gì
  3. Đau vùng bụng trên bên trái – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  4. Đau vùng bụng phía trên bên phải – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Định hướng biện pháp xử lý

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
Đau bụng trên bên phải

1. Viêm gan.

 

• Điều trị tùy theo những nguyên nhân bệnh.

2. Sưng to gan do chứng suy tim. • Điều trị.
3. Biến chứng túi mật. • Chú ý ăn uống, sử dụng thuốc kháng sinh, mỗ, hoặc chữa trị tân tiến khác.
4. Ung thư tụy tạng. • Chăm sóc động viên, vì không thể chữa khỏi.
5. Viêm tụy tạng. • Cấp cứu ngay.
6. Diverticulitis. (viêm túi thừa) • Chú ý ăn uống, sử dụng thuốc kháng sinh, một vài trường hợp có thể mổ.
7. Viêm kết tràng. • Điều trị bằng thuốc men, đôi khi có thể mổ.
8. Viêm phổi. • Dùng thuốc kháng sinh.
9. Shingles (bệnh zola). • Điều trị bằng thuốc men.
10. Chứng bệnh của thận • Điều trị bằng thuốc men
Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
Đau bụng trên bên trái

1. Lách sưng to.

 

• Xác nhận nguyên nhân bệnh và dùng thuốc.

2. Diverticulitis, (viêm túi thừa) • Chú ý ăn uống, dùng thuốc kháng sinh, đôi lúc cần tới phẫu thuật.
3. Viêm dạ dày. • Chú ý ăn uống, điều trị bằng thuốc.
4.  Loét dạ dày.

5.  Ung thư dạ dày.

6.  Hiatus Hernia. (thoái vị lỗ thực quản)

7.  Viêm tụy tạng.

8.  Ung thư tụy tạng.

•   Điều trị bằng thuốc.

•   Phẫu thuật.

•    Chú ý ăn uống, dùng thuốc hạn chế toan.

•  Điều trị nhanh chóng.

•   Động viên tinh thần, vì không thể trị khỏi.

9.  Viêm màng phổi

10. Viêm phổi.

•   Điều trị bằng thuốc.

•   Dùng thuốc kháng sinh.

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
Bụng dưới bên phải:

1.   Viêm ruột thừa.

2.    Ung thư ruột.

3.    Ruột dị ứng.

 

•   Mổ ngay.

•   Phẫu thuật.

•   Điều trị bằng thuốc men (thứ thuốc chống co giật)

4. Viêm kết ruột. • Điều trị bằng thuốc, hoặc đôi lúc cần tới phẫu thuật.
5. Viêm đoạn ruột cong cục bộ. • Dùng thuốc Azulfidine, hoặc mổ.
6.   Tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

7.    Shingles (bệnh zola)..

8.    Biến chứng đĩa đệm cột sống.

9.    Sỏi thận.

•  Điều trị bằng kháng sinh.

•  Thuốc men.

•  Vật lý trị liệu, mổ.

• Tán sỏi, phẫu thuật, thuốc men.

10.    Thai ngoài tử cung.

11.    Bệnh viêm xương chậu.

12.    U nang buồng trứng, u xơ buồng trứng.

13.    Tổ chức màng tử cung lạc chỗ

•  Mổ ngay.

•  Kháng sinh điều trị.

•  Phẫu thuật.

•   Thuốc men.

Bụng dưới bên trái

1.   Các chứng bệnh như trên (trừ viêm ruột thừa).

2.    Ruột dị ứng.

 

•  Xử lý như trên.

•    Điều trị bằng thuốc (sử dụng thuốc chống co giật)

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
Phần trên giữa bụng

1.   Loét dạ dày.

2.    Loét tá tràng.

3.    Ung thư dạ dày.

4.    Viêm dạ dày.

 

•  Thuốc men.

•  Thuốc men.

•  Phẫu thuật.

•  Chú ý ăn uống và điều trị bằng thuốc.

Phần dưới giữa bụng

  1. Bàng quang bị nhiễm khuẩn.
  2. Sỏi thận.
  3. Nội mạc tử cung lạc chỗ
  4. Bệnh viêm xương chậu.
  5. u xơ tử cung
  6. Ung thư cổ tử cung.
  7. Ung thư buồng trứng.
  8. Ruột dị ứng.
  9. Xơ cứng động mạch.
  10. Phình động mạch bụng.
 

  • Dùng kháng sinh.
  • Tán sỏi, mổ, thuốc men.
  • Thuốc men.
  • Kháng sinh.
  • Cắt bỏ tử cung.
  • Phẫu thuật.
  • Phẫu thuật, hoá liệu.
  • Thuốc men.
  • Điều trị và chú ý không chế ăn uống.
  • Tùy theo kích thước khối u mà quyết định có nên làm phẫu thuật hay không.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây