Trang chủBệnh tim mạchLiên quan của bệnh nhiễm khuẩn với nguy cơ mắc bệnh tim...

Liên quan của bệnh nhiễm khuẩn với nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong nhiều nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh nhiễm khuẩn và tim mạch. Đây là một vấn đề làm thay đổi cách nhìn nhận, phương pháp chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh tim mạch và các tai biến của nó.

Vài năm gần đây, các nhà khoa học nhận thấy rõ sự liên quan giữa các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn răng miệng, cúm, viêm phổi, viêm loét dạ dày tá tràng…) với nguy cơ gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Thậm chí, nhiễm khuẩn còn có thể là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. Người ta nhận thấy rằng, xơ xữa động mạch có liên quan tới quá trình viêm. Theo một số nhà khoa học, nhiễm khuẩn là một trong những thủ phạm gây nên tình trạng viêm này.

Tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh vữa xơ động mạch. Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Tim mạch đã chỉ ra sự liên kết chặt chẽ giữa số lần bị nhiễm khuẩn và mức độ xơ vữa động mạch ở tim, cổ và chân, cũng như nguy cơ tử vong của người bệnh trong 3 năm sau đó.

Theo BBC: Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Tổng hợp Johannes Gutenberg (Đức) tiến hành nghiên cứu trên 572 bệnh nhân tim mạch. Bệnh nhân được làm xét nghiệm máu để tìm kháng thể với một số loại vi khuẩn và virus như: Virus Herpes simlex 1 và 2, gây herpes ở môi và cơ quan sinh dục; Virus Epstein – Barr, gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân; Chlamydia, gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường sinh dục; Virus cúm; Helicobacterlori gây bệnh loét dạ dày.

Kết quả dương tính chứng tỏ người bệnh đã từng tiếp xúc với vi trùng. Thống kê sau 3 năm cho thấy, tỷ lệ tử vong tỷ lệ thuận với số loại vi trùng bị nhiễm. Nguyên nhân của hiện tượng này còn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo các tác giả, một số nguyên nhân nhiễm khuẩn gây viêm ở tổ chức. Tình trạng này có thể kéo dài cho tới khi hệ miễn dịch thanh toán được các tác nhân gây bệnh. Trước đây, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng viêm lớp nội mạc của động mạch có thể dẫn tới xơ vữa động mạch. Rất có thể, tác dụng chống bệnh tim mạch của aspirin và thuốc giảm cholesterol một phần nhờ vào tính chất chống viêm của chúng.

Theo một nghiên cứu ban đầu ở Anh đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hội Tim mạch châu Âu, việc cho bệnh nhân dùng kháng sinh ngay lập tức sau khi bị cơn đau tim hay đau ngực dữ dội có thể làm giảm 40% nguy cơ tái phát bệnh. Động mạch nuôi dưỡng cơ tim mà chúng ta gọi là động mạch vành nếu bị tắc nghẽn do xơ vữa là nguyên nhân chính dẫn tối cơn đau ngực hoặc đau tim.

Hai loại vi khuẩn bị nghi là có thể gây tắc động mạch là Chlamydia pneumoniae, gây bệnh phổi và Helicobacter pylori, gây loét dạ dày. Giáo sư Juan Carlos Kaski của Trường Đại học Y St. George, London cho rằng một nửa trong số chúng ta mắc các bệnh này khi còn trẻ con và sẽ mang vi khuẩn suốt cuộc đòi mà không hề biết.

Nghiên cứu được thực hiện trên 324 bệnh nhân nhập viện vì đau ngực nặng hay bị cơn đau tim đầu tiên. Thử nghiệm cho thấy chỉ khoảng 1/2 bệnh nhân bị nhiễm một trong 2 hoặc cả 2 vi khuẩn nói trên. Bệnh nhân được chia làm 3 nhóm. Ngoài các thuốc tim thông thường, họ còn được sử dụng thêm trong vòng 1 tuần: Nhóm 1: Kháng sinh azithromycin, có tác dụng chống Chlamydia. Nhóm 2: Kháng sinh amoxycillin, nhạy cảm với vi khuẩn Helicobacter pylori. Nhóm 3: Giả dược. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau 1 năm, số lần tái nhập viện vì đau tim, đau ngực ở nhóm dùng kháng sinh giảm 40% so với nhóm dùng giả dược, cả 2 kháng sinh đều tỏ ra hiệu quả như nhau. Điều đáng ngạc nhiên là các kháng sinh này có tác dụng với cả người mang vi khuẩn và người không mang vi khuẩn.

Theo các nhà khoa học, việc sử dụng kháng sinh liều cao phần nào lý giải được thực trạng là tỷ lệ bệnh tim mạch tại các nước Địa Trung Hải khá thấp. Có thể suy đoán rằng những kháng sinh này chống lại các vi khuẩn khác nhau, hoặc tác dụng trực tiếp lên thành động mạch vành, khiến chúng ít bị viêm và do đó ít bị tắc.Cần lưu ý những gì khi điều trị tăng huyết áp ?

Giáo sư Kaski nói: “Còn quá sớm để cho rằng kháng sinh là giải pháp của vấn đề, bởi nó có thể giết chết nhiều bệnh nhân kháng thuốc hơn số người được cứu sống”. Đây là công trình đầu tiên chỉ ra lợi ích của việc dùng kháng sinh với bệnh nhân đau tim. Các nhà khoa học dự định tiếp tục mồ rộng nghiên cứu này với số lượng người tham gia nghiên cứu cao hơn.

Tạp chí Journal of American Medical Association ngày 26 tháng 01 năm 2004 vừa qua cho biết: Một nghiên cứu do các nhà khoa học Đức vừa tiến hành cho biết: Các bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ gây tử vong hoặc nhồi máu cơ tim ở các bệnh nhân tim bằng việc định lượng nồng độ một protein nhân tố phát triển trong máu họ. Protein này là một trong các dấu ấn sinh học của quá trình viêm, nó có thể giúp dự báo nguy cơ mắc bệnh tim ở người nào đó bằng một xét nghiệm máu đơn giản. Dấu ấn mới nhận biết được đặt tên là protein nhân tố phát triển nhau thai (Viết tắt theo tiếng Anh là PIGF), có vai trò nhất định trong quá trình viêm ở động mạch, mà hậu quả là dẫn đến sự tạo thành các mảng mỡ ở động mạch những động vật thí nghiệm. Nghiên cứu này được tiến hành trên 1.173 bệnh nhân, hầu hết là nam giới bị những cơn đau ngực nặng hoặc nhồi máu cơ tim nhẹ. Qua xét nghiệm máu, đã phát hiện có hơn 300 bệnh nhân tăng PIGF trong máu. Theo dõi trong 30 ngày kể từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, các tác giả nhận thấy: Tỷ lệ tử vong hoặc bị nhồi máu cơ tim ở những người này cao hơn hẳn số người có nồng độ PIGF thấp (khoảng 3 lần).

Theo các nhà nghiên cứu, việc xét nghiệm tìm PIGF có thể cho phép dự đoán nguy cơ bệnh tim chính xác hơn so với việc định lượng một số dấu ấn khác của quá trình viêm, trong đó có protein phản ứng C (CRP), do PIGF hình như chủ yếu được phóng thích từ các tế bào bên trong thành mạch, còn nồng độ CRP trong máu có thể gia tăng mỗi khi có viêm hoặc nhiễm khuẩn ở bất kỳ một nơi nào khác trong cơ thể. Theo tiến sĩ Robert Bonow – một chuyên gia tim học ở Trường Đại học Northwestern và là cựu Chủ tịch Hiệp hội tim Mỹ, kết quả nghiên cứu đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong tương lai, đặt vấn đề là liệu PIGF có giúp ích cho việc đánh giá nguy cơ đối với những bệnh nhân tim ở cộng đồng hay không?

Theo American Academy: Các nhà khoa học Mỹ lại làm sửng sốt thế giới bởi một kết luận chết người: Bệnh sâu răng sẽ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân được các nhà khoa học chỉ ra là do

vi khuẩn gây bệnh sâu răng có khả nàng thâm nhập vào hệ thống tuần hoàn và tạo nên các phản ứng tiêu cực cho hệ thống miễn dịch của con người. Để chống lại nó, cơ thể sản xuất ra một protein kháng khuẩn có tên là protein cytokines (PC). PC tuy có khả năng diệt khuẩn sâu răng nhưng cũng làm phương hại rất lớn đến tuyến tuy, cơ quan duy nhất sản xuất ra insulin, chất điều hoà hàm lượng glucose có trong máu.

Những người có lượng cholesterol hay lipid bình thường nhưng mắc bệnh sâu răng sẽ rơi vào tình trạng mắc bệnh đái tháo đường typ 2 theo chu kỳ do hàm lượng PC tăng cao đột ngột, huỷ hoại khả năng sản xuất của tuyến tụỵ.

Vấn đề cần rút ra từ những nghiên cứu này đối với chúng ta là:

Thứ nhất: Cần rèn luyện cơ thể để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Thứ hai: Nên ăn đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi… giàu các vitamin C, nhóm B, caroten, flavonoid… là các chất có tác dụng chống oxy hoá mạnh, có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ngăn cản sự oxy hoá tế bào gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Rau xanh còn có chứa nhiều chất xơ có tác dụng giảm sự hấp thu mỡ, chống táo bón… cũng là những vấn đề có lợi với người bệnh tim mạch.

Thứ ba: Khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn, cần điều trị tích cực theo chỉ định của thầy thuốc. Tránh tự ý dùng thuốc kháng sinh có thể gây hiện tượng nhờn kháng sinh.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây