Trang chủBệnh tim mạchKhám Mạch trong triệu chứng tim mạch học

Khám Mạch trong triệu chứng tim mạch học

Mạch quay

Trước hết, bắt mạch cả hai bên để xem mạch có đều không. Bắt mạch bằng cách đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn lên động mạch và ấn nhẹ lên xương quay. Nhận định các yếu tố sau:

TẦN SỐ VÀ NHỊP: đếm số lần mạch đập trong một phút. Trong loạn nhịp hoàn toàn, phải đếm tần số mạch và tần số tim (nghe tim trực tiếp). Tần số tim cao hơn tần số mạch quay là có hụt mạch. Không bao  giờ được dựa vào tần số mạch quay nếu có loạn nhịp hoàn toàn (rung nhĩ) vì trong trường hợp này, mạch quay bị hụt nhiều, nhịp tim càng nhanh thì mạch quay càng chậm lại.

KIỂU MẠCH: ngón tay cái đặt lên lưng cổ tay, dùng ngón trỏ đè lên động mạch quay để ngăn mạch từ động mạch trụ lan sang theo cung bàn tay. Dùng ngón nhẫn đè lên động mạch quay với các mức độ khác nhau; ngón giữa cũng đặt lên động mạch quay để đánh giá mạch đập như thế nào.

Bình thường, mạch đập nhanh, đồng nhịp với nhịp tim (nghe thấy ở tim), sau đó xuống chậm hơn. Có các kiểu mạch:

  1. Mạch nhỏ (pulsus parvus):mạch khó thấy, nẩy yếu; gặp trong thể tích tuần hoàn giảm, tình trạng sốc, suy tim trái, hẹp van động mạch chủ hoặc van hai lá.
  2. Mạch hình cao nguyên (pulsus tardus):mạch nẩy chậm và đỉnh thì phang. Là triệu chứng của hẹp van động mạch chủ nhiều.
  3. Mạch nấy của Corrigan (pulsus celer):mạch nảy nhanh và lúc xuống nhanh. Đây là dấu hiệu kinh điển của hở van động mạch chủ. Còn gặp trong còn ổng thông động mạch, thông động-tĩnh mạch, huyết áp cao, người ưu năng tuyến giáp bị xúc động (giãn mạch rõ).
  4. Mạch hai đỉnh: mạch nảy có thể sờ thấy được ở đầu thời kỳ mạch xuông, tương ứng với lúc đóng van động mạch chủ. Có cảm giác là mạch nảy hai lần liên tiếp, có biên độ bằng nhau. Gặp trong hở van động mạch chủ và bệnh cơ tim có tắc nghẽn.
  5. Mạch xoay chiều: một co bóp mạnh và một co bóp yếu kế tiếp nhau; nhịp tim vẫn đều (trái với phân ly hai thất). Mạch xoay chiều là dấu hiệu của suy tim trái nặng.
  6. Mạch trái ngược của Kussmaul: bình thường, huyết áp tâm thu giảm đi 10 mmHg khi hít vào sâu nhưng điều này không được cảm thấy khi bắt mạch. Trong trường hợp có mạch trái ngược, khi hít vào sâu, mạch nẩy giảm rõ rệt, thậm chí là bị mất. Mạch trái ngược là dấu hiệu bệnh lý gặp trong các trường hợp tim bị chèn ép, viêm màng ngoài tim nặng, viêm màng ngoài tim co thắt, bệnh cơ tim gây co thắt, hiếm gặp hơn là trong bệnh màng trong tim bị nhiễm xơ-chun, các bệnh phổi mạn tính nặng hoặc tổn thương van ba lá nặng.
  7. Mạch sinh đôi: ngay sau một mạch nẩy bình thường có một mạch nẩy sớm (ngoại tâm thu) và sau đấy là một thời kỳ nghỉ dài nhiều hoặc ít. Nếu ngoại tâm thu là rất sớm thì sóng tâm thu có thể yếu đến nỗi không cảm thấy mạch quay nẩy: khi đó, tần số mạch quay chỉ bằng một nửa tần số thực của tim.
  8. Mạch sinh ba: có hai cú mạch nẩy bình thường, tiếp theo là ngoại tâm thu hoặc hiếm hơn là có một cú mạch nẩy bình thường sau đó là 2 mạch ngoại tâm thu tiếp theo.

MẠCH KHÔNG CÂN XỨNG: mạch ở hai bên có thể khác nhau trong một số bệnh của động mạch chủ (phình động mạch, viêm động mạch chủ do giang mai, hẹp quai động mạch chủ), trong tắc nhánh động mạch cánh tay-đầu hoặc bị chít hẹp trên đường đi của cơ thang. Trong hội chứng cơ thang (xem hội chứng này), xoay đầu và một vài vị trí của cánh tay làm mạch hai bên càng chênh lệch.

THÀNH ĐỘNG MẠCH: đè mạnh động mạch lên xương quay làm động mạch xẹp lại, đồng thời day động mạch để xem thành mạch có cứng hoặc có ngoằn ngoèo không (dấu hiệu bị vữa xơ động mạch)

Mạch cảnh

Mạch cảnh bị giảm ở một bên hoặc ở hai bên gặp trong hẹp động mạch cảnh ngoài não do mảng vữa. Thường nghe thấy tiếng thổi tâm thu.

Mạch đùi

Không có mạch đùi ở trẻ hoặc ở người trẻ tuổi là triệu chứng của hẹp động mạch chủ. ở người lớn, chênh lệch mạch đùi hai bên hoặc không có mạch đùi là triệu chứng của giãn hoặc hẹp động mạch chủ bụng hoặc động mạch chậu.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây