Trang chủSức khỏe đời sốngNhững sai lầm khi điều trị cảm mạo

Những sai lầm khi điều trị cảm mạo

  1. Trùm chân cho ra mồ hôi rất không khoa học: Sau khi ra mồ hôi, nhiệt độ của cơ thể người bệnh tuy có hạ, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với việc chữa bệnh. Quá trình sốt này trên thực tế là một quá trình phòng ngự và ức chế của cơ thể đối với virus, có tác dụng tích cực đối với sự đề kháng chống bệnh tật. Trùm chăn cho ra mồ hôi làm cho người bệnh cảm thấy tốt hơn uống một số loại thuốc chống virus, như vậy rất bất lợi đối với việc điều trị bệnh cảm mạo. Cho nên, sau khi bị cảm mạo, không cần đắp chăn dày mà phải kịp thời đến bác sĩ khám và điều trị.Chảy máu cam là triệu chứng bệnh gì
  1. Uống nước gừng pha đường để chữa cảm mạo: Bệnh cảm mạo chia ra là cảm mạo phong hàn, cảm mạo phong nhiệt và cảm mạo thử thấp.
  • Triệu chứng của bệnh cảm mạo phong hàn nói chung là ác hàn nặng, sốt nhẹ, rêu lưỡi trắng trong, mạch phù hoãn. Có thể dùng hành, gừng nấu với đường đỏ để uống. Vì hành và gừng sống đều là thức ăn cay, ôn, có thể toát mồ hôi, giải biểu, lí phế, thông khí.
  • Triệu chứng cảm mạo phong nhiệt là sốt, nhức đầu, nước mũi đục, miệng khát, họng sưng đỏ, đau đớn, đờm đặc vàng, rêu lưỡi mỏng, vàng v.v… Loại cảm mạo này không thể dùng hành, gừng nấu với nước đường đỏ để uống được. Nếu không, sẽ chỉ kéo dài tình trạng sốt, làm cho bệnh tình trở nên nặng, nguy kịch hơn.
  • Cảm mạo thử thấp phần nhiều phát sinh trong mùa hè. Triệu chứng nói chung là đầu đau trướng tức, trong lòng phiền nhiệt, cơ thể mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, miệng nhạt nhẽo vô vị, không thiết gì ăn uống, kèm theo nôn mửa nhiều. Loại cảm mạo này nên dùng nước trà bạc hà để thanh lương giải biểu có tác dụng điều trị bổ trợ.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây