Nhiều người đều cho rằng do bị nhiễm lạnh mà sinh ra bệnh cảm mạo. Trong những ngày giá lạnh, chúng ta thường nghe thấy những lời khuyên: “Nên mặc thêm áo vào, cẩn thận kẻo lạnh sẽ bị cảm mạo”. Nhưng căn cứ vào điều tra nghiên cứu của những người làm công tác y học chứng tỏ trong mùa đông giá lạnh cũng như trong mùa hè viêm nhiệt, số người bị bệnh cảm mạo và số lượt người bị bệnh cảm mạo thực ra không có sự chênh lệch rõ rệt. Thực tế có một số người mặc dù mặc rất ấm nhưng lại thường hay bị cảm mạo; còn cũng có một số người mặc dù mặc rất ít quần áo, nhưng lại rất ít bị cảm mạo. Điều này ngoài có quan hệ đến sức đề kháng của cơ thể ra, còn có quan hệ với những điều kiện nào đó nữa? Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu về bệnh cảm mạo của Anh qua nghiên cứu thực nghiệm cho rằng: “Hàn lạnh và ẩm thấp thực ra không phải là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh cảm mạo, mà điều kiện dễ gây bệnh cảm mạo nhất chính là khả năng ứng kích của cơ thể đối với sự căng thẳng về tâm tư tình cảm, về tinh thần, sự phiền muộn và cuộc sống không thông thoát của con người ở trạng thái bị hạ thấp”.
Nguyên nhân căn bản nhất gây nên bệnh cảm mạo là do nhiễm phải virus hoặc vi khuẩn gây bệnh cảm mạo. “Trạng thái khả năng ứng kích hạ thấp” mà các nhà khoa học Anh nói và một số những nhân tố khác nào đó sẽ làm cho công năng miễn dịch của cơ thể hạ thấp, sức đề kháng giảm yếu. Chính điều này làm cho virus và vi khuẩn gây bệnh cảm mạo nhân lúc cơ thể hư nhược mà xâm nhập gây nên bệnh, cảm nhiễm virus và vi khuẩn gây bệnh cảm cúm, sức đề kháng của cơ thể hạ thấp là hai điều kiện cần và đủ gây nên bệnh cảm mạo. Điều đó không có liên quan trực tiếp với có bị lạnh hay không bị lạnh, cho nên khắp 4 mùa trong năm, người ta đều có thể bị bệnh cảm mạo. Đương nhiên, khi bị lạnh cũng có thể làm cho cơ thể ở “trạng thái khả năng ứng kích bị hạ thấp”, làm cho sức đề kháng giảm yếu, khi đó nếu lại bị cảm nhiễm virus và vi khuẩn gây bệnh cảm mạo nữa thì sẽ gây nên bệnh. Nhưng, trong điều kiện nóng ác liệt liên miên và người mỏi mệt, căng thẳng cao độ, cơ thể cũng có thể ở vào “trạng thái khả năng ứng kích hạ thấp”. Nói như vậy cũng không thể vì thế mà có thể vũ đoán kết luận là “nóng ác liệt sẽ gây nên bệnh cảm mạo”, “người mệt mỏi cao độ sẽ gây nên bệnh cảm mạo”, “người bị căng thẳng cao độ sẽ gây nên bệnh cảm mạo” được; chính vì thế mà cách nói cho rằng “người bị lạnh sẽ gây nên bệnh cảm mạo” cũng là thiếu cơ sở khoa học, chí ít cũng không xác đáng tí nào.
Vì thế cho nên biện pháp căn bản để phòng bệnh cảm mạo: Một là giảm bớt tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cảm mạo, năng rửa tay, giữ sạch sẽ khoang miệng, tránh bị cảm nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh cảm mạo. Hai là, tích cực rèn luyện thân thể, bao gồm rèn luyện làm cho cơ thể thích ứng được với khí hậu hàn lạnh, tăng cường sức đề kháng, làm cho cơ thể luôn ở trong trạng thái “ứng kích” tốt. Như vậy sẽ có tác dụng thực tế hơn là mặc nhiều quần áo hoặc luôn thu mình trong phòng ấm tránh gió lạnh.