(1) Phong hàn cảm mạo: Phát sốt nhẹ, rùng mình sợ lạnh, không đổ mồ hôi, nhức đầu, sổ mũi, nhảy mũi hoặc ho nhẹ có đàm, tay chân mỏi mệt.
Món 1: CHÁO TỬ TÔ
Nguyên liệu:
- 50gr gạo trắng
- Lá tử tô (tía tô) và đường trắng một lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Gạo vo sạch nấu cháo, lá tử tô hấp chín rồi bỏ vào cháo.
Cách ăn: Khi ăn cho vào cháo một lượng đường tùy theo khẩu vị.
Món 2: CANH HÀNH CHƯNG VỚI HOÀNG TỬU
Nguyên liệu:
- 15gr cháo hoặc tàu hũ non – 30gr hành
- 50ml hoàng tửu.
Cách chế biến:
Cho chao vào chén rồi đổ nước đầy, chưng khoảng 10 phút. Sau đó bỏ hành vào tiếp tục chưng 5 phút nữa mới đổ hoàng tửu vào rồi nhấc xuống.
Cách ăn: Ăn lúc canh còn nóng.
Công hiệu: Giải cảm.
(2) Phong nhiệt cảm mạo: Phát sốt nặng, người đổ mồ hôi, nhức đầu như căng ra, ho nhiều cổ họng rát, miệng khô và đắng, đàm đặc hoặc có màu vàng.
Món 3: CHÁO NGƯU BÀNG
Nguyên liệu:
- Gạo trắng 30 – 50gr
- rễ cây ngưu bàng 30gr.
Cách chế biến:
Gạo vo sạch nấu cháo. Ngưu bàng luộc chín rồi bỏ chung vào cháo.
Cách ăn:
Có thể ăn lúc còn nóng hoặc nguội.
Món 4:
Nguyên liệu:
- Hương nhu: 10gr
- Hậu phác: 5gr
- Đậu cô-ve 5gr
- đường phèn: một lượng vừa phải.
Cách chế biến:
Hương nhu và hậu phác được thái nhỏ. Đậu cô-ve rang cho vàng rồi giã nát. Sau đó cho tất cả vào trong bình thủy hoặc ca giữ nhiệt.
Cách ăn: Đổ nước sôi vào và uống như nước trà.
Công hiệu: Giải nhiệt, thanh nhiệt.
Nguyên tắc:
Người mắc phải bệnh cảm cần dùng các thức ăn nhẹ mát, tránh dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá dẻo có tính kết dính cao.