Hội chứng chèn ép thị thần kinh

Bệnh mắt

Nhiều khối u trong hốc mắt hoặc trong sọ có thể gây tổn thương bởi sự chèn ép trực tiếp các sợi thần kinh thị giác, thoạt tiên ở trung tâm, sau đó đến chu biên và gây ra giảm thị lực dẫn đến mù.

1. Hội chứng đỉnh hốc mắt

Thể hiện bởi một tổn thương thị thần kinh phối hợp với các thành phần trong khe bướm là các dây III, IV, VI và nhánh của dây V.

Triệu chứng: giảm thị lực từ từ dẫn đến mù. Liệt cơ vận nhãn cả ngoại lai và nội tại. Giảm cảm giác mi, mũi, trán. Mất cảm giác giác mạc. Có thể lồi mắt.

Nguyên nhân sinh bệnh: có thể là u máu, u bạch huyết, u nguyên bào lympho, u vùng sọ hầu di căn…

2. Hội chứng giao thoa thị giác

Thường thể hiện một bán manh hai thái dương và ở góc phần tư trên do chèn ép dưới giao thoa và bán manh hai thái dương góc phần tư dưới do chèn ép trên giao thoa.

Nếu bị chèn ép một phía, có thể thấy teo thị thần kinh một bên và bán manh phía thái dương bên kia.

Khi bệnh tiến triển nặng thì tổn thương thị trường thường đa dạng.

Sinh bệnh học: có thể gặp trong bệnh lý khối u và chấn thương.

Thường gặp nhất là u tuyến yên.

U tế bào ưa acid (éosinophil) gây bệnh cảnh to đầu chi.

U tế bào không bắt màu (thuỳ trước tuyến yên) thường là u prolactin thể hiện  lâm sàng là hội chứng vô kinh tiết sữa. Có thể u tế bào sắc tố… thời gian sau có hội chứng suy tuyến yên toàn bộ với tổn thương tuyến giáp và tuyến thượng thận.

Chẩn đoán xác định bằng chụp XQ sẽ thấy hố yên giãn rộng, tiêu xương hố yên.

Ngoài u tuyến yên còn có thể gặp các u màng não lao, u sọ hầu, phình mạch cảnh trong. Hiếm hơn là u của xoang sàng hoặc u xương nguyên phát.

3. Tổn thương dải thị giác

Thường do nguyên nhân mạch máu và u.

Triệu chứng khởi đầu đột ngột và tiến triển nhanh nếu là nguyên nhân mạch máu, gây liệt nửa người với giảm cảm giác cùng bên.

— Hội chứng bán manh đồng danh cùng bên với tổn thương hoàng điểm. Không có mất ngôn ngữ nếu tổn thương ở bên trái. Nếu nguyên nhân là do u, các triệu chứng trên sẽ phát triển từ từ.

— Tổn thương tia thị giác:

+ Hội chứng Sylvius: tổn thương vận động và cảm giác. Mất ngôn ngữ, bán manh.

+ Hội chứng Gerstmann: mất thị giác (apraxie), mất nhận thức ngón tay (agnosie digital) – không thể giơ ngón tay mà người ta yêu cầu, không thể sử dụng ngón tay theo lệnh người khác, không đếm được, không viết được, không phân biệt được bên phải, bên trái.

Kèm theo bán manh góc phần tư trên hoặc bán manh đồng danh.

4. Hội chứng não sau

Thể hiện một bán manh cùng bên đơn độc hoặc phối hợp với dấu hiệu tổn thương thân não. Đặc biệt là hội chứng đồi thị: bệnh nhân chỉ nhìn được bằng vùng hoàng điểm với thị trường hình ống.

Khi tổn thương lan rộng đến não sau, có thể thấy bệnh cảnh mù vỏ não, hoặc loạn ảo giác. Cơn động kinh hoặc rối loạn ý thức.

5. Hội chứng Foster – Kennedy: được mô tả từ 1911

Hình ảnh lâm sàng: teo thị thần kinh nguyên phát do chèn ép trực tiếp một bên và phù đĩa thị mắt bên kia do tăng áp lực nội sọ. Mất khứu giác cùng phía do tổn thương dây thần kinh khứu giác.

Thị trường: có ám điểm trung tâm.

Nguyên nhân sinh bệnh thường do u màng não ở cánh xương bướm, u gần hố yên, u thuỳ trán – não, u vùng chẩm. Ngoài ra còn có thể có các nguyên nhân khác như xơ cứng động mạch, viêm màng nhện giao thoa, phình mạch cảnh, chấn thương hoặc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh hệ thống …

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận