Tuyến giáp trạng của động vật nằm ở trên họng của khí quản. Tuyến giáp trạng của lợn nặng khoảng 10g, của bò khoảng 20 đến 30g. Bị ngộ độc thường là do ăn phải thịt động vật có lẫn tuyến giáp trạng.
Ở tuyến giáp trạng của động vật có chứa chất của tuyến giáp trạng, thường phát bệnh sau khi ăn phải thức ăn từ 12 đến 24 giờ. Triệu chứng có chóng mặt, váng đầu, hưng phấn, phát cuồng, co rút, mệt mỏi, giật mình, mạch nhanh, ăn uống bị nghẹn, buồn nôn, ra nhiều mồ hôi, nóng sốt, v.v… Có những người còn bị rụng tóc từng mảng lớn, tay chân bong da, thậm chí còn bong da toàn thân.
Thông thường phải trải qua 2 đến 3 tuần mới hồi phục. Những phụ nữ mang thai còn xảy ra sảy thai hoặc đẻ non. Những người cho con hú cũng có thể bị ngộ độc.
Chỉ có làm tốt công tác đề phòng thì mới có thể bảo đảm an toàn được. Điểm mấu chốt trong việc đề phòng là trong quá trình giết mổ phải cử người chuyên trách để cắt bỏ tuyến giáp trạng, đồng thời phải tiến hành kiểm tra mối coi là được.
Tuyến thượng thận, có một đôi thận, nằm ở hai vị trí. Tuyến thượng thận lợn có hình tròn dài, nặng 3 đến 5g, ngựa, bò thận có hình tam giác hoặc hình bán nguyệt, nặng khoảng 30g. Khi ăn thận của động vật có thể gây ra ngộ độc. Triệu chứng khi ngộ độc gồm có: chóng mặt, váng đầu, ợ chua, nôn mửa, sắc mặt trắng bệch, con ngươi dãn, huyết áp tăng, tim đập loạn sạ, mặt đỏ, ra nhiều mồ hôi, v.v… Điều quan trọng là phải làm tốt công tác đề phòng.