Ngộ độc loại thuốc sâu nào là nguy hiểm nhất

Ngộ độc

Ngộ độc loại thuốc sâu nào là nguy hiểm nhất, thời kỳ nguy hiểm kéo dài bao lâu

Khi ngộ độc loại thuốc sâu có độc tố cao, rất độc thường rất nguy hiểm so với loại thuốc sâu có độc tố thấp. Bao gồm các loại Aluminum Phosphide, Chloropicrin và Methyl Bromide có thể khí độc ngột ngạt, chẳng những có độc tố cao, khi ngộ độc nhanh chóng tử vong, hơn nữa không có thuốc giải đặc hiệu nào nên cự kỳ nguy hiểm. Các loại thuốc Phospho hữu cơ rất độc như 3911, 1605, 1059, Methylamine Phosphorus… Tuy có thuốc giải độc đặc hiệu để điều trị, nhưng do độc tố cao, ngộ độc phát triển quá nhanh, uy hiếp lớn đến tính mạng bệnh nhân.

Thuốc diệt chuột ANTU và Zine Phosphide có độc tố rất lớn, cũng chưa có thuốc giải độc, thường lại bị ngộ độc do uống, ăn, cho nên cũng cực kỳ nguy hiểm. Ngộ độc thuốc sâu Flo hữu cơ tuy đã có thuốc giải độc, nhưng độc tố cũng rất cao, cho nên, khi bị ngộ độc thì mức độ nguy hiểm cũng rất lớn. Độc tố của thủy ngân hữu cơ và thiếc (Stannum) hữu cơ cũng rất cao, nhưng hiện nay cơ bản đã không còn dùng nữa. Các thuốc sâu có chứa Arsenic và lưu huỳnh hữu cơ tuy không được sử dụng nhiều như Phospho hữu cơ, nhưng khi bị ngộ độc, cũng rất nguy hiểm.

Trong các loại thuốc sâu, thì độc tố của loại thuốc diệt sâu bọ còn mạnh hơn thuốc diệt khuẩn, thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích thực vật tăng trưởng, cho nên mức độ nguy hiểm khi bị ngộ độc cũng lớn hơn. Nhưng cũng có ngoại lệ như loại thuốc trừ cỏ; khi bị ngộ độc, phổi bị tổn thương rất rõ rệt, hơn nữa lại không thể dùng ôxy nồng độ cao để điều trị, cho nên mức độ nguy hiểm cũng rất lớn. Độc tố của một số loại thuốc diệt khuẩn cũng rất lớn (như loại thuốc diệt khuẩn có chứa Phospho hữu cơ), thuốc điều tiết thực vật tăng trưởng có Phospho hữu cơ, khi xảy ra ngộ độc cũng gây ra một số phiền phức.

Ngộ độc do hít phải phát bệnh rất nhanh, cũng rất nguy hiểm, đặc biệt là hít phải khí toát ra từ việc chưng cất thuốc sâu, nếu hít phải một lượng khí khá lớn thì chết cũng sẽ rất nhanh, thậm chí có thể chết ngay tại chỗ ngộ độc. Ngộ độc do uống, lượng thuốc sâu đi vào cơ thể thường khá nhiều, nên cũng rất nguy hiểm, nặng hơn so với kiểu ngộ độc do bị hấp thụ qua da. Rượu có thể làm tăng độc tố của nhiều loại thuốc sâu, nên khi uống thuốc sâu cùng với uống rượu thì sẽ nguy hiểm hơn (trừ Flo hữu cơ). Khi bị ngộ độc do uống, cho dù là uống phải loại thuốc sâu có độc tố thấp, thì mức độ nguy hiểm cũng rất cao, đặc biệt là các loại thuốc sâu có chứa Phospho hữu cơ như Rogor và Sunfat Mara, tỷ lệ tử vong khá cao. Độc tố của thuốc sâu hấp thụ qua da thấp hơn so với việc thuốc sâu đi vào cơ thể qua mồm, như thuốc trừ cỏ khi thấm qua da độc tố thấp, nhưng nếu vào cơ thể qua mồm thì độc tố cũng khá lớn. ngộ độc loại thuốc này do uống cũng có thể gây chết người. Do vậy, bất kể là độc tố cao hay thấp thì việc uống thuốc cũng cực kỳ nguy hiểm. Tương tự như vậy, khi bị ngộ độc do hấp thụ qua da thì thuốc có độc tố cao sẽ nguy hiểm hơn thuốc có độc tố thấp.

Khi bị ngộ độc thuốc sâu cấp tính xảy ra nguy hiểm, phần nhiều sau khi các triệu chứng xuất hiện trước 3 ngày. Nhưng cũng có một số thuốc sâu phát tác chậm, có những người bệnh phải sau 7 đến 10 ngày mới phát, nhưng rồi cũng chết, thường hay xảy ra đối với các bệnh nhân bị ngộ độc do uống, đặc biệt rất hay gặp ở ngộ độc Rogor. Khi ngộ độc thuốc sâu có thủy ngân hữu cơ thường xảy ra những thay đổi nghiêm trọng ở tim, gan, thận, các triệu chứng ban đầu thường xảy ra sau 2 tuần. Khi bị ngộ độc thuốc sâu thiếc hữu cơ nghiêm trọng, não bị phù rất chậm, bị ngộ độc sau khoảng từ 7 đến 10 ngày mới chết. Khi bị ngộ độc Methyl Bromide phải sau 3 đến 5 ngày mới thấy khí thũng phổi và phù não. Khi bị ngộ độc Zine Phosphide do sau 1 tuần gan bị tổn thương nặng cũng sẽ chết. Do vậy mức độ nguy hiểm của các ca ngộ độc thuốc sâu cấp tính thường xảy ra trong vòng 1 tuần, nếu chậm phát tác sẽ ảnh hưởng tới gan, não, phổi, tim, thận, mức độ nguy hiểm kéo dài trong 2 tuần.

Những nhân tố chủ yếu gây tử vong khi bị ngộ độc thuốc sâu cấp tính

Ngộ độc thuốc sâu cấp tính là một triệu chứng cấp có tỷ lệ tử vong khá cao, số người chết do ngộ độc thuốc sâu cấp tính cũng chiếm tỷ lệ tương đối. Trong nhiều năm qua, thông qua việc phân tích nguyên nhân của nhiều ca tử vong, có thể thấy rõ các nhân tố dưới đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong.

  1. Phát hiện quá muộn: thời gian đưa đến bệnh viện cấp cứu quá muộn. Khi phát hiện ra thì đã chết rồi, có khi đã chết trên đường đưa đến bệnh viện, có khi vừa kịp đến bệnh viện thì bệnh nhân đã ngừng hô hấp, tim ngừng đập, tuy đã qua công tác cấp cứu hồi sức nhưng cũng không thành công, bệnh nhân vẫn tử vong.
  2. Lượng thuốc thâm nhập vào cơ thể quá nhiều: Chủ yếu là bị ngộ độc qua mồm, đặc biệt là do uống phải thuốc sâu có độc tố cao, các triệu chứng khi ngộ độc rất nặng, tuy đã cấp cứu rất tích cực, phương pháp cấp cứu đúng đắn phù hợp, nhưng cũng không thể cứu được tính mạng. Có khi tim vẫn đập, hô hấp bị ngừng một lúc, trải qua cấp cứu đã hồi sức, nhưng do ngộ độc quá nặng, cuối cùng vẫn bị chết.
  3. Do nhiều nguyên nhân: Do không hiểu biết hoặc do quá trình tiếp xúc thuốc sâu có sai sót, chẩn đoán nhầm, điều trị nhầm. Hoặc giả khi bắt đầu chẩn trị đã tưởng ngộ độc thuốc sâu là bệnh khác điều trị sai loại thuốc sâu bị ngộ độc, sau đó mới phát hiện ra loại thuốc sâu bị ngộ độc, mới cấp cứu theo loại thuốc sâu đã gây ngộ độc, nhưng lúc đó thì đã muộn. Có khi lại cho ngộ độc thuốc trừ cỏ là bị ngộ độc Phospho hữu cơ, nên đã cho bệnh nhân dùng lượng lớn Atropin cũng gây ra tử vong.
  4. Do bác sỹ thiếu kiến thức về loại thuốc sâu mới hay loại thuốc sâu ít gặp, nên các biện pháp điều trị không chính xác. Hơn nữa lại không nắm vững cách dùng thuốc giải độc, như trước đây khi điều trị ngộ độc Phospho hữu cơ, thường dùng lượng Atropin quá ít, không thể kháng lại độc tố của thuốc sâu, sau đó lại cho bệnh nhân sử dụng liều quá lớn, gây ra ngộ độc Atropin, cả hai trường hợp trên đều gây tử vong cho bệnh nhân.
  5. Chết vào thời kỳ cuối vì độc tố của thuốc sâu phát bệnh chậm: Như nhiều ca ngộ độc Rogor, đã hồi phục rồi bệnh lại quật trở lại, gây đột tử. Ngoài Rogor ra, các ca ngộ độc Phospho hữu cơ khác cũng đột nhiên quật lại gây tử vong vào thời kỳ đã hồi phục như loạn nhịp tim nặng và phổi bị tổn thương. Như khi bị ngộ độc Zinc Phosphide nặng, cũng có trường hợp sau khi thấy bệnh bắt đầu có biến chuyển tốt, bệnh nhân lại chết do gan bị tổn thương nặng. Những bệnh nhân bị chất độc đột ngột quật lại kiểu này, tuy có một số trường hợp được cấp cứu có thể qua khỏi, nhưng tỷ lệ tử vong vẫn rất cao do trình độ của bác sỹ hiện nay. về điểm này không những bác sỹ phải cảnh giác, mà người nhà bệnh nhân cũng cần hiểu biết để tránh một số trường hợp nhầm lẫn không nên có.
  6. Chết vì phát bệnh nặng do ngộ độc thuốc sâu: Như bị sốc, tim hoạt động bất thường do bị ngộ độc gây ra các triệu chứng như chảy máu đường tiêu hóa, viêm tuyến tụy, suy thận, nhiễm bệnh nặng…

Để nâng cao tỷ lệ cấp cứu thành công các ca ngộ độc thuốc sâu, giảm thiểu xảy ra các bi kịch tử vong, các nhân viên y tế, nhất là các y bác sỹ ở nông thôn cần phải có kiến thức thành thạo về các loại thuốc sâu trong khu vực, nâng cao trình độ kỹ thuật chẩn trị các ca ngộ độc thuốc sâu. Nhưng cũng còn một số nhân tố mà bác sỹ không thể kiểm soát được, như làm tốt công tác phòng độc về thuốc sâu, sớm phát hiện bệnh nhân, bảo quản thuốc sâu tốt, không phát tán thuốc sâu quá mức,… cũng như làm thế nào để thực hiện tốt công tác sơ cứu tại chỗ, còn cần động viên lực lượng xã hội tham gia mới đạt được hiệu quả. cần giảm thiểu các ca tử vong do ngộ độc thuốc sâu, điều căn bản nhất là đề phòng, cố gắng không để xảy ra ngộ độc nông dược.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận