Ngộ độc cấp tính do pha thuốc sâu

Ngộ độc

Thuốc sâu là chỉ thuốc dùng để trừ các loại sâu phá hoại sản xuất nông nghiệp, diệt trừ cỏ dại, các loại thuốc bón thúc và khống chế sinh vật sinh trưởng. Thuốc trừ sâu có tác dụng quan trọng bảo đảm cho nông nghiệp được mùa. Cùng với việc sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng, nên sản lượng và lượng dùng thuốc trừ sâu cũng ngày một gia tăng. Trong đó thuốc trừ sâu chiếm trên 70%, chủ yếu là hợp chất lân hữu cơ (chiếm khoảng 70 đến 80%).

Tiếp theo là các loại hóa chất trừ sâu như hợp chất loại Ethyl Carbonate. Trong những năm gần đây, do các loại sâu bọ ngày càng nhờn với các loại thuốc trừ sâu, để nâng cao hiệu quả thuốc trừ sâu, tiết kiệm thời gian và công sức chế thuốc, nên việc pha trộn hai loại thuốc hoặc pha nhiều loại thuốc ngày càng nhiều.

Tình trạng ngộ độc

Do số lượng sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu pha chế mấy năm gần đây tăng lên rõ rệt, nhất là trong quá trình trồng bông, lại càng thường gặp và sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu pha chế, làm cho các ca bệnh bị ngộ độc cấp tính do pha chế thuốc trừ sâu mỗi năm một tăng. Điều đáng chỉ rõ là một số ca bệnh bị ngộ độc là do nông dân sau khi mua thuốc sâu về tự pha chế, chính trong quá trình đó đã bị ngộ độc do pha chế nhiều loại thuốc gây nên.

Đánh giá chất độc

Sau khi pha chế các loại thuốc trừ sâu khác nhau, tác dụng của độc tính được sinh ra cũng được gia tăng mạnh hơn thông thường thì có các dạng:

  • Hai loại thuốc trừ sâu lân hữu cơ pha chế với nhau, độc tính gia tăng mạnh hơn, và cũng có lúc rất mạnh, ví dụ như khi pha chế Sulfur-ortho với oxygen- orthomara chất độc của hai loại thuốc ấy so với loại đơn chất đã tăng rõ rệt hơn;
  • Khi pha chế loại thuốc sâu lân hữu cơ với Ethyl Carbamate cũng có biểu hiện độc tính trong hai loại thuốc sâu được gia tăng. Nhưng sau khi pha chế Sulfur- othor với Isopropyl, cũng như sau khi pha chế Methylradical với Sulfur-othor thì chất độc được tăng lên rất mạnh, thuộc loại rất độc;
  • Khi pha chế Clo hữu cơ và lân hữu cơ với nhau thường có tác dụng chống đối nhau.
  • Khi pha chế hai loại thuốc sâu Clo hữu cơ với nhau thì tác dụng gia tăng rõ rệt. Do hiện nay chưa đi sâu nghiên cứu lý học có hệ thống về chất độc của việc pha chế cốc loại thuốc sâu nên đã hiểu biết hời hợt về một số lĩnh vực mới. Ví dụ như sau khi pha chế nhiều loại thuốc sâu với loại thuốc bổ trợ có thể các chất hóa học cũng bị biến đổi do quá trình vận chuyển, cất giữ, tiêu thụ quá lâu, đã làm thay đổi các chất độc. Tóm lại, việc tăng cường đi sâu nghiên cứu chất độc có liên quan đến việc pha chế thuốc trừ sâu là điều rất cần thiết.

Những điểm cần chú ý trong chẩn trị

  • Cần hỏi han tỷ mỷ xem những người bị ngộ độc đã tiếp xúc với chất gì. Đối với những người ngộ độc mà nghi là do pha chế các sản phẩm thuốc sâu thì cần xem xét nội dung của bao gói và bản hướng dẫn sử dụng loại thuốc đó, để xác định thành phần và loại thuốc. Ngoài ra, cần hỏi xem trước khi pha chế thuốc có tình trạng tái pha trộn và thao tác có gì sai sót không…
  • Cần chú ý tình trạng dẫn đến bệnh, quá trình phát triển bệnh và mức độ nghiêm trọng. Đối với những biểu hiện lâm sàng khi bị ngộ độc, cần hết sức tránh nhận xét chủ quan khi có biểu hiện nhiễm phải một loại thuốc sâu “điển hình” nào đó. Khi gặp phải các ca bệnh không điển hình cần tính tới khả năng tái pha chế thuốc sâu.
  • Hồng cầu trong máu là tiêu chí hiệu ứng sinh vật chủ yếu của thuốc sâu loại lân hữu cơ và Batyl Acetate. Hiện nay đã chứng minh được là tiếp xúc đơn nhất chỉ có ở hai loại thuốc sâu kể trên, cũng như việc tiếp xúc với lân hữu cơ và thuốc trừ sâu hoặc loại Ethyl Morbamate khi pha chế có thể xuất hiện làm cho hồng cầu xuống thấp. Do vậy, việc kiểm tra hồng cầu đối với việc chẩn đoán bởi ngộ độc khi pha chế loại thuốc sâu kể trên là điều cực kỳ có ý nghĩa. Trước đây dùng phương pháp xét nghiệm sinh hóa Ferric Chloride đã nhanh chóng được thay thế bằng phương pháp xét nghiệm bằng giấy. Gần đây nhất có nghiên cứu thành công một phương pháp có ưu điểm rất nhậy, nhanh, chính xác cần được phổ biến rộng rãi.
  • Đối với những người chỉ đơn thuần ngộ độc loại Ethyl Carbamate thì thông thường chủ trương không dùng thuốc lên men kiềm để điều trị, bởi vì có khả năng tăng thêm chất độc, nhưng khi bị ngộ độc thuốc sâu pha chế lân hữu cơ và Ethyl Carbamate nếu như có biểu hiện lâm sàng điển hình về ngộ độc lân hữu cơ, chất Alkalies Esterase trong máu giảm xuống rõ rệt, thì vẫn có thể dùng ở mức độ vừa phải. Ví dụ như thuốc Furantan nhỏ hạt thường là do Furantan pha chế với một tỷ lệ lân nhất định có hiệu quả lâu, khi điều trị ở giai đoạn đầu có thể dùng Atropin đơn thuần, chứ không cần phải chống lân hoặc chống Chlo-Lân, sau 4 đến 6 giờ không thấy bệnh chuyển biến tốt thì mới chống lân hoặc chống Chlo-Lân, nhưng với liều lượng hạn chế.

Cách đề phòng

Đầu tiên cần tăng cường quản lý thuốc sâu một cách toàn diện, đối với việc sản xuất và sử dụng thuốc sâu pha chế cần phải tiến hành đăng ký vào sổ. Nghiêm cấm sản xuất và tiêu thụ phi pháp các loại thuốc sâu pha chế mà chưa đăng ký. Không pha chế bừa bãi các loại thuốc sâu khi không có hướng dẫn sử dụng khoa học nếu không rõ dễ xảy ra ngộ độc, đồng thời có thể sẽ làm cho các loại sâu kháng nhờn với các loại thuốc sâu pha chế.

Ngoài ra, đối với các loại thuốc sâu pha chế đã chính thức được phê chuẩn và tiêu thụ hiện nay cần sớm được quy phạm hóa sử dụng an toàn và các cách phòng trị chất độc. Đồng thời cần được nhanh chóng phổ cập các kiến thức trên đây đến mọi nhân viên y tế cơ sở ở nông thôn, nhằm nâng cao khả năng đề phòng các ca ngộ độc cấp tính thuốc sâu pha chế, cũng nhằm giảm được tỷ lệ ngộ độc và tử vong. Hơn nữa cần phải tiến hành tuyên truyền giáo dục cách sử dụng thuốc sâu vệ sinh và an toàn cho nông dân.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận