Rối loạn lipid máu thuộc phạm vi chứng “đàm trọc” “phì bạng” … của y học cổ truyền.
SỰ HÌNH THÀNH ĐÀM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀM THẤP
Sự vận hóa thủy dịch trong cơ thể có liên quan chủ yếu với các tạng phế, tỳ, can, thận:
- Phế chủ tuyên phát, túc giáng, thông điều thủy đạo khiến cho đường vận hành của thủy dịch trong cơ thể được thông suốt, thủy dịch được vận hành linh hoạt khắp cơ thể. Khi chức năng của phế bị rối loạn sẽ làm cho tân dịch bị đình trệ lại mà sinh đàm ấm, từ đó gây nên các chứng: suyễn thở, đờm nhiều, ngực phiến…
- Tỳ chủ vận hóa bao gồm vận hóa thức ăn và vận hóa thủy dịch. Dưới tác dụng vận hóa của tỳ, thủy dịch được chuyển hóa thành tân dịch, lên phế và phân tán đi toàn thân, phát huy tác dụng tư dưỡng, nhu nhuận. Đồng thời, tỳ còn đem thủy dịch dư thừa sau khi các cơ quan tổ chức sử dụng đưa lên phế, từ đó đưa xuống thận, thông qua tác dụng khí hóa của phế và thận tạo thành mồ hôi và nước tiểu để đào thải ra ngoài. Khi chức năng chủ vận hóa của tạng tỳ bị rối loạn, thủy dịch không thể chuyển hóa hết thành tân dịch, phần còn lại bị đình trệ trong cơ thể, tạo thành đàm thấp. Biểu hiện: thể trạng béo, ngực bụng trướng đầy, chân tay nặng nề, đại tiện phân nát…
- Can chủ sơ tiết, có tác dụng duy trì khí cơ toàn thân thông suốt, thúc đẩy huyết và tân dịch vận hành. Chức năng này có liên quan mật thiết tới sự vận hóa của tạng tỳ, giúp khí cơ của tỳ thông xướng, chức năng thăng giáng được hài hòa. Khi chức năng sơ tiết của tạng can rối loạn làm ảnh hưởng tới chức năng vận hóa của tạng tỳ, khiến cho thủy thấp không được vận hành, đình trệ lại mà sinh đàm thấp. Trên lâm sàng thường có các biểu hiện: thể trạng béo, cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, phiền nhiệt, cơ thể như bị bó.
- Thận chủ thủy, có chức năng chủ trì và điều tiết trao đổi tân dịch trong cơ thể. Thận dương có tác dụng thúc đẩy quá trình phân bố và bài tiết tân dịch; ngược lại, thận âm có tác dụng kìm hãm quá trình này. Do đó, người xưa nói: “thận dương chủ mở, thận âm chủ đóng”. Thận dương có tác dụng khí hóa, ôn ấm tỳ dương, từ đó làm cho chức năng vận hóa của tỳ được diễn ra bình thường, thủy dịch trong cơ thể được phân tán đi toàn thân. Khi thận dương hư khiến cho tỳ dương không được ôn ấm, chức năng vận hóa thất thường làm cho sự vận hành của thủy dịch trong cơ thể không được lưu lợi, tích lại trong cơ thể lâu ngày thành đàm thấp. Biểu hiện: hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, vô lực, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu.
Thủy, thấp, đàm, ẩm là sản phẩm bệnh lý được hình thành do rối loạn vận hóa thủy dịch của cơ thể.
Nguyên nhân hình thành thủy, thấp, đàm, ẩm trong cơ thể là do ngoại cảm lục dâm, nội thương thất tình, ăn uống thất thường, lao lực quá độ hoặc cuộc sống quá nhàn rỗi làm rối loạn chức năng của các tạng: phế, tỳ, can, thận, khiến cho sự vận hóa thủy dịch trong cơ thể bị trở ngại, thủy dịch bị đình trệ lại mà thành.
Quá trình hình thành các sản phẩm bệnh lý này tuân theo một quy luật sau: thấp tụ lại thành thủy, thủy tích thành ẩm, ẩm ngưng lại thành đàm. về hình thái mà nói thì chất đục đặc là đàm, trong loãng là ẩm, thanh hơn là thủy; riêng thấp là trạng thái thủy dịch thấm đẫm lan tràn trong tổ chức cơ thể, hình thái của nó không rõ ràng như thủy, ẩm và đàm. Do thủy, thấp, đàm, ẩm đều hình thành từ sự ngưng trệ của tân dịch trong cơ thể nên trong nhiều trường hợp thủy, thấp, đàm, ẩm không thể phân biệt rạch ròi mà thường gọi chung là “thủy thấp”, “thủy âm”, “đàm thấp”, “đàm ẩm”…
Đàm thấp sau khi được hình thành sẽ gây khốn tỳ, khiến cho chức năng vận hóa của tỳ bị rối loạn, từ đó không vận hóa được thủy thấp, thủy thấp đình trệ lại thành đàm, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý.
Đàm thấp sinh ra một mặt làm trì trệ khí cơ, ảnh hưởng tới chức năng thăng giáng khí cơ của các tạng phủ; mặt khác có thể lưu trú ở kinh lạc, ngăn trở khí huyết vận hành, gây chứng khí trệ huyết ứ. Đàm thấp có đặc điểm: nặng, đục, dính trở, vì vậy thường gây thế bệnh giằng co, tình trạng bệnh kéo dài.
BỆNH NGUYÊN, BỆNH CƠ
Như vậy, nguyên nhân gây chứng “thấp trọc”, “phì bạng” chính là những nguyên nhân hình thành thủy, thấp, đàm, ẩm trong cơ thể, bao gồm:
- Do ăn uống không điều độ; hoặc do ăn quá nhiều thức ăn cao lương, đồ ngọt béo; hoặc do uống rượu quá nhiều lâu ngày làm tổn thương đến tỳ. Tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, làm thủy thấp đình trệ lại, lâu ngày hóa đàm, đàm nung nấu trong cơ thể mà gây bệnh.
- Do uất ức lâu ngày; hoặc do can đởm thấp nhiệt, khí cơ bất lợi ảnh hưởng đến chức năng sơ tiết của can đởm, từ đó ảnh hưởng đến quá trình vận hành, phân bố, chuyển hóa của dịch thể, khiến cho đàm thấp ứ lại mà gây bệnh.
- Do bẩm tố thể trạng béo phì, dương khí bất túc; hoặc do bản tính ít hoạt động, lại thêm ăn uống nhiều loại cao lương; hoặc do làm việc trong môi trường tĩnh tại, ít hoạt động khiến cho sự vận hành của khí cơ không được thông xướng, ảnh hưởng đến sự vận hóa tân dịch trong cơ thể mà gây bệnh.
- Do tuổi cao, chức năng của thận khuy tổn. Thận dương hư khiến cho tỳ dương không được ôn ấm, chức năng vận hóa thất thường làm cho sự vận hành của thủy dịch trong cơ thể không được lưu lợi, tích lại trong cơ thể lâu ngày mà gây bệnh,
PHÂN THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Rối loạn lipid máu theo y học cổ truyền là tình trạng bản hư tiêu thực. Bệnh xảy ra chủ yếu là do ba tạng: can, tỷ, thận hư (bản hư), dẫn tới tình trạng đàm thấp trở trệ, huyết ứ (tiêu thực). Vì vậy, trong quá trình điều trị cần chú ý phân biệt các biểu hiện hư thực của bệnh.
Thể đàm trệ
Chứng hậu
- Thể trạng béo bệu
- Tức ngực
- Chân tay nặng nề, cảm giác rã rời, vô lực
- Bụng trướng
- Miệng dính, khó nuốt, cảm giác buồn nôn hoặc nôn
- Lưỡi dính nhớt
- Mạch huyền hoạt.
Pháp điều trị: táo thấp hóa đàm, lý khí giáng trọc
Phương dược
Cổ phương: Nhị trần thang gia vị.
Trần bì 10g Bán hạ chế 08g
Bạch linh 15g Cam thảo 06g
Sơn tra 12g Thương truật 15g
Hậu phác 15g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Thấp nhiều: người nặng, cảm giác như bó, chất lưỡi bệu, nhớt, gia: xa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g.
+ Béo bệu kèm theo phù thũng gia: trạch tả 12g, trư linh 10g.
+ Tỳ khí hư kiêm đàm thấp: người mệt mỏi, ăn kém, khó tiêu, bụng trướng dầy, đau, đại tiện phân nát, rêu lưỡi trắng dày, nhớt dùng bài Hương sa lục quân.
Nhân sâm 15g Bạch linh 15g
Bạch truật 15g Chích cam thảo 15g
Trấn bì 08g Bán hạ chế 08g
Mộc hương 08g Sa nhân 06g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Nếu kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt là đàm tích trệ lâu ngày hoá hoả, hoả động sinh phong. Pháp điều trị: kiện tỳ, thảm thấp, hoá đàm, tức phong. Dùng bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang.
Trần bì
Bạch linh Bạch truật |
10g
15g 12g |
Bán hạ chế
Cam thảo Thiên ma |
08g
06g 12g |
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Thuốc nam:
Đảng sâm
Mã đề Hậu phác nam Mộc hương nam Sơn tra |
15g
12g 12g I2g 10g |
Ý dĩ
Thương truật Ngũ gia bì Râu ngô |
12g
12g I2g 10g |
Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15- 20 phút, uống trong ngày.
Châm cứu
- Châm bổ: tỳ du, túc tam lý, tam âm giao; châm tả: phong long, giải khê. Thời gian: 15-30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
- Nhĩ châm: tỳ, vị, nội tiết, giao cảm, thần môn. Thời gian: 15 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
- Khí công – dưỡng sinh: sử dụng các bài luyện thở, luyện hình thể. Thời gian tập tối đa: 30 phút/lần X 1 — 2 lần/ngày.
Thể thấp nhiệt
Chứng hậu
- Cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Cảm giác tức ngực, phiền nhiệt, cơ thể như bị bó
- Thể trạng béo
- Miệng khô, khát
- Đại tiện phân nát hoặc lỏng, cảm giác nóng hậu môn
- Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt
- Mạch hoạt hoặc hoạt sác
Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp.
Phương dược
- Cổ phương: Tứ linh tán hợp Lục nhất tán gia giảm.
Bạch linh | 15g | Trư linh | 15g |
Bạch truật | 15g | Trạch tả | 15g |
Hoạt thạch | 25g | Cam thảo | 04g |
Thảo quyết minh | I2g | Kim ngân đằng | I2g |
Ý dĩ | I2g |
Các vị thuốc tán bột mịn, trộn đều, uống 12 – 18g/lần X 2 lần/ngày với nước ấm. Có thể làm thang sắc uống với liều thích hợp.
+ Đại tiện bí kết gia: đại hoàng 06g, binh lang 06g.
+ Thấp nhiệt thương âm: tâm phiền, người nóng, miệng khát, đại tiện phân nát hoặc lỏng, cảm giác nóng hậu môn sau khi đại tiện, tiểu tiện vàng đục, gia: sinh địa 15g, huyền sâm 12g.
Thuốc nam:
Mã đề | 12g | Ý dĩ | I2g |
Vỏ cây núc nác | 08g | Bạch mao căn | 12g |
Hậu phác nam | 12g | Ngũ gia bì | I2g |
Mộc hương nam | 12g | Râu ngô | 10g |
Nhân trần | 12g |
Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày. |
Châm cứu
- Châm bổ: túc tam lý, tam âm giao; châm tả: thái xung, phong long, giải khê. Thời gian: 15 — 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
- Nhĩ châm: tỳ, vị, can, thận, nội tiết, giao cảm, thần môn. Thời gian: 15 phút/lần X 1 — 2 lần/ngày.
- Khí công – dưỡng sinh: sử dụng các bài luyện thở, luyện hình thể. Thời gian tập tối đa: 30 phút/lần X 1 — 2 lần/ngày.
Thể khí trệ huyết ứ
Chứng hậu
- Đau tức ngực hoặc đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
- Đau cố định một chỗ
- Chân tay tê bì
- Chất lưỡi tía hoặc có điểm ứ huyết
- Mạch vi sáp hoặc kết đại.
Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ
Phương dược
Cổ phương: Huyết phủ trục ứ thang gia vị.
Đào nhân | 08g | Xuyên khung | 10g |
Đương quy | 15g | Xích thược | 15g |
Sinh địa | 10g | Ngưu tất | 10g |
Sài hồ | 10g | Cát cánh | 08g |
Chỉ xác | 08g | Cam thảo | 06g |
Hồng hoa | 08g | Uất kim | 08g |
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Nếu kèm theo đàm trọc: đầu đau như bó, ngực bụng đầy trướng, hay có cảm giác buồn nôn, chán ăn, chậm tiêu, chất lưỡi bè to, rêu lưỡi dày nhờn có thể dùng Huyết phủ trục ứ thang hợp với Qua lâu giới bạch bán hạ thang.
Đào nhân | 08g | Xuyên khung | 10g |
Đương quy | 15g | Xích thược | 15g |
Sinh địa | 10g | Ngưu tất | 10g |
Sài hồ | 10g | Cát cánh | 08g |
Chỉ xác | 08g | Cam thảo | 06g |
Hồng hoa | 08g | Qua tâu | 10g |
Giới bạch | 08g | Bán hạ chế | 08g |
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Đau tức ngực gia: giáng hương 06g, đan sâm 15g, tam thất 08g.
+ Đau đầu, hoa mắt chóng mặt gia: thiên ma 12g, câu đằng 12g.
Thuốc nam:
Mộc hương nam | 12g | Đan sâm | 12g |
Rễ cỏ xước | 12g | Trần bì | 08g |
Hà thủ ô | 12g | Râu ngô | 10g |
Nghệ đen | 10g | Kê huyết đằng | 10g |
Sơn tra | 12g |
Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày. |
Châm cứu
- Châm bổ: túc tam lý, tam âm giao; châm tả: phong long, giải khê, huyết hải, chiên trung, thái xung, kỳ môn. Thời gian: 15 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
- Nhĩ châm: tỳ, vị, can, nội tiết, giao cảm, thần môn. Thời gian: 15 phút/lần X 1-2 lần/ngày.
- Khí công – dưỡng sinh: sử dụng các bài luyện thở, luyện hình thể. Thời gian tập tối đa: 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
Thể thận dương hư
Chứng hậu
- Hoa mắt chóng mặt
- Mệt mỏi, vô lực
- Sợ lạnh, chân tay lạnh
- Lưng gối mỏi yếu
- Nước tiểu nhiều, tiểu tiện nhiều lần
- Chất lưỡi đạm nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt
- Mạch trầm vi.
Pháp điều trị: Ôn bổ thận dương
Phương dược
phương: Bát vị hoàn gia vị. | |||
Thục địa | 320g | Hoài sơn | 160g |
Sơn thù | 160g | Trạch tả | 120g |
Bạch lình | 120g | Đan bì | 120g |
Phụ tử chế | 40g | Nhục quế | 40g |
Ngưu tất | 120g | Ba kích | 160g |
Xa tiền tử | 160g | Trư linh | 40g |
Dâm dương hoắc | 160g |
Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 12 – 16g/lần X 2 — 3 lần/ngày với nước ấm hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Hàn thấp nhiều: người lạnh, cảm giác nặng nề, chân tay co duỗi khó khăn, đại tiện phân nát, tiểu tiện không lợi gia bào khương 20g.
+ Tỳ thận dương hư: tinh thần mệt mỏi, ngại nói, đoản hơi, ngũ canh tà, mạch nhu nhược, gia: can khương 20g, bạch truật sao 160g, đảng sâm 160g.
Thuốc nam:
Cốt toái bổ 15g Phá cố chỉ 15g
Hà thủ ô 12g Kê huyết đằng 12g
Mộc hương nam 12g Hạt mã để 12g
Râu ngô 10g Trâu cổ 06g
Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.
Châm cứu
- Châm bổ: tỳ du, vị du, thận du, túc tam lý; châm tả: phong long, giải khê, huyết hải. Thời gian: 15 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
- Nhĩ châm: tỳ, vị, thận, nội tiết, giao cảm, thần môn. Thời gian: 15 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
- Khí công – dưỡng sinh: sử dụng các bài luyện thở, luyện hình thể. Thời gian tập tối đa: 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
PHÒNG BỆNH
Để phòng bệnh rối loạn lipid máu một cách hiệu quả, ngoài việc hướng dẫn người bệnh thực hiện các phương pháp dự phòng như đã nêu trong phần y học hiện đại, thầy thuốc cần tư vấn và hướng dẫn để người bệnh kết hợp các phương pháp phòng bệnh của y học cổ truyền.
Các phương pháp phòng bệnh rối loạn lipid máu của y học cổ truyền bao gồm:
- Khí công – dưỡng sinh: hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập luyện thở, luyện hình thể phù hợp với thể trạng và tình hình bệnh tật của mỗi người. Các bài tập này ngoài tác dụng tăng cường sức khoẻ, còn có tác dụng tăng quá trình tiêu hao năng lượng trong cơ thể, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì, từ đó có tác dụng phòng bệnh.
- Ẩm thực: hướng dẫn người bệnh cách sử dụng các loại thức ăn thanh đạm, hạn chế sử dụng các thức ngọt, béo; không nên sử dụng quá nhiều bia, rượu. Ngoài ra, nên hướng dẫn người cao tuổi sử dụng các món ăn – bài thuốc có tác dụng phòng bệnh của y học cổ truyền, bao gồm:
+ Rượu sơn tra: 60ml/ngày, chia 2 lần, dùng làm rượu khai vị trước bữa ăn.
+ Sơn tra 30g, tang thầm 15g, gạo tẻ 30g: nấu cháo ăn trong ngày.
+ Sơn tra 15g, hà diệp 15g: hãm uống trong ngày.
+ Sơn tra 10g, hòe hoa l0g: hãm uống trong ngày…
Tóm lại: rối loạn lipid máu là tình trạng mất cân bằng giữa các thành phần lipoprotein trong máu. Trên lâm sàng thường gặp rối loạn lipid máu có tăng một hoặc nhiều thành phần lipoprotein. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi có cuộc sống vật chất đầy đủ, tĩnh tại; hoặc thứ phát sau một số bệnh khác như đái tháo đường, rối loạn chức năng một số tuyến nội tiết. Việc điều trị chủ yếu điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường vận động cơ thể, thế dục thể thao; có thể kèm theo sử dụng các loại thuốc điều chỉnh các thành phần lipid máu (nếu cần). Nếu là thứ phát, cần điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh (nếu có thể) hoặc quản lý tốt tình trạng bệnh tật có liên quan. Điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường vận động, thể dục thể thao thích hợp để giữ ổn định cân nặng cơ thể trong giới hạn bình thường là biện pháp dự phòng rối loạn lipid máu hiệu quả nhất.