I. ĐỊNH NGHĨA
Ung thư tuyến nước bọt mang tai là một ung thư biểu mô của tuyến, nang tuyến hoặc u hỗn hợp tuyến mang tai thoái hóa ác tính.
II NGUYÊN NHÂN
- Nguyên nhân bên trong
- Di truyền
- Nội tiết
- Nguyên nhân bên ngoài
- Tác nhân vật lý
+ Bức xạ ion hoá.
+ Bức xạ cực tím.
- Tác nhân hoá học
+ Thuốc lá.
+ Người có thói quen ăn trầu thuốc.
- Chế độ ăn uống và ô nhiễm thực phẩm
+ Các chất bảo quản thực phẩm.
+ Các thực phẩm hun khói, dưa khú…
+ Các nấm mốc từ gạo, lạc…
- Ung thư nghề nghiệ Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ, Dioxin, thuốc trừ sâu diệt cỏ….
- Tác nhân sinh học: Virus gây ung thư.
III. CHẨN ĐOÁN
- Chẩn đoán xác định
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh lý.
- Lâm sàng
– Các dấu hiệu chỉ điểm đặc hiệu
+ Đau liên tục vùng mặt bên bệnh.
+ Liệt mặt.
+ Loét sùi vùng tuyến mang tai.
– Biểu hiện lâm sàng điển hình
+ U vùng tuyến mang tai.
+ U to gây biến dạng mặt.
+ U dính với mô xung quanh.
+ Da bề mặt sùi loét.
Hạch vùng dưới hàm, cạnh cổ.
Ở giai đoạn muộn, khối ung thư to gây chèn ép và rối loạn các chức năng.
- Cận lâm sàng
– X quang
+ X quang thường quy: có thể thấy hình ảnh u xâm lấn phá hủy tuyến mang tai.
+ CT Scaner và MRI: thấy hình ảnh u xâm lấn các mô mềm và xương lân cận
+ theo 3 chiều.
+ PET-CT: có thể phát hiện các tổn thương ung thư di căn.
- Siêu âm: có thể phát hiện các tổn thương di căn
- Giải phẫu bệnh lý: thấy hình ảnh tế bào ung thư biểu mô tuyến
- Chẩn đoán giai đoạn: Sử dụng hệ thống
– Các mức độ:
T | N | M |
T0: Khối u không xác định được trên lâm sàng | N0: Không có hạch | M0: Chưa có di căn xa |
T1: Khối u ĐK < 2cm | N1 : Xác định được hạch đơn cùng bên
<3cm |
M1 : Có biểu hiện di căn xa |
T2 : 2cm <Khối u<4cm | N2 :
N2a : 3cm<Hạch đơn cùng bên<6cm. N2b: Nhiều hạch cùng bên nhưng không có hạch nào >6cm. N2c: Hạch hai bên đơn hoặc nhiều hạch nhưng không có hạch nào >6cm. |
– |
T3: Khối u >4cm | N3 : Bất kỳ hạch đơn hoặc đa KT >6cm | – |
– Giai đoạn :
Giai đoạn | T | N | M |
I | T1 | N0 | M0 |
II | T2 | N0 | M0 |
III | T1 | N1 | M0 |
T2 | N1 | M0 | |
T3 | N0,N1 | M0 | |
IV | T4 | N0,N1 | M0 |
Bất kỳ T | N2,N3 | M0 | |
Bất kỳ T | Bất kỳ N | M1 |
- Chẩn đoán phân biệt
– U hỗn hợp tuyến mang tai: không đau, không liệt mặt, u di động.
IV. ĐIỀU TRỊ
- Nguyên tắc
Phẫu thuật cắt bỏ rộng tổn thương ung thư phối hợp với nạo vét hạch vùng cổ.
Có thể phối hợp với xạ trị và hóa trị liệu
- Điều trị cụ thể
- Phẫu thuật
+ Phẫu thuật cắt rộng lấy bỏ toàn bộ tổn thương ung thư bao gồm cả tuyến mang tai tới mô lành.
+ Phẫu thuật nạo vét lấy bỏ hạch vùng cạnh cổ, dưới hàm cùng bên.
+ Tái tạo vùng khuyết hổng bằng vạt phần mềm tại chỗ hoặc vạt từ xa với nối mạch vi phẫu.
- Xạ trị: thường áp dụng xạ trị để hỗ trợ điều trị ung thư tuyến mang tai sau phẫu thuật
- Hóa trị liệu: có thể sử dụng trước phẫu thuật và phối hợp điều trị sau phẫu thuật
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Tiên lượng
Nếu phẫu thuật rộng cắt bỏ toàn bộ khối ung thư sớm thì tiên lượng sẽ tốt hơn. Tùy theo phẫu thuật ở giai đoạn nào của tổn thương ung thư mà thời gian sống của bệnh nhân kéo dài sau 5 năm khác nhau. Theo một số tác giả nước ngoài:
Giai đoạn | Thời gian sống sau 5 năm |
I | 57 – 84 % |
II | 49 – 70 % |
III | 25 – 59 % |
IV | 7 – 47 % |
- Biến chứng
- Bội nhiễm
- Chảy máu.
- Di căn: tùy loại ung thư mà có thể di căn vào phổi, não, trung thất
VI. PHÒNG BỆNH
- Tuyên truyền tránh các yếu tố nguy cơ ung thư: hút thuốc, ăn trầu, tiếp xúc phóng xạ, hóa chất…
- Khám chuyên khoa răng hàm mặt để phát hiện các tổn thương sớm và điều trị kịp thời