Ngộ độc gạo ngả màu vàng là do nhiều loại chất độc do men khuẩn sống ký sinh ở lúa gạo sinh ra như nấm men màu vàng lục, màu vàng óng hoặc màu quất xanh trong gây ra. Ngộ độc gạo ngả màu vàng thường thấy ở Nhật Bản và khu vực Đông Nam á, ở Trung Quốc ít gặp hơn. Nhưng trên thực tế loại ngộ độc này lại tương đối nhiều. Mới đầu chỉ phần phôi bì hạt gạo ngả màu vàng, dần dần lan ra cả hạt gạo đều ngả màu, dễ mủn ra. Khi vốc một nắm gạo ngả màu vàng lên thường ngửi thấy có mùi thối đặc biệt.
Độc tố của các loại gạo ngả màu vàng khác nhau thì triệu chứng lâm sàng cũng không giống nhau. Tại Đài Loan, Nhật Bản thường hay gặp các ca ngộ độc gạo ngả màu vàng do nấm mốc có màu vàng lục, biểu hiện chủ yếu là tê liệt thần kinh trung ương. Ban đầu là cơ bắp yếu ớt, sau đó là tê liệt chân mang tính đối xứng, rồi dần lan ra toàn thân, khi bị tê liệt hô hấp thì nặng. Nếu lượng độc tố ít thì khi ăn vào cơ thể trong thời gian dài có thể gây ra thiếu máu, nếu dừng không ăn gạo ngả màu sẽ được hồi phục rất nhanh.
Ngộ độc gạo ngả màu vàng óng thường thấy nhiều ở khu vực Đông Nam á và ở miền Nam Trung Quôc. Bệnh chủ yếu tấn công vào gan, biến chứng nhiễm mỡ, cuối cùng chuyển sang sơ gan.
Gạo ngả màu có nấm dạng cát xanh còn được gọi là gạo Thái Lan ngả màu vàng, có độc tố cực mạnh đối với thận. Sau khi ngộ độc có những thay đổi như thận phù to lên, tiểu quản thận bụng to ra, hoại tử, v.v… Biểu hiện lâm sàng là gây trở ngại cho chức năng thận phát triển thành bệnh mãn tính.
Khi điều trị chủ yếu là theo bệnh, bảo vệ gan và thận.