Trang chủĐông y chữa bệnhChứng Tiêu khát ( tiểu đường) trong đông y và điều trị

Chứng Tiêu khát ( tiểu đường) trong đông y và điều trị

“Tiêu khát” là tên bệnh, chủ chứng của nó là khát không chỉ, tiểu tiện nhiều, mau tiêu, hay đói. Bệnh này không giống với bệnh chứng “tiêu khát” nói trong “Thương hàn luận”, “Nội kinh”. Theo nguyên nhân phát bệnh và chứng trạng trên lâm sàng của bệnh này mà chia ra những chứng: “Tiêu đản”, “cách tiêu”, “phế tiêu”, và “tiêu trung”. Sách “Kim quỹ yếu lược” của Trương Trọng cảnh thời gọi chung là “tiêu khát”, và đã đề ra các phép chữa về sau, sách vở của các y gia nhận thức về bệnh này, có chỗ phát triển thêm, như sách “chư bệnh nguyên hậu luận”, có nêu ra bệnh “tiêu khát”, thường phát ra các chứng ung nhọt, mụn lở hoặc phù thũng, các thiên “Yếu phương” có nêu ra trong khi trị liệu bằng thuốc, đồng thời phải hạn chế sự ăn uống, sách “Ngoại đài bí yếu”, lại nêu ra chứng “đái đường”, là triệu chứng chủ yếu trên lâm sàng của bệnh này, các nhà làm thuốc từ đời Tống về sau lại căn cứ vào 3 chứng chủ yếu trên lâm sàng của bệnh này, các nhà làm thuốc từ đời Tống về sau lại căn cứ vào 3 chứng chủ yếu của bệnh “tiêu khát” là: Uống nhiều, ăn nhiều, tiểu tiện nhiều, chia ra 3 chứng uống nhiều là “Thượng tiêu”, ăn nhiều là trung tiêu, đi đái nhiều là hạ tiêu, nhưng tính chất của bệnh chỉ là một đúng như sách “Thánh tể tống lục” đã nói “ Căn bệnh là một đem suy luận thì có 3”.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân của bệnh tiêu khát cơ thể quy nạp như sau:

  • Ăn nhiều chất ngọt béo (bao gồm cả uống rượu, quá độ).

Thiên “Kì bệnh luận” sách “Tố vấn” nói: “Người bệnh vì ăn nhiều đồ ngọt, nhiều chất béo, chất béo làm cho người ta nóng bên trong, chất ngọt là cho sinh đầy, cho nên khí tràn nên chuyển thành bệnh “tiêu khát”, về sau sách của các y gia cũng nói đi nói lại quan hệ sự ăn uống quá độ với bệnh “tiêu khát”, như Dụ Gia Ngôn nói: “Chất ngon béo, rượu ngon, thức ăn ngon ai mà hạn chế được, nhưng ăn nhiều quá lâu thì đồ ăn uống gây thành nóng ở trong, làm cho tân dịch khô ráo, phải nước giúp vào, nhưng nước vào cũng tiêu đi, càng tiêu, càng khát, chất cao lương càng không tiêu được, mà gây thành bệnh “trung tiêu”, tuỳ đó hoặc trên, hoặc dưới cứ theo thứ tự mà truyền vào”. Vì thế có thể biết nóng không tiết độ là một nguyên nhân trọng yếu gây ra bệnh tiêu khát.

  • Nhân tố tình chí

Người xưa cho là tinh thần bị kích thích lâu dài, đều có quan hệ mật thiết với sự phát sinh và tái phát của bệnh “tiêu khát”, như “Tam tiêu luận” của Lưu Hà Gian nói: “Tiêu khát là tinh thần bị hao tổn, rối loạn quá độ mà sinh ra”. Sách “Nha môn sự thân” nói: “chứng tiêu khát nếu không kiêng sự ham muốn, không dè dặt sự mừng giận thời bệnh sẽ khỏi rồi lại trở lại”.

  • Phòng dục quá độ, hoặc uống các thứ thuốc đan thạch: Nghiêm Dụng Hoà nói: “Bệnh tiêu khát đều gây nên khi thận khoẻ mạnh không tự gìn giữ, phóng túng tình dục…hoặc uống những thuốc đan thạch, làm cho thận thủy khô kiệt…đó mà sinh ra khát và đi tiểu tiện nhiều”. Đó là nói rõ phòng dục quá độ và ăn uống các thuốc đan thạch (đó là một lôi ham chuộng của giai cấp thống trị, hủ bại trong xã hội phong kiến trước kia), vì muốn cầu trường sinh, phóng túng dâm dục, vui chơi mà đua nhau đều làm cho thận ráo tinh hư mà sinh ra bệnh “tiêu khát”.

Tóm lại: Những điều kể trên nhận thấy gây ra bệnh này là do nhân tố tình chí, hoặc ăn nhiều thức béo ngọt, hoặc phòng dục quá độ. Do hỏa của ngũ chí mạnh quá, hoặc nhiệt mà thức ăn ngọt béo tích luỹ lại, gây thành chứng âm hư ở trong thân thể, nhất là thận âm hư. Nhưng nên nêu rõ là, bệnh kéo dài hồi lâu, thì thường gây ra thận dương cũng hư nhưng cũng có một số ít bệnh, lúc mới phát đã kèm có thận dương hư.

BIỆN CHỨNG

Thiên “Tiêu khát” sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Con trai bị bệnh tiêu khát, tiểu tiện lại nhiều, là uống 1 đấu, tiểu tiện cũng ra một đấu”. Lại nói: “Mạch phù truờng sác, trong dạ dày có nhiệt, thì tiêu cơm ăn nhiều, đại tiện rắn, tiểu tiện đi rắt”. Đó là đã nêu rõ ra chứng trạng chủ yếu của bệnh “tiêu khát” là uống nhiều và tiểu tiện nhiều, Lý Lang Trùng đời Đường lại nhận thức thêm về bệnh này là nước tiểu rất ngọt, ông nói: “bệnh tiêu khát …mỗi lần phát ra là nước tiểu ngọt”, về sau sách vở của các y gia, đối với chứng tiểu ngọt, cũng có ghi chép khá nhiều, thí dụ như sách “Sinh gia bảo” nói: chứng “tiêu khát” là ngày đêm uống nước hàng trăm chén, còn sợ chưa đủ… tiểu tiện đi luôn, mầu nước tiểu như dầy đặc, trên có váng nổi, vị ngọt như mật, dần ngấm lâu ngày, các giống trùng tụ lại mà ăn, đó là chứng trạng rất nguy, bệnh này gọi là bệnh tiêu khát”, cũng có sách chỉ trình bày về ba chứng trạng “nhiều”, không nói tới nước tiểu ngọt như sách “Y học tâm Ngôn” nói: “Khát mà uống nhiều là thượng tiêu, tiêu cơm hay đói là trung tiêu, khát nước tiểu tiện ra như mỡ là hạ tiêu”. Khi lâm sàng thấy người bệnh bị chứng “tiêu khát” mà nước tiểu ngọt, cố nhiên có nhiều, những cũng có người khát nhiều, tiểu tiện nhiều, mà nước tiểu không biến vị. Đó là có thể biến chủ chứng của bệnh này là khát uống nhiều, hay ăn mà gây ra, là có thể có nhưng không phải đều có cả.

Uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều 3 chứng này, khi biểu hiện ra thường có nặng nhẹ khác nhau, hoặc có chứng uống nhiều rõ rệt, mà hai chứng kia không rõ rệt lắm, hoặc lấy chứng ăn nhiều làm chủ yếu, mà hai chứng kia làm thứ yếu hoặc cho đi tiểu nhiều là nặng, mà hai chứng kia là nhẹ. Các bậc hiền gia đời sau, căn cứ vào chứng nào nặng, chứng nào nhẹ trong ba chứng mà đặt tên gọi “thượng tiêu”, “trung tiêu” và “hạ tiêu”, để làm căn cứ cho việc biện chứng hay phân biệt trình bày như sau:

  • Thượng tiêu

Khát mà uống nước nhiều, miệng khô, lưỡi ráo, đại tiện như thường, tiểu tiện đi luôn là phế nhiệt tân dịch bị tổn thương.

  • Trung tiêu

Tiêu cơm hay đói, ăn uống gấp bội, lúc thường mà không sinh ra thì đại tiện rắn, là trong dạ dày táo và thực.

  • Hạ tiêu

Tiểu tiện luôn mà nhiều, hoặc như dầu mõ là thận âm bất túc. Uống

  • phần tiểu tiện ra 1 phần, hoặc nặng nữa thì đi tiểu ra không chừng độnhưng số lượng nước tiểu nhiều hơn nước uống, liệt dương, sắc mặt đen sậm thì không những là thận âm hư, mà thận dương cũng suy.

Trong quá trình phát triển của bệnh, người xưa cho là bệnh này hay có chuyển biến, cần biết kiêng kỵ cẩn thận. Nhất là trong ca bệnh nước tiểu có vị ngọt, càng dễ phát sinh thêm các chứng khác cấp tính hoặc mãn tính. Trương Trọng cảnh từng nêu ra bệnh có thể chuyển biến thành chứng “phế suy”, sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” cũng nói bệnh “tiêu khát” biến chứng hạ phát ra chứng “ung thư”, hoặc lở ngoài da hoặc phù thũng. Các nhà làm thuốc sau này căn cứ vào thực tiễn lâm sàng đối với các kiêm chứng của bệnh này càng phát triển ra nhiều. Như Lưu Hà Giản đời Kim nói: “Bệnh tiêu khát phần nhiều biến thành loại bệnh điếc mà mụn lở, rôm sẩy đều là do trường vị táo nhiệt uất bốc lên, thủy dịch không thấm nhuần được toàn thân gây nên. Đôi Từ Cung đời Minh nói “Bệnh tam tiêu đã lâu ngày, tinh huyết đã thiếu, hoặc mắt không trông thấy hoặc một bên tay, chân tê liệt như chứng phong”. Đó là xuất hiện ra kiêm chứng thì không những làm cho bệnh kéo dài, mà còn thường thường làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng.

CÁCH CHỮA

Bệnh này tuy có chia ra “thượng tiêu”, “trung tiêu” và “hạ tiêu”, có phân biệt ra “phế nhiệt”, “vị nhiệt” và “thận hư”, nhưng khi lâm sàng thì thường thấy kiêm cả 3 chứng. Lại do sự gây nên bệnh này là vì âm hư và táo nhiệt mà hai nguyên nhân này thường dùng làm nhân quả lẫn nhau, nhiệt thịnh là do âm hư, âm càng hư thì nhiệt càng nhiều, nhiệt càng nhiều thì âm càng hư. Giữa 3 tạng phế vị thận, lại có ảnh hưởng lẫn nhau, phế vị táo nhiệt, tất nhiên tiêu thuốc tân dịch, cuối cùng thận âm sẽ bị uy hiếp, sách “Lâm chứng chỉ nam” nói “Chứng tam tiêu tuy có chia ra thượng, trung, hạ mà thực ra không ngoài âm hư, dương quá mạnh, tân dịch khô ráo khi nóng lan tràn ra mà thôi”. Trương Cảnh Nhạc thì cho là, cần nên biện hư thực trước nếu xét mạch chứng quả là thực hoả, làm hao tổn tân dịch, thì nên trừ hỏa đi là tân dịch tự sinh ra mà tiêu khát tự khỏi. Nếu do chân thủy bất túc, là thuộc về âm hư, thì không cứ là thượng, trung, hạ, tam tiêu, cần phải nên chữa thận, là do âm khí dần dần đầy đủ, tinh huyết dần dần khôi phục, là bệnh tự khỏi. Trên sự thật, bệnh này mà thuộc về thực hoả, cũng không thấy nhiều, nếu có bằng cớ là thực hoả, tất nhiên là phải dùng thuốc khổ hàn để trực tiếp ức chế ngay nhưng cùng bệnh đó thì thôi, không nên dùng quá nhiều.

Thiên “Tiêu khát” sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Con trai bị bệnh tiêu khát, tiểu tiện lại nhiều, uống nước bao nhiêu đi tiểu bấy nhiêu dùng thận khí hoàn làm chủ”. Khát muốn uống nước, miệng khô ráo, lấy Bạch hổ gia nhân sâm thang làm chủ, chứng trước không những tả thận âm hư, hỏa suy không hóa được thủy, chứng sau là thiên về phế vị nhiệt quá tân dịch tổn thương, nhưng đã nêu rõ được về nguyên tắc chữa bệnh này, những sách thuốc của các y gia từ trước đến nay đối với phương thuốc chữa bệnh này, đều dựa trên cơ sở của “Kim quỹ yếu lược”, mà phát triển không ngừng, căn cứ vào nguyên nhân bệnh mà lựa dùng những phép sinh tân dịch thanh hỏa nhiệt, tư dưỡng thận âm, ôn bổ thận dương và tả nhiệt ở vị. Nay đem trình bày từng trường hợp như sau:

  • Tư dưỡng thận âm hư

Gia giảm Lục vị địa hoàng hoàn (1); sinh tân dịch thanh hóa nhiệt như: Bạch hổ gia nhân sâm thang (2), Ngọc nữ tiễn (3), Hoàng liên hoàn (4), Tiêu khát phương (5); ích khí dưỡng âm như: Kim quỹ thận khí hoàn (7), Tam nhân lộc nhung hoàn (8).

  • Trong vị táo thực như

Điều vị thừa khí thang (9), Tam hoàng thang (10). Sự phân loại ở trên chỉ nêu đại khái. Còn như cách sử lí ở cách kiêm chứng ung thư, thì nên dùng xem các bài Hoàng kì lục nhất thang (11), Nhẫn đông đằng hoàn (12).

Bệnh này ngoài việc chữa bằng thuốc, còn cần phải coi trọng việc điều dưỡng, sách “ngoại đài bí yếu” nói: “Người ta nên lao động chút ít, nhưng đừng lao động lâu mỏi mệt quá, cũng đừng nên miễn cưỡng làm cái mà không làm nổi, ăn xong đi bách bộ, hơi thấy khoan khoái thì ngồi”. Lại nói nên ăn trứng gà và thịt ngựa, sữa bò tươi hâm cho ấm vừa với sức nóng của mình, khát thì sẽ uống dần dần. Sách “Thánh tể tổng lực” nói : “Ngoài việc uống thuốc, còn nên cắt dứt các điều ham muốn và ăn uống thanh đạm”. Tử Đông Cao cũng nói: “Phàm mới thấy bệnh tiêu khát, nên chay tịnh ít phong dạo, ăn uống thanh đạm, bớt sự lo nghĩ, thời chữa có thể khỏi, nếu có một chút nào không cẩn thận thì dù có thầy hay thuốc giỏi cũng không thể cứu sống được”. Đó là nói rõ về mặt tinh thần, cần tránh sự căng thẳng quá mức, giữ gìn tư tưởng yên tĩnh, về mặt ăn uống, động tác nghỉ ngơi nên giữ gìn sự ăn uống cho thích đáng. Bệnh nhẹ nên tiến hành lao động chân tay nhẹ nhàng, những điểm đó rất quan trọng, do đó trong khi tiến hành chữa bệnh, đồng thời nên bảo người bệnh phải chú ý đến các điểm kể trên.

TÓM TẮT

Tên bệnh “tiêu khát” bắt đầu thấy ở sách “Nội kinh”. Từ đời Đường về sau, sách vở của y gia căn cứ vào 3 chủ chứng của bệnh này là: uống nhiều, ăn nhiều và tiểu tiện nhiều, mà đặt thành 3 tên là “thượng tiêu”, “trung tiêu”, và “hạ tiêu” để làm tiêu chuẩn mà biện chứng.

Chủ chứng của bệnh này là: Khát uống nhiều, hay ăn mà gầy, tiểu tiện đi luôn mà nhiều, hoặc nước tiểu có vị ngọt. Nguyên nhân gây bệnh thì gốc ở âm hư và táo nhiệt, nhưng hai nguyên nhân này thường làm nhân quả lẫn nhau, nhiệt thịnh bao nhiêu lại làm cho âm hư bấy nhiêu, cho nên trọng điểm của bệnh này là ở âm hư quá thịnh. Còn như phương pháp chữa nếu thận âm hư kém thì nên tư dưỡng thận âm, liên cấp đến thận dương kém thì kiêm ôn bổ thận dương, nếu nhiệt thịnh tân dịch tổn thương, thì nên dùng phương pháp sinh tân thanh nhiệt, còn như thuốc đắng lạnh tả hạ là để dụng cho các chứng thực nhiệt, nhưng cần phải đúng bệnh thì thôi ngay, không nên dùng quá, đó là điều nên chú ý.

Ngoài việc chữa bằng thuốc, còn phải ổn định tình chí, giữ gìn ăn uống cho đúng mức, đồng thời tiến hành lao động chân tay nhẹ nhàng. Bệnh này là một bệnh mãn tính, nhất là về ca bệnh nước tiểu ngọt để phát sinh các chứng “phế suy”, “ung thư”, mù, điếc, liệt một bên chân tay. Còn như phương pháp chữa, nên căn cứ theo tính chất thực hư của kiêm chứng mà dùng các cách chữa khác nhau.

PHỤ PHƯƠNG

  1. Lục vị địa hoàng hoàn: Xem phụ phướng số 11 mục Hư lao.
  2. Bạch hổ gia nhân sâm thang: Thạch cao, tri mẫu, nghạch mễ, cam thảo, nhân sâm.
  3. Ngọc nữ tiễn: Xem phụ phương số 12 mục Niệu huyết.
  4. Hoàng liên hoàn : Hoàng liên, sinh địa.
  5. Tiêu khát phương: Hoàng liên, thiên hoa phân, sinh địa trấp, ngũ trấp, ngưu nhũ.
  6.  Hoàng kỳ thang: Xem phụ phương số 6 mục Tiêu bí.
  7. Kim quỹ thận khí hoàn: Xem phụ phương số 16 mục Huyễn háo.
  8. Tam tiêu ỉộc nhung hoàn: Lộc nhung, mạch môn, thục địa, hoàng kì, ngũ vị tử, khương thang dung, kê nội kim, sơn thù nhục, phá cố chỉ, nhân sâm, ngưu tất, huyền sâm, địa cốt bì.
  9. Điều vị thừa khí thang: đại hoàng, mang tiêu, cam thảo.
  10. Tam hoàng thang: Đại hoàng, hoàng liên, hoàng cầm.
  11. Hoàng kì lục nhân thang: Hoàng kì, sinh địa, cam thảo.
  12. Nhẫn đông đằng hoàn: Nhẫn đông đằng.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây