Điều trị bệnh đái tháo đường (tiểu đường)

Bệnh Nội tiết

Điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi cần lưu ý:

  • Không nên đặt ra những yêu cầu quá cao trong điều trị (đối với chế độ luyện tập, chế độ ăn và sử dụng thuốc).
  • Có thể cho phép duy trì hàm lượng đường máu cao hơn một chút so với người trẻ.
  • Trong những ngày cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không ăn được hoặc ăn uống kém, có thể không cần sử dụng thuốc. Trường hợp này người bệnh cần phải đến khám tại các cơ sở chuyên khoa nội tiết để có lời khuyên thích hợp.
  • Trong quá trình điều trị, nếu người trẻ cần chú ý tới đường niệu thì người cao tuổi cần quan tâm nhiều tới đường huyết.

Chế độ ăn uống, luyện tập

Trong điều trị bệnh đái tháo đường, đầu tiên cần kiểm soát chế độ ăn uống và có phương pháp luyện tập phù hợp. Phương pháp điều trị này đặc biệt quan trọng và thường áp dụng đối với đa số người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường typ 2.

Chế độ ăn cho người đái tháo đường
Chế độ ăn cho người đái tháo đường

Chế độ ăn uống

Đây là một trong những chế độ điều trị quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Thực hiện đúng chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát tốt lượng glucose trong máu và tránh được các biến chứng, đặc biệt là đối với người đái tháo đường typ 2.

Chế độ ăn cho người đái tháo đường cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường.
  • Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, Có sự cân đối về tỷ lệ thành phần các chất lipid, protid, glucid
  • Đủ các yếu tố vi lượng.
  • Thực hiện thời điểm ăn, số lượng bữa ăn trong ngày phù hợp với sự thay đổi sinh lý của từng lứa tuổi.
  • Nếu người bệnh đái tháo đường kèm theo thừa cân hoặc béo phì, tỷ lệ các chất được đưa vào cơ thể cần giảm 10 – 20%.
  • Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn với dùng thuốc điều trị (nếu có).

    Chế độ ăn và luyện tập cho người đái tháo đường
    Chế độ ăn và luyện tập cho người đái tháo đường

Sau đây là các nhóm chất chính có trong thức ăn cần được điều chỉnh:

  • Carbohydrate: là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Lượng carbohydrate cần chiếm 60 — 65% tổng số năng lượng cung cấp trong ngày. Có hai loại carbohydrate:

+ Các đường hỗn hợp: có trong các thực phẩm như khoai tây, ngũ cốc, bột mỳ, gạo, sữa và các loại rau quả khác.

+ Đường đơn: có trong đường trắng, mật ong, nước trái cây, bánh ngọt… Các đường đơn thường hấp thu nhanh vào máu, trong thực tế chỉ dùng để dự phòng hoặc cấp cứu trường hợp hạ đường huyết. Người mắc bệnh đái tháo đường nên tránh ăn loại đường này.

  • Lipid: có trong mỡ động vật, dầu ăn, bơ động vật hoặc thực vật, kem… Đây là nhóm chất cần hạn chế, chỉ nên sử dụng 20% lipid trong tổng số năng lượng cung cấp trong ngày. Nếu sử dụng các loại thức ăn chứa acid béo no như mỡ động vật, phomat…, nên hạn chế ở mức dưới 10% tổng số năng lượng cung cấp trong ngày.
  • Protein: là yếu tố cần thiết cho cơ thể tạo ra các tế bào mới. Protein có trong thịt, cá, trứng, phomat, các loại nấm, các loại đậu… Nên sử dụng 10% protein (khoảng 8g/kg cân nặng/ngày) trong tổng số năng lượng cung cấp trong ngày.
  • Chất xơ: có thể làm chậm hấp thu glucid, lipid và giảm tình trạng tăng đường máu sau khi ăn. Thức ăn có chất xơ gồm: đậu, rau tươi, cám, hoa quả… có thể làm giảm đường, đồng thời hạ cholesterol toàn phần và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL).
  • Vitamin và các chất khoáng: đây là những vi chất có lợi cho cơ thể. Vitamin và các chất khoáng có nhiều trong các loại hoa quả, sữa, thịt, trứng…
  • Rượu, bia: bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường cần hạn chế bia, rượu. Rượu ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết. Loại rượu có đường có thể làm tăng đường huyết. Rượu cũng làm tăng triglycerid cấp và mạn tính, làm rối loạn chuyển hoá sulfamid. Những bệnh nhân có biến chứng thần kinh càng không được uống rượu để tránh biến chứng này nặng hơn.

Tuy nhiên, không thể áp dụng chung một chế độ ăn cho mọi người, thầy thuốc cần xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân. Chế độ ăn đó phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Cân nặng
  • Giới tính
  • Nghề nghiệp (mức độ lao động)
  • Thói quen và sở thích.

Luyện tập

Đối với người mắc bệnh đái tháo đường nói chung và người cao tuổi mắc đái tháo đường nói riêng, luyện tập hằng ngày và đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị, Luyện tập giúp cơ thể tiêu thụ glucose dễ dàng, giảm lượng đường trong máu, giảm trọng lượng cơ thể, từ đó làm giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường. Khi hướng dẫn chế độ luyện tập cho người cao tuổi, cần lưu ý những đặc điểm sau:

  • Xây dựng chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Không nên luyện tập quá sức vì luyện tập cường độ cao làm gia tăng nguy cơ tim mạch và chấn thương. Nên hướng dẫn người cao tuổi các bài tập ở cường độ thấp và trung bình.
  • Hướng dẫn người bệnh nên tập thể dục hằng ngày với bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình hình sức khoẻ. Không nên tập thể dục vào thời gian quá sớm hoặc quá muộn trong ngày.
  • Hướng dẫn người bệnh cách đề phòng hạ đường máu trong khi tập.
  • Không để người bệnh luyện tập khi đang mắc những bệnh cấp tính, lượng đường trong máu quá cao, ceton máu tăng cao nhiều lần, ceton niệu dương tính nặng.
  • Thầy thuốc cần tư vấn cho người bệnh về mức độ và thời gian luyện tập, xác định cường độ tập tối đa để giúp người bệnh luyện tập đúng cách.

Dùng thuốc

Insulin

Người cao tuổi thường mắc đái tháo đường typ 2 (không phụ thuộc insulin). Tuy nhiên, ở một số người do bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hoặc mắc đái tháo đường typ 1 từ ngày còn trẻ, kéo dài đến khi cao tuổi nên cần sử dụng insulin trong điều trị. Dựa vào thời gian bắt đầu có tác dụng sau khi tiêm, thời gian có tác dụng duy trì đường máu, người ta chia insulin làm ba loại: nhanh, bán chậm, chậm.

Những lưu ý khi sử dụng insulin:

  • Đường dùng truyền thống; tiêm dưới da. Nguyên tắc tiêm insulin:

+ ơ mỗi vị trí tiêm, da phải được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ dưới da vùng này phải hoàn toàn bình thường. Đây là điều kiện để insulin được hấp thu tốt.

+ Sử dụng luân chuyển các vị trí tiêm, không được tiêm liên tục ở một vị trí.

+ Nếu sử dụng từ hai mũi tiêm trở lên trong một ngày, phải tiêm vào các vị trí ở các vùng khác nhau.

  • Các vị trí tiêm khác nhau sẽ làm cho insulin vào máu với tốc độ khác nhau:

+ Vùng bụng: insulin vào máu nhanh nhất.

+ Vùng cánh tay: insulin vào máu chậm hơn so với vùng bụng.

+ Vùng mông: insulin vào máu chậm nhất.

  • Thông thường chỉ dùng một loại insulin trong điều trị. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, để giữ đường máu ở giới hạn an toàn, có thể phối hợp hai nhóm insulin có thời gian tác dụng khác nhau.
  • Ngoài ra, insulin còn có thể sử dụng bằng một số đường khác như: tiêm tĩnh

mạch, uống, khí dung, xịt qua niêm mạc mũi. Tuy nhiên, chỉ có insulin nhanh mói sử dụng theo đường tĩnh mạch. Không nên sử dụng     insulin  nhanh trước khi đi ngủ, để phòng cơn hạ đường máu trong khi ngủ.

Các thuốc uống hạ đường máu

Đây là những nhóm thuốc được sử dụng để điều trị đái tháo đường typ 2.

Nhóm sulphonylurea (sulphamid hạ đường máu): bao gồm các thuốc thế hệ 1 và thế hệ 2:

+ Thế hệ 1: tolbutamid (Butamid, Orabet, Orinase, Tolbusal…), carbutamid (BZ55, Oranil, Bucarban…), chlopropamid (Galiron, Diabese, Mellinese…)

– Các loại thuốc này có trọng lượng phân tử cao, dễ gây độc với thận nên hiện nay ít dùng.

+ Thế hệ 2:

. Glibenclamid (Hemidaonil, Daonil, Glibelhexal…). Nhóm thuốc này hiện nay ít sử dụng do tác dụng không mong muốn và dễ gây hạ đường máu. Không nên sử dụng nhóm thuốc này để điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi.

. Gliclazid (Diamicron, DiamicrondMR): kích thích tế bào ß tiết insulin và giảm thanh thải insulin qua gan. DiamicronđMR ít gây tai biến hạ đường máu hơn các sulphonylurea khác.

. Glimepiride (Amaryl): kích thích tế bào ß tiết insulin; cải thiện sự nhạy cảm và dung nạp của các mô cơ, mô mỡ ngoại vi với insulin; giảm thu nạp insulin ở gan. Các chất chuyển hóa carboxy và hydroxy của glimepiride cũng có tác dụng hạ glucose nhẹ. Thuốc có tác dụng tương hợp với insulin, metformin. Đặc điểm: uống nguyên viên thuốc (không nhai) vào trước bữa ăn sáng. Nếu quên uống, không bao giờ được uống bù.

. Glipizid: kích thích tế bào ß tiết insulin, giảm lưu lượng glucose ở gan vào máu. Đày là thuốc mạnh nhất trong các sulphonyl urea. Người cao tuổi chỉ dùng liều bằng 1/2 người trẻ.

Nhóm meglitinide (Repaglinide, Nateglinide): tương tác với kênh kali nhạy cảm với ATP giống các thuốc thuộc nhóm sulphonylurea.

Nhóm biaguanide bao gồm bufornin, phenformin, metformin.

Hiện nay chỉ còn metformin được sử dụng vì bufornin và phenformin có độc tính cao. Nhóm thuốc này không được sử dụng khi có suy gan, suy thận hoặc người bệnh đang ở trong tình trạng thiếu oxy máu cấp. Biệt dược của metformin được dùng phổ biến hiện nay là Glucophage, Glicofast, Siofor…

Nhóm ức chế men a—glucosidase:

thuốc có tác dụng ức chế a—glucosidase (một emzym nằm ở tế bào biểu mô niêm mạc ruột non, đảm nhận việc phân giải đường dìsaccharide và carbohydrate), làm giảm sự hấp thu đường tại ruột.

+ Nhóm Acarbose (Glucobay): thường gây tác dụng không mong muốn về tiêu hóa (đau bụng, ỉa chảy…) nên hiện nay ít dùng.

+ Nhóm Voglibose (Bazen): chủ yếu ức chế quá trình phân hủy đường đôi nên ít tác dụng không mong muốn hơn.

Nhóm thiazolidinedione (Rosiglitazon, Pioglitazon):

làm tăng sử dụng glucose ở mô ngoại biên (mô mỡ, mô cơ) dưới tác dụng của insulin (tức là làm tăng độ nhạy của mô với insulin hoặc làm giảm sự đề kháng insulin).

sơ đồ điều trị đái tháo đường typ 2
sơ đồ điều trị đái tháo đường typ 2

Phẫu thuật

Ghép tụy: được thực hiện đồng thời với ghép thận vì suy thận là một trong những biến chứng phổ biến nhất của người bị đái tháo đường. Tuy nhiên, do cơ chế đào thải mảnh ghép nên tỷ lệ thành công trong việc ghép tụy thấp. Phương pháp điều trị này thường chỉ áp dụng với những người đái tháo đường typ 1 dưới 45 tuổi có suy thận, không áp dụng cho người cao tuổi.

Điều trị các biến chứng thường gặp

  • Tăng huyết áp: tất cả những người mắc bệnh đái tháo đường có tăng huyết áp cần sử dụng biện pháp can thiệp không dùng thuốc bao gồm:

+ Kiểm soát cân nặng.

+ Luyện tập thể lực đều đặn phù hợp với thể trạng.

+ Chế độ ăn hạn chế muối.

+ Hạn chế rượu, thuốc lá.

Trường hợp mức tăng huyết áp cần sử dụng thuốc điều trị, cần lưu ý:

+ Tốt nhất nên sử dụng các thuốc hạ áp thuộc nhóm ức chế men chuyển.

+ Tránh dùng các loại thuốc lợi tiểu thuộc nhóm thiazid vì có thể làm tăng rối loạn dung nạp glucose.

+ Đa số người mắc bệnh đái tháo đường có tăng huyết áp cần sử dụng hai loại thuốc hạ áp trở lên.

  • Rối loạn lipid máu: đầu tiên cần sử dụng các biện pháp không dùng thuốc gồm:

+ Giảm lượng thức ăn có chứa các loại acid béo bão hòa.

+ Luyện tập thể lực đều đặn phù hợp với thể trạng.

+ Nếu thừa cân hoặc béo phì, cần có chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp để giảm cân.

Nếu sau 2-3 tháng thực hiện chế độ can thiệp nói trên mà không thành công thì cần sử dụng thuốc điều trị.

  • Loét bàn chân: sử dụng kháng sinh.
  • Bệnh lý võng mạc và thủy tinh thể: cần phối hợp với chuyên khoa mắt để chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.

Bệnh Nội tiết
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận