Một số định nghĩa
Mất ngôn ngữ (aphasie): thuật ngữ do Trousseau đặt ra với nghĩa là không thể diễn đạt ý nghĩ của mình bằng lời nói mặc dù chức năng của lưỡi và thanh quản toàn vẹn. ý nghĩa của thuật ngữ này đã được mở rộng cho tất cả các mất tương thích giữa ý nghĩ và từ, dù là diễn đạt ý nghĩ bằng lời nói hay chữ viết (mất lời về vận động) hay về tiếp nhận ý nghĩa của từ (mất lời về cảm giác). Chứng mất lời là do có tổn thương ở bán cầu não chiếm ưu thế sau tai biến mạch máu não, đôi khi do khối u não.
Mù đọc (alexie): mất khả năng hiểu nghĩa các từ viết mà mình đã học được.
Mất vận ngôn (anarthrie): không nói được các từ mặc dù bệnh nhân hiểu người ta nói gì với mình, có thể đọc và hiểu nhưng không thể phát âm được cái mà mình đọc. Bệnh nhân có thể viết, có thể ấn bàn tay để thể hiện số âm của các từ mà mình không thể nói ra được.
Mất khả năng gọi tên vật (anomie): bệnh nhân không thể gọi tên được các vật.
Mất tiếng (aphonie): không phát âm được do hệt các cơ thanh quản hai bên.
Khó viết (dysgraphie): rối loạn khả năng viết.
Khó đọc (dyslexie): rối loạn khả năng đọc.
Loạn vận ngôn (dysarthrie); khó thực hiện phối hợp các động tác của các cơ quan phát âm cần thiết để thành lòi.
Nói loạn từ (paraphasie): bệnh nhân dùng từ không đúng chỗ, đúng lúc và ngôn ngữ của bệnh nhân có thể đến mức không thể hiểu được. Người ta còn gọi là chứng bịa tiếng (jargonaphasie) hay mất ngôn ngữ một phần.
Sơ lược về giải phẫu sinh lý
Các cơ chế tiếp nhận và truyền đạt ngôn -ngữ rất phức tạp và là đối tượng của nhiều học thuyết khác nhau, ở trẻ em, các từ nghe được trước hết được giữ ở một trung tâm trên vỏ não là vùng Wernicke hay trung tâm ngôn ngữ nghe, nằm ở phía sau cuộn não thái dương thứ nhất, Khi trẻ học nói, tức là nhắc lại các âm mà nó đã nghe được, là do hoạt động của vùng Broca hay trung tâm ngôn ngữ vận động nằm ở cuộn não trán thứ ba. Khi trẻ học đọc, một trung tâm ngôn ngữ khác bắt đầu hoạt động: trung tâm ngôn ngữ nhìn, nằm ở hồi nếp cong. Khi trẻ học viết, một trung tâm vận động khác, trung tâm viết nằm ở cuộn não trung tâm lên, bắt đầu hoạt động.
Vị trí của bôn trung tâm này, hai trung tâm vận động và hai trung tâm cảm giác, không thật chính xác. Thực tế là ở não có một tứ giác ngôn ngữ nằm bên bán cầu ưu thế (bên trái ở 99% người thuận tay phải, bên phải ở 60% người thuận tay trái). Quan niệm kinh điển này chỉ có tính tương đối. Thực vậy, các tổn thương của bán cầu trái cũng gây rối loạn ngôn ngữ ở phần lớn người thuận tay trái; ưu thế bán cầu không phải là như nhau đối với tất cả mọi chức năng của não. Các tổn thương phía trước gây rối loạn lên ngôn ngữ vận động (mất lời nói, không viết được) còn các tổn thương ở phía sau lại thường gây ra các rối loạn về ngôn ngữ cảm giác (mù chữ viết và điếc ngôn từ). Rõ ràng là mất ngôn ngữ là một hội chứng thần kinh đa dạng, tuỳ theo vùng bị tổn thương do xuất huyết, do tắc mạch, do khối u nguyên phát hay di căn ở não.
Có nhiều cách phân loại mất ngôn ngữ, đáng chú ý là cách phân loại của Déjerine, của P. Marie, của Pick, của Goldstein và của Head. Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho phép xác định vị trí của các trung tâm liên quan đến ngôn ngữ một cách chính xác hơn, đặc biệt là kích thích trực tiếp lên vỏ não trong lúc phẫu thuật thần kinh và gây tê tại chỗ.
KHÁM MỘT BỆNH NHÂN BỊ MẤT NGÔN NGỮ
Trước khi thăm khám bệnh nhân bị mất ngôn ngữ, cần phải biết người đó thuận tay nào, trình độ học vấn thế nào, vốn từ ra sao. Ngoài ra cần phải loại trừ khả năng bị rối loạn cảm giác, thị giác và thính giác. Khám bệnh nhân bị mất ngôn ngữ bao giờ cũng kèm theo thăm khám toàn diện về thần kinh.
Bệnh nhân có thể tiếp nhận và phân tích ngôn ngữ như thế nào? trước hết, phải chắc chắn là bệnh nhân không bị điếc. Bảo bệnh nhân lè lưỡi, nhắm mắt v.v… Nếu bệnh nhân có thể thực hiện được những mệnh lệnh đơn giản thì xem bệnh nhân có thể hiểu được những gì khó hơn như bảo sờ vào mũi, sờ vào trán, sờ vào một đồ vật nào ở gần. Sau đó ra những mệnh lệnh phức tạp hơn để xem bệnh nhân có hiểu các động từ không như bảo cười, bảo huýt sáo, đứng dậy v.v… Nếu bệnh nhân làm được tất cả các điều đó thì bệnh nhân hiểu được lời nói, tức là không bị điếc lời. Tiếp theo đó, khám xem bệnh nhân có đọc được không.
Sau khi chắc chắn là bệnh nhân nhìn tốt, đưa cho bệnh nhân một vài mệnh lệnh viết trên các mẩu giấy và quan sát xem bệnh nhân có hiểu và có thực hiện các mệnh lệnh đó không. Nếu kết quả tốt thì có thể kết luận là bệnh nhân không bị mù chữ viết hay mù đọc vì bệnh nhân đã hiểu được chữ viết.
Bệnh nhân thể hiện ngôn ngữ như thế nào? Nếu bệnh nhân chỉ nói vài từ mà
thôi thì phải ghi và nhận xét xem bệnh nhân có nhắc đi nhắc lại mãi các từ hay các câu đó không (nói lặp). Nếu bệnh nhân nói nhiều từ thì chú ý xem có loạn vận ngôn không bằng cách bảo bệnh nhân nói lại một câu có nhiều âm. Sau đó đưa ra một số đồ vật thông thường và bảo bệnh nhân nói tên đồ vật: chứng mất khả năng nói tên đồ vật có thể là do cảm giác hoặc do vận động. Trong một số trường hợp, bệnh nhân không quên hết từ và vẫn nhớ được một vài phần của từ. Nếu bệnh nhân nhầm từ, ví dụ gọi bút chì là con dao thì ở bệnh nhân có chứng bịa tiếng hay mất ngôn ngữ một phần. Trong trường hợp này phải để ý xem bệnh nhân có nhận ra là mình sai không.
Tiếp tục thăm khám bệnh nhân bằng cách bảo bệnh nhân viết tên của mình và làm một vài phép tính đơn giản trên giấy. Nếu bệnh nhân bị liệt bên phải thì bảo bệnh nhân cố gắng tôi đa viết bằng tay trái. Nếu các từ viết ra không được sử dụng đúng thì bệnh nhân có chứng loạn chữ viết. Nếu bệnh nhân không thể viết được thì bệnh nhân bị chứng mất cử động viết. Cuối cùng, bảo bệnh nhân viết chính tả và chép lại một đoạn văn.
Triệu
chứng |
Mất hoàn toàn ngôn ngữ vận động và ngôn ngữ cảm gứac | Mất ngôn ngữ vận động của Broca | Mất ngôn ngữ vận động đơn thuần | Mất ngôn ngữ cảm giác của Wernicke | Điếc lời thuần tuỷ | Mủ đọc thuẩn tuý |
Tự nói | Không hoặc hầu như không có | Không hoăc hầu như không có | Không | Nói loạn hoặc bịa tiếng | Tốt | Tốt |
Hát | Không | Đôi khi còn | Đôi khi chỉ | Nói loạn | Tốt | Tốt |
Tự viết | Không | Không | Tốt | Viết loạn /Không được | Tốt | Tốt |
Hiểu lời nói | Không hoặc rất kém | Tốt hoặc hơi giảm | Tốt | Không hoặc rất giảm | Không | Tốt |
Hiểu chữ viết | Không hoặc rất kém | Tốt hoặc hơi giảm | Tốt | Không hoặc rất giảm | Tốt | Không |
Nhắc lại lời nói | Không hoặc rất giảm | Không hoặc rất giảm | Không hoặc rất giảm | Nói loạn | Không | Tốt |
Viết chính tả | Không | Không | Tốt | Viết loạn | Không | Tốt |
Chép lại | Kém | Tốt | Tốt | Vẽ được | Tốt | Vẽ
được |
Đọc to tieng | Không | Không hoăc rất giảm | Không có | Nói loạn hoặc bịa tiếng | Tốt | Không |
Liệt nửa ngưài | Hay gặp | Có (bên phải) | Hay gặp | Hiếm | Không
có |
Không
có |
Bán
manh |
Đôi khi có | Không có | Không có | Hay gặp | Không
có |
Có |
Ghi chú: Trong mất ngôn ngữ của Broca, tổn thương nằm ở vùng nhân đậu, các bao trong và bao ngoài và các nhân xám trung ương.
Trong mất ngôn ngữ của Wernicke, tổn thương nằm ở phần sau của hai cuộn não thái dương và nếp cong.
Thăm khám bổ sung: chụp cắt lớp và cộng hưởng từ thường cho phép thấy rõ và xác định vị trí tổn thương đã gây ra chứng mất ngôn ngữ. Chụp động mạch có tác dụng phát hiện tổn thương mạch máu.
Phục hồi chức năng người bị mất ngôn ngữ – Việc phục hồi chức năng phải được tiến hành ngay bởi chuyên gia sửa giọng nói sau khi bệnh đã ổn định. Một vài trường hợp bị mất ngôn ngữ, thậm chí mất hoàn toàn, đôi khi có thể được phục hồi nhanh một cách đáng kinh ngạc sau vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần, nhất là xảy ra sau khi bị nhồi máu não. Việc phục hồi là vô ích đối với trường hợp bị mất ngôn ngữ hoàn toàn và thường xuyên. Các kết quả không chắc chắn đối với mất ngôn ngữ cảm giác của Wernicke, khả quan hơn đối với mất ngôn ngữ vận động của Broca nếu như bệnh nhân không quá già.
Khả năng diễn đạt ước nguyện của người bị mất ngôn ngữ – Người ta có thể giao tiếp khá tốt với bệnh nhân bị mất ngôn ngữ vận động. Bệnh nhân này có thể diễn đạt ý muốn của mình. Giao tiếp với bệnh nhân bị mất ngôn ngữ cảm giác thường không thực hiện được.
Khó đọc ở trẻ – Khó đọc ở trẻ làm cho các trẻ thông minh, được đi học bình thường và không có rối loạn nào về cảm giác gặp khó khăn lâu dài trong việc học đọc. Chữa chạy về phát âm sớm có thể cải thiện được chứng bệnh còn chưa rõ nguyên nhân này.
CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN NGÔN NGỮ
Mất bộ điệu (Aminie): mất khả năng diễn đạt bằng cử chỉ.
Loạn điệu bộ (Paramimie): lầm lẫn về ý nghĩa của cử chỉ.
Mất nhận thức (Agnosie): rối loạn nhận thức thế giới bên ngoài.
Mất nhận thức thính giác (Agnosie auditive) hay điếc tâm thần (surdité psychique): không hiểu các âm nghe được.
Mất nhận thức thị giác (Agnosie visuelle) hay mù tâm thần (cécite psychique): không nhận biết được vật mà mình nhìn thấy.
Mất nhận thức không gian một bên (Agnosie spatiale unilatérale) hay liệt không gian nửa người (hémiplegie spatiale): mất khả năng định hướng, mô tả bằng lòi và đáp ứng các kích thích lời nói hay hình ảnh từ nửa người bên kia do có tổn thương bán cầu não.
Không nhận thức được bản thân (Anosognosie): rối loạn về nhận biết chính mình.
Không biểu tượng hoá được (Asymbolie): từ nguyên của tất cả mọi rối loạn về sử dụng ngôn ngữ nhằm diễn đạt và hiểu các ý nghĩ và tình cảm.
Mất nhận thức không gian (Astéréognosie): mất khả năng nhận biết đồ vật bằng cách sờ mặc dù cảm giác da vẫn tốt.
Hội chứng Gerstmann: các ngón tay không nhận biết được, mất định hướng phải-trái, không viết được và không làm được các phép tính số học.
Cho em hỏi
Em năm nay 24 tuổi và em học hết trung cấp khả năng viết hiểu của em bình thường nhưng nhiều khi trong vấn đề giao tiếp nói chuyện bình thường hoặc đọc báo đọc chữ thành tiếng thi có 1 số từ ngữ và 1 số vần không hiểu sao em rất khó khăn phát âm ra được. VD ông,hai; nhưng từ có chữ o ô e ê h …ở đầu câu rất khó phát ra âm thì cho em hỏi em có phải mắc bệnh về ngôn ngữ không ạ và nếu em bị thì em lên đi khám ở đâu hay uống thuốc gì ạ em cám ởn
Bạn nên tìm đến bác sĩ khoa thần kinh học để được khám và tư vấn điều trị