Trẻ không nên ăn nhiều socola và kẹo sữa

Chăm sóc bé

Không nên cho trẻ thơ ăn nhiều sôcôla

Những nhà dinh dưỡng học Trung Quốc cho rằng sôcôla không phải là thực phẩm của trẻ thơ, nếu trẻ thơ ăn nhiều thì chỉ có hại.

Bởi vì thành phần chủ yếu của sôcôla là mỡ, đường và một loại vật chất giống như caphêin làm cho hệ thống thần kinh hưng phấn. Cho nên, sau khi ăn sôcôla, trẻ em đều cảm thấy no bụng, giảm mất khẩu vị, không muốn ăn uống gì nữa . Đồng thời, thứ vật chất giống như caphêin ở trong sôcôla có thể làm cho thần kinh trẻ thơ hưng phấn, do đó mà hay xảy ra những hiện tượng như hiếu động, quấy khóc, ít ngủ v.v…Cho nên không nên cho ttrẻ thơ ăn nhiều sôcôla.

Không nên cho trẻ em ăn nhiều kẹo sữa

Kẹo sữa là thực phẩm trẻ em rất thích. Nhưng những trẻ thơ từ 6 tháng tuổi cho đến 2 năm tuổi mà ăn nhiều kẹo sữa thì nguy hại rất lớn.

Bởi vì trong quá trình sản xuất kẹo sữa, người ta thường thêm những đồ gia vị có axit vào , bản thân kẹo lại có chất dính, dễ dính vào mặt răng hoặc kẽ răng. Đồng thời những chiếc răng sữa mới mọc của trẻ lại rất giòn, rất sợ chất axit đục thủng. Kẹo sữa dễ làm cho răng sữa bị thưa, bị bong men răng, dễ gãy, thậm chí còn hình thành những chiếc răng sâu. Ăn nhiều kẹo sữa, có thể làm cho trẻ giảm khẩu vị , từ đó mà ăn ít, chất dinh dưỡng không đủ. Cho nên không nên cho trẻ em ăn nhiều kẹo sữa.

Socola có tác dụng giảm đau
Socola có tác dụng giảm đau

Không nên cho trẻ đã lớn ăn nhiều chế phẩm bằng sữa

Trẻ con 3 tuổi trở lên mà ăn nhiều sữa bò hoặc những chế phẩm bằng sữa có thể bị đau bụng đi ngoài. Ăn càng nhiều thì đi ỉa chảy càng nghiêm trọng.

Bởi vì sữa bò và các chế phẩm từ sữa, tuy hàm lượng anbumin, mỡ, đường, canxi, phốt pho, vitamin và các loại dinh dưỡng có cao, nhưng đường ở trong đó thuộc loại “ Đường đôi Loại đường này sau khi vào cơ thể, không thể trực tiếp hấp thu ngay được, mà cần phải có tác dụng của men đường sữa, sau khi phân giải thành đường đơn rồi mới hấp thu được. Trẻ em dưới 3 tuổi, men đường sữa tương đối nhiều, tuổi càng lớn lên, chất men đường sữa trong cơ thể ngày càng ít đi, khả năng tiêu hoá loại đường đôi giảm sút. ở trong ruột, loại đường đôi này hình thành áp lực thẩm thấu cao, hút đi lượng nước lớn, do đó mà sinh ra ỉa chảy. Cho nên không nên cho trẻ em lớn ăn nhiêù chế phẩm bằng sữa.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận