Mục lục bài viết
Đây là bệnh suy dinh dưỡng rất phổ biến hiện nay. Biểu hiện của bệnh xuất hiện từ từ, nó bắt đầu khi trẻ chậm lớn cho đến khi có biểu hiện rõ ràng là suy dinh dưỡng.
Biểu hiện của bệnh:
Bệnh suy dinh dưỡng do thiếu protein được phân thành nhiều loại (3 loại), tuỳ theo mức độ của bệnh.
- Loại vừa (hay còn gọi là suy dinh dưỡng độ 1).
- Loại nặng (suy dinh dưỡng độ 2).
- Loại rất nặng (suy dinh dưỡng độ 3).
- Suy dinh dưỡng độ 1 (loại vừa):
Về cân nặng: Trẻ không đạt mức cân nặng trung bình. Cân nặng kém 20 – 30% so với trẻ bình thường.
Suy dinh dưỡng độ 1 rất khó phát hiện sớm vì chưa ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng ít dần. Nếu kéo dài, cơ thể sẽ thường xuyên bị thiếu năng lượng mặc dù vẫn đủ các chất dinh dưỡng khác.
Vì vậy, các bà mẹ phải luôn luôn chú ý theo dõi đến sức khoẻ của con mình để kịp thời khắc phục.
- Suy dinh dưỡng độ 2 (loại nặng):
Cân nặng ít hơn so với trẻ bình thường 30 40%. Lúc này cơ thể trẻ rất yếu và dễ mắc một số bệnh khác. Trẻ cần được chữa trị kịp thời để phục hồi sức khoẻ nhanh chóng.
- Suy dinh dưỡng độ 3 (loại rất nặng):
Cân nặng của trẻ giảm đi rất nhiều khoảng 40 – 50% so với trẻ bình thường.
Biểu hiện rất rõ nét: Trẻ gầy đét chỉ còn da bọc xương, mặt hốc hác, bụng lép xẹp, cơ teo nhẽo. Hoặc có thể trẻ phù nề. bụng chướng, gan to, lở loét ngoài da. Trẻ em bị suy dinh dưỡng độ 3 thường nằm co quắp, vận động khó khăn, có khi
không đứng không ngồi được, da rất xanh xao, mắt khô, tóc dễ rụng và khô, hay bị tiêu chảy hoặc đi phân sống…
Do mức độ nguy hiểm như vậy nên trẻ em mắc bệnh ở mức độ này cần có chế độ chăm sóc và chữa trị đặc biệt, nếu không sẽ để lại di chứng suốt đời hoặc tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng.
Trẻ bị suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân. Những chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Sau đây là một số nguyên nhân chính:
+ Trẻ bị suy dinh dưỡng từ khi còn bú mẹ có thể do người mẹ ăn uống không tốt. Trong thời gian mang thai hoặc cho con bú, người mẹ có chế độ dinh dưỡng kém nên thiếu chất dẫn đến sữa mẹ không đủ chất.
+ Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ trong thời kỳ còn bú sữa mẹ (nhất là thời kỳ 4 – 6 tháng). Khi trẻ ăn thêm sữa lại không được ăn những loại sữa thích hợp.
+ Trẻ được ăn bổ sung quá muộn.
+ Trẻ có một chế độ ăn bổ sung đơn điệu, thiếu năng lượng
+ Cho trẻ ăn thiếu chất sau khi mới cai sữa, hoặc sau khi mới khỏi bệnh (tiêu chảy, sởi, ho gà,…).
+ Trẻ bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh về nhiễm khuẩn hay môi trường ô nhiễm… Những bệnh nhiễm khuẩn: viêm ruột mãn tính, viêm đường hô hấp, sởi, giun sán, ký sinh trùng… Hoặc trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng kéo dài hoặc tái phát không được chữa trị kịp thời để phục hồi.
Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Đối với trẻ suy dinh dưỡng độ 1:
Trường hợp này chưa bị ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nên có thể điều trị tại nhà. Các bà mẹ cần nhanh chóng điều chỉnh lại chê độ ăn uống cho hợp lý, kết hợp sự chỉ dẫn của bác sĩ, phải liên tục theo dõi sự tăng cân của trẻ.
- Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng độ 2:
Lúc này, trẻ đã ở dạng nặng nhưng các bà mẹ đừng quá lo. cần nhanh chóng kịp thời thay đổi chế độ ăn uổng cho hợp lý thì có thể cải thiện được tình hình sức khoẻ của trẻ. Có thế dùng thuốc kích thích ăn uống cho trẻ nhưng phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, ngoài chế độ ăn uống được thay đổi hợp lý, cần chú ý đến một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa và những bệnh khác như: tiêu chảy, kiết lỵ… Nhưng phải chữa trị một cách kịp thời.
- Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng độ 3.
Trẻ bị suy dinh dưỡng độ 3 là ở thể rất nặng, cần được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nhất là khi trẻ bị tiêu chảy, mất nước nhiễm khuẩn…
Ở trường hợp này cần phải, điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa vì nguy cơ tử vong của trẻ suy dinh dưỡng rất cao.
Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng phải được nuôi dưỡng đặc biệt với chế độ ăn của trẻ bị bệnh vì các cơ quan chức năng bị suy yếu.
- Chế độ chăm sóc nói chung đối với trẻ bị suy dinh dưỡng:
– Trong chế độ ăn, nên bổ sung thêm các thực phẩm có độ năng lượng cao ở mức hợp lý và dễ tiêu hoá như dầu, các hạt có dầu, thức ăn giàu động vật, rau xanh, hoa quả tươi giàu vitamin A.
Với trẻ đã ăn bổ sung thì nên cho trẻ ăn loại bột dinh dưỡng có chất lượng cao, cho thêm ít dầu mỡ.
Với trẻ còn đang bú. cần chú ý. bổ sung các loại sữa và các loại vitamin B1, B2, B6, vitamin A, D, E…
Có thể tăng độ đậm năng lượng bằng cách chế biến bột với tỷ lệ như sau:
Bột gạo : 50%
Bột đậu tương : 25%
Bột khoai lang nghệ : 10%
Bột đậu ngũ cốc : 13%
Sữa bột toàn phần : 2%
Trong 100g hỗn hợp bột này cho năng lượng: 367kcal.
Trong đó có: 14g protein 6,lg lipit 62g gluxit
Ngoài ra, còn có cách chế biến bột khác như sau:
+ Bột gạo : 50%
Bột cá, đậu, thịt, các loại hạt có dầu: 20 – 30%.
+ Phần còn lại là: bột rau, bột khoai lang nghệ, bột cà rốt, bột lòng đỏ trứng gà…
Ngoài chế độ ăn như trên, nên cho trẻ dùng thêm men tiêu hoá, bổ sung vitamin C, B1 ở dạng thuốc nhưng phải tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Các bà mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước trái cây để bổ sung lượng vitamin tự nhiên rất tốt cho cơ thể.
Đối với trẻ cần được phục hồi sức khoẻ do suy dinh dưỡng thì cần cho trẻ ăn đủ và ăn nhiều bữa.
- Giữ vệ sinh thân thể tốt:
Các bà mẹ nên chú ý tới mắt, miệng, da của trẻ để tránh một số bệnh liên quan đến răng, miệng và ngoài da.
- Chữa trị một số bệnh nhiễm trùng.
Cần phải điều trị tích cực và dứt điểm để trẻ nhanh phục hồi sức khoẻ.
Cách phòng tránh suy dinh dưỡng.
- Chú ý đến độ ăn uống hợp lý:
Các bà mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống ngay từ khi mang thai. Trong thời gian mang thai, nếu người mẹ ăn uống thiếu dinh dưỡng thì đứa trẻ sau này sinh ra dễ sớm bị suy dinh dưỡng. Khi trẻ ăn thêm sữa thì phải chọn loại sữa thích hợp.
Chỉ cho ăn bổ sung đúng độ tuổi (4 – 6 tháng) với một chế độ ăn hợp lý để không gây sức ép cho bộ máy tiêu hoá.
- Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá muộn, có chế độ ăn phong phú để có nhiệt lượng. Các bà mẹ luôn ghi nhớ rằng trẻ cần đầy đủ chất protein và vitamin, đặc biệt là đối với trẻ mới ốm dậy hoặc vừa cai sữa.
Cần chú ý tới thực phẩm cho năng lượng cao (sữa, dầu, đường…). Vì vấn đề quan trọng nhất khi nuôi trẻ nhỏ là vấn đề năng lượng. Nếu cho trẻ ăn no, đủ chất bột, đường, đủ chất béo thì chỉ cần thêm một ít protein vừa phải cũng có thể tránh được bệnh này. Thiếu năng lượng, dù trẻ ăn nhiều chất protein vẫn bị suy dinh dưỡng protein.
Nếu thấy trẻ tỏ ra nhanh nhẹn, sảng khoái sau bữa ăn, lên cân đều đặn chứng tỏ trẻ phát triển bình thường, việc ăn uống thoả mãn đầy đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể.
- Giữ vệ sinh môi trường, nhất là nguồn nước sạch để tránh các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh do nguồn nước bẩn gây ra như: sởi viêm đường hô hấp, bệnh giun, sán, ký sinh trùng…
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ đúng độ tuổi để phòng những bệnh thường gặp.
- Tuyệt đối không tuỳ tiện, cảm tính với những tập quán sai lầm cổ hủ trong nuôi trẻ (bắt trẻ kiêng khem vô lý những thức ăn bổ dưỡng, ăn uống quá hạn chế) càng làm cơ thể thiếu chất, lâu bình phục và dễ phát sinh bệnh tật.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng khi trẻ 2 tuổi vì thời kỳ này, nhu cầu ăn của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn do người lớn cung cấp. Từ năm thứ 3 trở đi, tỷ lệ suy dinh dưỡng tuy vẫn cao nhưng do trẻ đã biết đòi ăn nên phần nào thoả mãn đúng nhu cầu cần thiết của cơ thể trẻ, tạo điều kiện tăng cường sức khoẻ. Cho nên, người lớn phải chú ý đến sở thích, nhu cầu ăn uống của trẻ nhưng vẫn dựa trên cơ sở hợp lý.
- Cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh. Tẩy giun, sán cho trẻ theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của thầy thuốc.