Nguyên nhân còi xương, làm thế nào để chữa bệnh còi xương

Chữa bệnh tại nhà

Bệnh còi xương là một loại bệnh thiếu dinh dưỡng mạn tính thường thấy ở trẻ con. Nguyên nhân chủ yếu là lượng Vitamin đưa vào trong cơ thể không đủ và thiếu ánh sáng mặt trời làm cho can xi và phốt pho trong cơ thể chuyển hoá thất thường. Hệ thống xương cốt phát triển gặp trở ngại đó là đặc trưng lâm sàng chủ yếu, đồng thời ảnh hưởng tới công năng tổ chức khí quan như thần kinh, cơ bắp, tạo máu, miễn dịch v.v… làm cho khả năng đề kháng của cơ thể giảm xuống. Bệnh còi xương phát triển chậm, dễ bị coi thường. Một khi đã phát triển đến thời kỳ di chứng thì khó khôi phục được như bình thường.

Bệnh Loãng xương ở trẻ em
Bệnh Loãng xương ở trẻ em

Làm thế nào để chữa bệnh còi xương

Phát hiện sớm, chữa bệnh sớm, tránh để xuất hiện di chứng.

Kiên trì hoạt động ở bên ngoài và tắm ánh nắng mặt trời, kết hợp chữa bệnh bằng thuốc đông y.

Nên ăn các loại thực phẩm có nhiều can xi như vỏ tôm, sữa, dầu vừng, các loại chế phẩm đậu v.v…

Phương pháp chữa bệnh

Phương thuốc hiệu nghiệm

  1. Vỏ trứng gà sao vàng nghiền thành bột, hoà với dấm gạo, mỗi lần 1,5 gam, ngày ăn 3 lần.
  2. Bột ô tặc cốt (mai mực) 1,5 gam, pha với nước sôi uống, ngày 3 lần.
  3. Dấm sao xương cá, đường trắng, số lượng bằng nhau, nghiền nhỏ mỗi lần 1 gam, ngày 3 lần.
  4. Thương thuật, sò, số lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, mỗi lần 1 gam, ngày 3 lần.
  5. Tử hà xa, vỏ trứng gà (sao vàng) số lượng bằng nhau, nghiền thành bột, mỗi lần 0,6 gam, ngày 3 lần
    Vị thuốc Ô tặc cốt chữa còi xương trẻ em
    Vị thuốc Ô tặc cốt chữa còi xương trẻ em

    .

Chữa bệnh bằng ăn uống

  1. Thường xuyên ăn lòng đỏ trứng gà, cá, lòng gan động vật.
  2. Gan lợn, hoàng kỳ, mỗi thứ 30 gam, ngũ vị tử 3 gam, cho thuốc sắc trước, bỏ bã lấy nước, cho gan lợn vào nấu nhừ, ăn gan, uống nước, ăn thường xuyên.
  3. Nấm hương 9 gam, nấu canh, mỗi ngày 3 lần. Chữa bệnh bên ngoài
  4. Chân cua sống 15 chiếc (sao khô) cây chìa vôi 15 gam. giã nhỏ, hoà với sữa, đắp các khớp xương, mỗi ngày 1 lần.

Bệnh còi xương cần lưu ý.

  1. Kiêng uống vitamin A.D quá liều lượng, quá lâu. Vì chúng có thể gây trúng độc.
  2. Kiêng phải nắng gắt, để tránh tia tử ngoại gây viêm da.
  3. Kiêng ăn nhiều đường, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của chất can xi.
  4. Nếu thấy trẻ con xuất hiện các triệu chứng ra mồ hôi, buồn bực, rụng một lõn tóc ở phía sau, đó là thời kỳ chớm mắc bệnh, phải chữa bệnh ngay.

Chữa bệnh tại nhà
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận