Chẩn đoán và điều trị còi xương do thiếu VITAMIN D ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D, hoặc do rối loạn chuyển hoá vitamin D trong cơ thể. Bệnh còi xương do thiếụ vitamin D hay gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ < 1 tuổi.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau:

Triệu chứng lâm sàng

– Các biểu hiện ở hệ thần kinh:

+ Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (còn gọi là mồ hôi trộm).

+ Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình.

+ Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều).

+ Đối với còi xương cấp có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, hay nôn, nấc khi ăn. Có thể co giật do hạ calci máu.

  • Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò.
  • Các biểu hiện ở xương:

+ Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán bướu đỉnh.

+ Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn.

+ Lồng ngực gà, chuỗi hạt sườn.

+ Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong.

  • Toàn thân: nếu không được điều trị, trẻ chán ăn, SDD, da xanh thiếu máu lách to.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm máu

    • Phosphatase kiềm tăng (bình thường 40-140UI/1). Phosphatase kiềm trở về bình thường khi còi xương điều trị khỏi.
    • Calci máu: bình thường hoặc giảm (hay gặp trong còi xương cấp, nếu calci ion giảm < 0,75mmol/1 có thể gây co giật).
    • Phospho máu: giảm nhẹ.
    • 25(OH) cholecalciferol giảm < 25nmol/1 (bình thường 25 – 105nmol/1).

Xquang xương

    • Xương chi:

+ Xương mất chất vôi.

+ Đầu xương to bè.

+ Đường cốt hoá nham nhở, lõm.

+ Điểm cốt hoá chậm.

  • Xương lồng ngực: có hình nút chai.

ĐIỀU TRỊ

  • Điều trị bằng vitamin D: ergocalciferol, cholecalciferol…

2000-4000UI/ngày, kéo dài từ 4-6 tuần (khi có bệnh cấp tính hoặc nhiễm khuẩn cho 10.000UI/ngày, trong 10 ngày).

+ Stergyl (Ergocalciferol tan trong cồn) 1 giọt chứa 400UI vitamin D: cho 5-10 giọt/ngày.

+ Iníadin (Ergocalciíerol tan trong dầu) 1 giọt chứa 800UI vitamin D: cho 3-5 giọt/ngày.

  • Điều trị phối hợp:

Uống thêm các loại vitamin, muối calci l-2g/ngày.

Nếu calci giảm < 0,75mmol/1 hay bị co giật:

Calcium gluconat 10%: 1-2ml/kg/1 lần truyền có thể nhắc lại 6 giờ 1 lần (chỉ định không quá 3 ngày). Sau đó cho uống.

Nếu calci máu > 2,6mmol/l dừng uống calci.

PHÒNG BỆNH

  • Khi bà mẹ có thai: cho ăn uống đầy đủ, ra ngoài trời nhiều hoặc uống vitamin D 100.000UI – 200.000UI/lần vào tháng thứ 7.
  • Phòng cho con:

+ Tắm nắng tuần từ thứ 2 sau đẻ (chú ý thời gian tắm nắng phải tăng dần, tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào mắt trẻ).

+ Uống vitamin D 400UI/ngày; có thể kéo dài từ tuần thứ 2 sau đẻ đến 12 tháng hoặc uống vào các tháng mùa Đông.

+ Ăn uống đầy đủ, đặc biệt thực phẩm giàu calci và dầu mỡ.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận